“Đau vật vã cả ngày trời mà không mở được phân nào, xin mổ lần nào bác sĩ cũng phán một câu xanh rờn là đẻ thường được cứ đợi đi. Đến khi nước ối cạn hết rồi mới tá hỏa cho đi mổ, may mà còn kịp.
Quên phong bì là bị “bỏ rơi”
“Đưa phong bì càng sớm càng tốt, ngay trước khi vào phòng mổ ấy. Thường thì các bác sĩ bảo tùy tâm nhưng ít quá người ta cũng không nhận đâu. Nếu đẻ mổ thì nên chia làm 2 phong bì cho hai bên gây mê và bên mổ, mỗi phong bì tầm 1 triệu.
Có như thế thì người ta mới làm nhẹ nhàng, chu đáo cho mình được”, chị Thanh Tâm (Lạc Long Quân, Tây Hồ, HN) trả lời khi được hỏi chuyện đi đẻ “nên đưa phong bì cảm ơn bác sĩ như thế nào?”.
Chị Tâm bảo dù không muốn tiếp tay cho văn hóa phong bì nhưng “hoàn cảnh xô đẩy” nên buộc phải như vậy. Bởi nếu lỡ quên phong bì là sẽ dễ bị bác sĩ bỏ rơi.
“Lần sinh đầu cách đây 9 năm, chả chuẩn bị phong bì gì hết. Đau gần chết mà chả có ma nào đến ngó. Đến khi đau quá không chịu được đành mò vào phòng đẻ kêu đau lắm rồi mà vẫn bị một bà điều dưỡng quát đuổi ra ngoài.
Lại mò về vật vã ở phòng chờ, khát nước gọi y tá đi qua lấy nhờ chai nước mà cũng không được. Mãi sau bác sĩ trực đi khám lại mới cho vào phòng đẻ, còn quát “sinh đến nơi rồi sao không báo, đẻ rơi ai chịu trách nhiệm”.
Lần thứ hai kinh nghiệm đầy mình, chuẩn bị 2 cái phong bì vì lần này đẻ mổ, một cho gây mê, một cho bên mổ, dúi thêm cho điều dưỡng 200K (200 nghìn - PV). Vừa kêu đau tí là điều dưỡng đến xem luôn, có y tá dẫn vào tận bàn mổ, gây mê nhẹ nhàng, khát nước mang đến tận miệng. Đấy. Tiền đấy”, chị Tâm kể.
“Bây giờ sinh nhiều thứ tiền lắm, ngoài phong bì nên chuẩn bị nhiều loại tiền 20K, 50K, 100K, 200K khi vào viện. Tắm cho bé thì kẹp 50K vào tã đưa cho y tá, mỗi lần thay băng, tiêm thì đưa 20K họ mới làm nhẹ nhàng cho mình”, chị Tâm nói thêm.
Tâm lý chung của các bà bầu là phải có phong bì thì bác sĩ mới chăm sóc tận tình, chu đáo. Hầu như ai đi đẻ cũng phải chuẩn bị dăm cái phong bì để “cảm ơn”. Thế nhưng không phải ai cũng có điều kiện để đưa phong bì dày, mà “mỏng” thì bác sĩ “chê” không nhận.
Chị Nguyễn Thị Liên (26 tuổi, Nhân Mỹ, Mỹ Đình) cho biết hai vợ chồng chị rời quê lên Hà Nội bán hàng kiếm sống, thu nhập chả đáng là bao. Năm ngoái sinh con, anh chị phải vét hết tiền tiết kiệm mới đủ trả viện phí vì chị yếu quá phải đẻ mổ. Vì không có phong bì cảm ơn bác sĩ nên chị phải chịu thái độ hậm hực của kíp mổ.
“Chồng tôi có đưa phong bì 200 ngàn cho kíp mổ nhưng y tá trả lại bảo “có từng này biết chia cho ai”. Tôi cũng biết là ít nhưng hai vợ chồng đã vét sạch rồi nên đành chịu. Sau đấy thì thái độ của y tá gắt gỏng thấy rõ, mổ xong chuyển về phòng là bác sĩ không thăm khám gì nữa, mỗi lần y tá thay băng là mỗi lần đau đến chảy nước mắt.
Bây giờ vết mổ của tôi dài và nổi vệt đen xì như con giun, nhiều người cũng đẻ mổ nhưng đâu để lại sẹo như thế”, chị Liên bức xúc.
Suýt mất con vì sự tự tin của bác sĩ
Chuyện đẻ mổ tưởng chừng có thể theo ý của bà bầu nhưng không phải ai xin cũng được bác sĩ chấp thuận. Trừ những trường hợp đăng ký đẻ mổ từ trước, còn những trường hợp đăng ký đẻ thường nhưng khi “lâm trận” gặp khó khăn muốn chuyển sang đẻ mổ thì phụ thuộc vào quyết định của bác sĩ.
