(VTC News) - Số lượng người dùng 3G càng lớn sẽ kéo theo giá thành hạ đến thời điểm đó giá cước cũng sẽ được hạ theo.
Trả lời về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng đã khẳng định: Sẽ dựa trên cung - cầu để tăng hoặc giảm giá cước 3G. Nếu người dùng đông kéo theo giá thành giảm lúc đó sẽ giảm giá cước nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dùng cũng như doanh nghiệp viễn thông.
Cuộc trao đổi dưới đây với Thứ trưởng Lê Nam Thắng sẽ làm rõ hơn các vấn đề chính mà dư luận còn thắc mắc xung quanh đợi tăng giá cước 3G lần này:
- Một trong những lý do giải thích cho việc tăng cước 3G mà Bộ TT&TT đưa ra là nhằm đáp ứng cung - cầu trên thị trường, ít người dùng nên giá rẻ, hiện giờ đông người dùng nên giá tăng. Vậy mức giá cước hiện nay sẽ giữ nguyên trong bao lâu khi số lượng người sử dụng ngày càng tăng, đến một lúc nào đó giá cước lại tăng theo?
Theo quy định của Luật Giá và Luật Viễn thông, giá cước dịch vụ phải căn cứ vào 3 sở cứ gồm giá thành, cung - cầu trên thị trường, mặt bằng quốc tế và khu vực. Khi xem xét để định giá cũng như thẩm định đăng ký giá thì Bộ TT&TT căn cứ vào 3 yếu tố đó chứ không chỉ căn cứ vào mỗi cung - cầu.
Về nguyên tắc, giá thành rất phụ thuộc cung - cầu. Thường giai đoạn đầu, các nhà cung cấp chỉ lấy giá vừa phải để thu hút người dùng. Khi số lượng thuê bao, số lưu lượng tăng, nhu cầu tăng, trong khi cung không đáp ứng được thì bắt buộc phải điều chỉnh để bảo đảm doanh nghiệp thu được nguồn tiền tái đầu tư mở rộng mạng lưới, lúc đấy mới đảm bảo được chất lượng dịch vụ.
Cơ sở quan trọng nhất của giá cước là giá thành. Hiện giờ, giá thành chưa đạt được thì chúng ta tiếp tục phải điều chỉnh. Đây là chỉ đạo của Chính phủ và chủ trương của Bộ TT&TT. Thời gian tới, theo lộ trình, tất cả giá cước dịch vụ sẽ điều chỉnh xem xét để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trên cơ sở giá thành.
Khi đạt được giá thành, lưu lượng tăng đủ lớn, cùng với việc khấu hao, đầu tư, càng ngày số lượng sử dụng càng đông thì giá thành sẽ giảm đi. Khi sản xuất số lượng ít thì giá thành cao, số lượng nhiều thì giảm. Giá thành rồi sẽ giảm đi nhưng cần điều chỉnh dần đến khi nào giá cước bảo đảm trên cơ sở giá thành để đảm bảo tái đầu tư cho doanh nghiệp. Sẽ căn cứ cung - cầu để quyết định tăng hay giảm giá.
Giá cước trước khi điều chỉnh chỉ bằng 54% giá thành, sau khi tăng chỉ bằng 60% giá thành, vẫn thấp hơn giá thành. Có thể sang năm giá thành giảm đi khi lưu lượng tăng, nếu vẫn cao thì tiếp tục điều chỉnh. Việc tăng giảm giá cần coi là hoạt động bình thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Về việc so sánh giá cước Việt Nam với khu vực và trên thế giới. Nếu dựa trên thu nhập bình quân đầu người, Việt Nam không phải là nước phát triển, vậy tại sao không so sánh với các nước tương đương mà lại so với các nước phát triển?
Ở đây chỉ là so sánh tương đối. Đối với trung bình 1MB thì chi trả của người sử dụng hàng tháng chiếm bao nhiêu % thu nhập quốc dân đầu người. So tương đối thì Việt Nam vẫn thấp hơn các nước phát triển và kể cả nước bằng hoặc thấp hơn mình.
