(VTC News) – Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo phòng mắc bệnh tiêu chảy cấp, căn bệnh khiến 2 trẻ tại huyện Bình Chánh, TP. HCM tử vong.
Ngày 26/7, Viện Pasteur TP.HCM báo cáo Bộ Y tế về kết quả lấy mẫu bệnh phẩm một số ca bệnh và điều tra dịch tễ tại ổ dịch ở xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh. Theo đó, trong 3.719 ca tiêu chảy cấp ghi nhận trong 6 tháng đầu năm ở TP.HCM, tại xã Lê Minh Xuân, có 75 trường hợp tiêu chảy cấp trong số 293 ca trong huyện.
Đã có 2 trẻ tử vong vì căn bệnh này. Nạn nhân là cháu N.T.A.T. (30 tháng tuổi, ngụ tại ấp 5, Vĩnh Lộc A) sống gần với 9 trường hợp đã phát bệnh tiêu chảy thời gian qua.
Ngày 25/7 bé A.T. được chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình trạng sốt cao, nôn ói, tiêu chảy. Bất chấp những nỗ lực cứu chữa của bác sĩ, 2 ngày sau khi nhập viện, bệnh nhi rơi vào tình trạng suy kiệt, tử vong với chẩn đoán nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa trên nền cơ địa có bệnh lý tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh.
Ca bệnh tử vong trước đó là bé trai P.N.T (10 tháng tuổi) là ca khởi phát bệnh thứ 3 tại khu vực này. Theo đó, chiều ngày 14/7/2014 trẻ bị sốt và tiêu chảy phân lỏng màu vàng, khoảng 9 - 10 lần/ngày. Trưa ngày 15/7/2014 được bà nội cho uống thuốc Đông Y không rõ loại, nhưng tình trạng bệnh của trẻ không cải thiện.
Đến 14 giờ trẻ được gia đình đưa vào bệnh viện Nhi Đồng 1 nhưng bệnh nhân đã tử vong sau một ngày nhập viện với chẩn đoán: Sốc nhiễm trùng - Nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa.
Theo BS Lê Xuân Thủy, cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế: Bệnh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày, với các triệu chứng kèm theo là nôn, mất nước, rối loạn điện giải, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh tiêu chảy có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, nhất là ở những khu vực dân cư đông người, sử dụng chung nguồn nước ăn uống, sinh hoạt. Bệnh hay bùng phát vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy, trong đó có nguyên nhân do vi rút, vi khuẩn, nguy hiểm nhất là tiêu chảy do phẩy khuẩn Tả (còn gọi là bệnh Tả).
Bệnh lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, bệnh có liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường, nước, an toàn thực phẩm và thói quen vệ sinh của người dân.
Một số triệu chứng chính của bệnh là các triệu chứng nhiễm khuẩn cấp tính đường tiêu hóa: đầy bụng, sôi bụng; tiêu chảy liên tục, nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước. Trong trường hợp bị bệnh tả, phân toàn nước đục như nước vo gạo; nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt; người mệt lả.
Bệnh nhân có thể bị chuột rút, biểu hiện tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng như: khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh… và có thể dẫn đến tử vong.
Bác sỹ Thủy khuyến cáo, để phòng bệnh tiêu chảy cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã, không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn chưa được chế biến và nấu chín, các thức ăn còn sống như gỏi cá, tiết canh, nem chua...
Các thức ăn đã nấu chín hoặc thức ăn còn dư, để từ bữa trước sang bữa sau phải được bảo quản tốt.
Đối với khu vực có dịch cần xử lý nguồn nước ăn uống và nước sinh hoạt trong khu vực có dịch bằng các hợp chất chứa clo theo đúng hướng dẫn và nồng độ quy định để đạt nồng độ clo dư từ 0,3-0,5mg/1 lít nước.
Trong trường hợp xử lý nguồn nước bằng bột cloramin B hàm lượng 25 - 30%, cần dùng với nồng độ 10mg/lít. Người dân cần lưu ý, nước đã khử trùng bằng clo vẫn phải đun sôi mới được uống.
Nước ăn uống, rửa bát đĩa và các đồ đựng thực phẩm phải dùng nguồn nước đã khử trùng bằng clo và đảm bảo không bị nhiễm bẩn lại sau khi đã khử trùng.
Ở các khu vực thành thị cần kiểm tra chặt chẽ hệ thống đường ống dẫn nước máy, đảm bảo nồng độ clo dư trong nước máy cuối nguồn đúng tiêu chuẩn quy định là 0,3- 0,5mg/lít.