Không ít trường hợp vì bác sĩ quá tự tin hay quá thờ ơ mà suýt chút nữa xảy ra chuyện. Chị Quỳnh Như (Ngô Gia Tự, Long Biên) nhớ lại lần vượt cạn của mình: “Tôi đau hơn 2 ngày mà cổ tử cung không mở, xin mổ bác sĩ không cho mổ.
Họ bảo là tôi đẻ thường được nên cứ chờ cổ tử cung mở rồi đẻ thường. Đến 2 giờ sáng đêm thứ hai đau không chịu được nữa, gọi bác sĩ đòi mổ, bác sĩ khám rồi phán một câu xanh rờn “thai nhỏ 2,8kg, đẻ thường được”.
Lại vật vã cùng những cơn đau, đến khoảng 4 giờ sáng đau quá không thở nổi nữa, đòi đẻ mổ bác sĩ vẫn bảo để đẻ thường, điên tiết quá tôi mới bảo là người ta đau sắp chết mà cứ bắt đẻ thường đẻ thường, mẹ con tôi chết thì ông có chịu trách nhiệm không.
Thế là mới được lên bàn mổ, lúc này họ mới phát hiện nước ối đã cạn, may mà mổ luôn nếu không thì nguy cho con. Con được 3,2 kg chứ không phải 2,8 kg như chẩn đoán của bác sĩ”.
Cũng suýt gặp chuyện vì bác sĩ quyết không cho đẻ mổ, chị Thu Hiền (Khu đô thị Xa La, Hà Đông) kể: “Mình cũng suýt chết cả mẹ lẫn con vì xin mãi bác sĩ không cho đẻ mổ đây. Đau vật vã cả ngày trời mà không mở được phân nào, xin mổ lần nào bác sĩ cũng phán một câu xanh rờn là đẻ thường được, cứ đợi đi. Đến khi nước ối cạn hết rồi mới tá hỏa cho đi mổ, may mà còn kịp”.
“Vẫn biết là đẻ mổ không tốt bằng đẻ thường nhưng khi đã khó đẻ thường rồi mà chả hiểu sao có cái chuyện bệnh nhân xin mổ bác sĩ cũng khó khăn thế”, chị Hiền nói thêm.
Vẫn biết là đẻ mổ không tốt bằng đẻ thường nhưng khi đã khó đẻ thường rồi mà chả hiểu sao có cái chuyện bệnh nhân xin mổ bác sĩ cũng khó khăn thế”, chị Hiền bức xúc.
Quên phong bì là bị “bỏ rơi”
“Đưa phong bì càng sớm càng tốt, ngay trước khi vào phòng mổ ấy. Thường thì các bác sĩ bảo tùy tâm nhưng ít quá người ta cũng không nhận đâu. Nếu đẻ mổ thì nên chia làm 2 phong bì cho hai bên gây mê và bên mổ, mỗi phong bì tầm 1 triệu.
Đàn ông đi biển có đôi / Đàn bà đi biển mồ côi một mình”. |
Chị Tâm bảo dù không muốn tiếp tay cho văn hóa phong bì nhưng “hoàn cảnh xô đẩy” nên buộc phải như vậy. Bởi nếu lỡ quên phong bì là sẽ dễ bị bác sĩ bỏ rơi.
“Lần sinh đầu cách đây 9 năm, chả chuẩn bị phong bì gì hết. Đau gần chết mà chả có ma nào đến ngó. Đến khi đau quá không chịu được đành mò vào phòng đẻ kêu đau lắm rồi mà vẫn bị một bà điều dưỡng quát đuổi ra ngoài.
Lại mò về vật vã ở phòng chờ, khát nước gọi y tá đi qua lấy nhờ chai nước mà cũng không được. Mãi sau bác sĩ trực đi khám lại mới cho vào phòng đẻ, còn quát “sinh đến nơi rồi sao không báo, đẻ rơi ai chịu trách nhiệm”.
Lần thứ hai kinh nghiệm đầy mình, chuẩn bị 2 cái phong bì vì lần này đẻ mổ, một cho gây mê, một cho bên mổ, dúi thêm cho điều dưỡng 200K (200 nghìn - PV). Vừa kêu đau tí là điều dưỡng đến xem luôn, có y tá dẫn vào tận bàn mổ, gây mê nhẹ nhàng, khát nước mang đến tận miệng. Đấy. Tiền đấy”, chị Tâm kể.
