• Zalo

Cả làng 'đánh cược' mạng sống để mưu sinh

Thời sựThứ Sáu, 05/12/2014 07:51:00 +07:00Google News

(VTC News) - Việc tái chế chì để mưu sinh tại làng Đông Mai (Văn Lâm, Hưng Yên) khiến 97% trẻ em đã bị nhiễm độc chì.

(VTC News) - Việc tái chế chì để mưu sinh tại làng Đông Mai (xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên) đem lại sự phát triển kinh tế cho địa phương nhưng 97% trẻ em nơi đây đã bị nhiễm độc chì. 

Từ những năm 1970, nghề tái chế chì phát triển mạnh tại làng Đông Mai (xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) và thu hút rất nhiều người thamgia. Vào những đợt cao điểm, có tới 30 khu xưởng thủ công hoạt độngngay trong khu dân cư. 
Nhiều nhà xưởng vẫn tiếp tục công việc tái chế chì tại đầu làng Đông Mai. 

Hoạt động tái chế chì đem lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương nhưng cũng khiến môi trường sống nơi đây bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, đặc biệt là trẻ em.

Thông tin từ Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường, Bộ Y tế cho biết 97% trong tổng số 500 trẻ tại làng Đông Mai được làm xét nghiệm nhanh có kết quả là phơi nhiễm chì từ việc tái chế pin và bình ắc quy.

Theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến hết năm 2007, Đông Mai phải hoàn tất việc xử lý ô nhiễm môi trường, di dời các hộ, cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư. 

Đến năm 2011, tỉnh Hưng Yên đã phê duyệt dự án xây dựng cụm công nghiệp Đông Mai rộng 21 ha, cách khu dân cư trên 1 km để tập trung các cơ sở tái chế kim loại độc hại. 

Tuy nhiên, hiện rất nhiều cơ sở tái chế chì trong khu dân cư vẫn chưa chịu di dờ, dự án ở trạng thái 'treo' và người dân làng Đông Mai tiếp tục sống trong cảnh “cơm trộn chì”, “máu pha chì”.
Bình ắc-quy, pin cũ hỏng được người dân thu mua khắp nơi và đem về làng để tái chế. Công đoạn bắt đầu bằng việc tháo rút phần axit còn sót, sau đó phá dỡ để lấy các tấm chì. Số chì này sau đó sẽ được nung để loại bỏ tạp chất và được đóng thành thỏi.

Trong quá trình tái chế, lượng axit dư thừa được đổ thẳng xuống cống, lò nấu chì không qua bất cứ công đoạn xử lý khói bụi nào được thải trực tiếp ra môi trường. Những ngày nắng nóng, bụi chì và nước axit bốc lên nồng nặc, khói bụi lò nấu chì khét lẹt.

Bên trong một xưởng tái chế ắc quy. 

Sau nhiều năm làm nghề, hầu hết người dân ở đây đều nhiễm độc chì trong máu. Những người công nhân trong xưởng chỉ sử dụng một chiếc khẩu trang, một đôi găng tay cao su, sau mỗi ngày làm việc, họ về nhà với quần áo bám đầy bụi chì và các hóa chất khác, gián tiếp là nguồn gây độc cho gia đình.

Trong một cơ sở sản xuất những tấm kẹp chì niêm phong, người công nhân tiếp xúc trực tiếp với chì mà không hề có một dụng cụ bảo hộ lao động nào. 

Tại gia đình ông Nguyễn Văn Thuấn, (Đông Mai – Văn Lâm – Hưng Yên), dù đã bỏ công việc tái chế ắc quy từ lâu, nhưng nền đất nhà ông vẫn đã bị nhiễm chì nghiêm trọng, hậu quả của chục năm làm nghề.

Khảo sát của Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng (CECoD) phối hợp với Viện Blacksmith (Mỹ) thực hiện năm 2013 tại thôn Đông Mai cho thấy: Tại các điểm gần các xưởng nấu chì, hoặc có hoạt động phá dỡ bình ắc quy, hàm lượng chì ở mức cao, trên 5.000 ppm và có điểm trên 20.000 ppm, cao hơn nhiều lần mức độ cho phép.


Sân nhà ông Thuấn, nơi trước đây từng là xưởng tái chế chì 

Đến đầu năm 2014, nhờsự trợ giúp của Dự án “Khắc phục ô nhiễm chì tại làng nghề tái chế chìthôn Đông Mai” mà nền đất nhiễm chì của gia đình ông đã được xử lý theophương pháp che phủ bằng đất sạch và lát gạch.

Kết quả xét với độ chì máu ở mức rât cao của cháu Nguyễn Thị Ngọc Ánh, con gái chị Nguyễn Thị Thu Hằng. 

Chị Nguyễn Thị Thu Hằng, một người dân tại làng Đông Mai cho biết: Theo kết quả của giấy xét nghiệm, cả 2 cháu nhà chị đều có mức chì máu trên 44ug/dl (Mức chì máu rất cao).

Việt Linh
Bình luận
vtcnews.vn