» Cháy viện, 21 người chết, quan chức quỳ lạy xin lỗi
» Độc tố 'chết người' phía sau thần dược phòng the
» Những cây trang trí Tết mang chất độc
Nam Anh
Ngày 26/7, Viện Pasteur TP.HCM báo cáo Bộ Y tế về kết quả lấy mẫu bệnh phẩm một số ca bệnh và điều tra dịch tễ tại ổ dịch ở xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh. Theo đó, trong 3.719 ca tiêu chảy cấp ghi nhận trong 6 tháng đầu năm ở TP.HCM, tại xã Lê Minh Xuân, có 75 trường hợp tiêu chảy cấp trong số 293 ca trong huyện.
Bệnh nhân bị tiêu chảy. (Ảnh minh họa) |
Ngày 25/7 bé A.T. được chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình trạng sốt cao, nôn ói, tiêu chảy. Bất chấp những nỗ lực cứu chữa của bác sĩ, 2 ngày sau khi nhập viện, bệnh nhi rơi vào tình trạng suy kiệt, tử vong với chẩn đoán nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa trên nền cơ địa có bệnh lý tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh.
Ca bệnh tử vong trước đó là bé trai P.N.T (10 tháng tuổi) là ca khởi phát bệnh thứ 3 tại khu vực này. Theo đó, chiều ngày 14/7/2014 trẻ bị sốt và tiêu chảy phân lỏng màu vàng, khoảng 9 - 10 lần/ngày. Trưa ngày 15/7/2014 được bà nội cho uống thuốc Đông Y không rõ loại, nhưng tình trạng bệnh của trẻ không cải thiện.
Đến 14 giờ trẻ được gia đình đưa vào bệnh viện Nhi Đồng 1 nhưng bệnh nhân đã tử vong sau một ngày nhập viện với chẩn đoán: Sốc nhiễm trùng - Nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa.
Theo BS Lê Xuân Thủy, cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế: Bệnh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày, với các triệu chứng kèm theo là nôn, mất nước, rối loạn điện giải, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh tiêu chảy có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, nhất là ở những khu vực dân cư đông người, sử dụng chung nguồn nước ăn uống, sinh hoạt. Bệnh hay bùng phát vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy, trong đó có nguyên nhân do vi rút, vi khuẩn, nguy hiểm nhất là tiêu chảy do phẩy khuẩn Tả (còn gọi là bệnh Tả).
Bệnh lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, bệnh có liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường, nước, an toàn thực phẩm và thói quen vệ sinh của người dân.
Một số triệu chứng chính của bệnh là các triệu chứng nhiễm khuẩn cấp tính đường tiêu hóa: đầy bụng, sôi bụng; tiêu chảy liên tục, nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước. Trong trường hợp bị bệnh tả, phân toàn nước đục như nước vo gạo; nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt; người mệt lả.
Bệnh nhân có thể bị chuột rút, biểu hiện tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng như: khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh… và có thể dẫn đến tử vong.
Bác sỹ Thủy khuyến cáo, để phòng bệnh tiêu chảy cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã, không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn chưa được chế biến và nấu chín, các thức ăn còn sống như gỏi cá, tiết canh, nem chua...
Các thức ăn đã nấu chín hoặc thức ăn còn dư, để từ bữa trước sang bữa sau phải được bảo quản tốt.
Đối với khu vực có dịch cần xử lý nguồn nước ăn uống và nước sinh hoạt trong khu vực có dịch bằng các hợp chất chứa clo theo đúng hướng dẫn và nồng độ quy định để đạt nồng độ clo dư từ 0,3-0,5mg/1 lít nước.
Trong trường hợp xử lý nguồn nước bằng bột cloramin B hàm lượng 25 - 30%, cần dùng với nồng độ 10mg/lít. Người dân cần lưu ý, nước đã khử trùng bằng clo vẫn phải đun sôi mới được uống.
Nước ăn uống, rửa bát đĩa và các đồ đựng thực phẩm phải dùng nguồn nước đã khử trùng bằng clo và đảm bảo không bị nhiễm bẩn lại sau khi đã khử trùng.
Ở các khu vực thành thị cần kiểm tra chặt chẽ hệ thống đường ống dẫn nước máy, đảm bảo nồng độ clo dư trong nước máy cuối nguồn đúng tiêu chuẩn quy định là 0,3- 0,5mg/lít.
» Cháy viện, 21 người chết, quan chức quỳ lạy xin lỗi
» Độc tố 'chết người' phía sau thần dược phòng the
» Những cây trang trí Tết mang chất độc
Nam Anh
Bình luận