“Bây giờ sinh nhiều thứ tiền lắm, ngoài phong bì nên chuẩn bị nhiều loại tiền 20K, 50K, 100K, 200K khi vào viện. Tắm cho bé thì kẹp 50K vào tã đưa cho y tá, mỗi lần thay băng, tiêm thì đưa 20K họ mới làm nhẹ nhàng cho mình”, chị Tâm nói thêm.
Tâm lý chung của các bà bầu là phải có phong bì thì bác sĩ mới chăm sóc tận tình, chu đáo. Hầu như ai đi đẻ cũng phải chuẩn bị dăm cái phong bì để “cảm ơn”. Thế nhưng không phải ai cũng có điều kiện để đưa phong bì dày, mà “mỏng” thì bác sĩ “chê” không nhận.
Chị Nguyễn Thị Liên (26 tuổi, Nhân Mỹ, Mỹ Đình) cho biết hai vợ chồng chị rời quê lên Hà Nội bán hàng kiếm sống, thu nhập chả đáng là bao. Năm ngoái sinh con, anh chị phải vét hết tiền tiết kiệm mới đủ trả viện phí vì chị yếu quá phải đẻ mổ. Vì không có phong bì cảm ơn bác sĩ nên chị phải chịu thái độ hậm hực của kíp mổ.
“Chồng tôi có đưa phong bì 200 ngàn cho kíp mổ nhưng y tá trả lại bảo “có từng này biết chia cho ai”. Tôi cũng biết là ít nhưng hai vợ chồng đã vét sạch rồi nên đành chịu. Sau đấy thì thái độ của y tá gắt gỏng thấy rõ, mổ xong chuyển về phòng là bác sĩ không thăm khám gì nữa, mỗi lần y tá thay băng là mỗi lần đau đến chảy nước mắt.
Bây giờ vết mổ của tôi dài và nổi vệt đen xì như con giun, nhiều người cũng đẻ mổ nhưng đâu để lại sẹo như thế”, chị Liên bức xúc.
Suýt mất con vì sự tự tin của bác sĩ
Chuyện đẻ mổ tưởng chừng có thể theo ý của bà bầu nhưng không phải ai xin cũng được bác sĩ chấp thuận. Trừ những trường hợp đăng ký đẻ mổ từ trước, còn những trường hợp đăng ký đẻ thường nhưng khi “lâm trận” gặp khó khăn muốn chuyển sang đẻ mổ thì phụ thuộc vào quyết định của bác sĩ.
Không ít trường hợp vì bác sĩ quá tự tin hay quá thờ ơ mà suýt chút nữa xảy ra chuyện. Chị Quỳnh Như (Ngô Gia Tự, Long Biên) nhớ lại lần vượt cạn của mình: “Tôi đau hơn 2 ngày mà cổ tử cung không mở, xin mổ bác sĩ không cho mổ.
Họ bảo là tôi đẻ thường được nên cứ chờ cổ tử cung mở rồi đẻ thường. Đến 2 giờ sáng đêm thứ hai đau không chịu được nữa, gọi bác sĩ đòi mổ, bác sĩ khám rồi phán một câu xanh rờn “thai nhỏ 2,8kg, đẻ thường được”.
Lại vật vã cùng những cơn đau, đến khoảng 4 giờ sáng đau quá không thở nổi nữa, đòi đẻ mổ bác sĩ vẫn bảo để đẻ thường, điên tiết quá tôi mới bảo là người ta đau sắp chết mà cứ bắt đẻ thường đẻ thường, mẹ con tôi chết thì ông có chịu trách nhiệm không.
Thế là mới được lên bàn mổ, lúc này họ mới phát hiện nước ối đã cạn, may mà mổ luôn nếu không thì nguy cho con. Con được 3,2 kg chứ không phải 2,8 kg như chẩn đoán của bác sĩ”.
Cũng suýt gặp chuyện vì bác sĩ quyết không cho đẻ mổ, chị Thu Hiền (Khu đô thị Xa La, Hà Đông) kể: “Mình cũng suýt chết cả mẹ lẫn con vì xin mãi bác sĩ không cho đẻ mổ đây. Đau vật vã cả ngày trời mà không mở được phân nào, xin mổ lần nào bác sĩ cũng phán một câu xanh rờn là đẻ thường được, cứ đợi đi. Đến khi nước ối cạn hết rồi mới tá hỏa cho đi mổ, may mà còn kịp”.
“Vẫn biết là đẻ mổ không tốt bằng đẻ thường nhưng khi đã khó đẻ thường rồi mà chả hiểu sao có cái chuyện bệnh nhân xin mổ bác sĩ cũng khó khăn thế”, chị Hiền nói thêm.
Theo VNN
Bình luận