Nếu so sánh tuyệt đối thì mình thấp hơn các nước nhưng thu nhập mình vẫn thấp nên chỉ so sánh tương đối, và mình vẫn đang thấp hơn mức trung bình của khu vực và thế giới.
- Thực tế mạng 3G ngày càng chậm, giờ lại ngày càng đắt, vậy cơ quan quản lý nghĩ thế nào?
Người mua hàng hóa dịch vụ không chỉ riêng viễn thông đều quan tâm chất lượng, giá cả và giá cả tương xứng với chất lượng. Giai đoạn qua, khi đầu tư ban đầu, người sử dụng ít thì chất lượng cao. Nhưng hiện nay, chất lượng dịch vụ ở một số thời điểm, một số khu vực giảm vì số lượng người đông, hạ tầng không được đầu tư mở rộng. Nếu không có nguồn thu thì không thể tái đầu tư mở rộng.
Bộ TT&TT đã yêu cầu các doanh nghiệp song song với điều chỉnh giá cước thì tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng mạng lưới đảm bảo chất lượng theo quy định và chất lượng đã cam kết với Bộ TT&TT khi thi tuyển. Nếu vi phạm chất lượng sẽ bị phạt.
Năm nay, Bộ TT&TT sẽ ban hành quy chuẩn chất lượng dịch vụ dữ liệu (3G). Bộ TT&TT sẽ đầu tư lớn cho hệ thống trang thiết bị kỹ thuật để kiểm tra, giám sát chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ tiếp tục được nâng cao.
- Thời gian qua đã xuất hiện thông tin có thể trong năm 2014 sẽ tiếp tục có những đợt tăng cước 3G mới?
Ngoài các thông tư, quy định về tài chính, kế toán, Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư hướng dẫn phương pháp xác định giá thành, hàng năm doanh nghiệp phải báo cáo giá thành dịch vụ, không phải mãi mãi để một giá. Khi số lượng người sử dụng tăng lên, khấu hao hết thì giá thành phải giảm. Bộ sẽ kiểm soát, nếu giá cước tăng bất hợp lý thì điều chỉnh giảm, còn nếu chưa đến giá thành thì điều chỉnh tăng, chứ không phải tăng mãi không giảm. Theo quy định là cả tăng cả giảm trên cơ sở giá thành, mặt bằng của thế giới và cung - cầu thị trường.
Hiện giờ, giá thành là 167 đồng/MB, sang năm có thể tăng lên 180 đồng/MB, nếu giá bán vẫn 100 đồng/MB thì tiếp tục tăng. Nếu giá thành giảm mạnh đến mức chỉ còn 100 đồng/MB thì không tăng nữa hoặc nếu tăng cao quá thì đến một thời điểm cũng phải giảm. Nên coi tăng giảm giá cước là đúng quy luật thị trường.
- Bộ TT&TT công bố giá thành mà doanh nghiệp công bố. Vậy giá thành này đã được kiểm toán hoặc Bộ TT&TT thẩm định chưa?
Giá thành công khai minh bạch. Các quy định pháp luật về tài chính kế toán đã xác định rõ phương pháp tính giá thành, Bộ TT&TT cũng có thông tư quy định xác định giá thành. Các doanh nghiệp căn cứ theo văn bản pháp luật để tính toán giá theo quy định và phải chịu trách nhiệm về báo cáo của mình. Hàng năm, kiểm toán và thanh tra sẽ kiểm tra, giám sát chặt chẽ giá thành.
Hiện giá do doanh nghiệp báo cáo đã được xác nhận của Bộ TT&TT theo đúng phương pháp kiểm tra, giám sát. Tuy nhiên, giá thành này muốn chính xác như các ngành khác thì sẽ đợi kiểm toán, thanh tra theo chu kỳ hàng năm hoặc theo từng đợt. Sẽ kiểm tra chặt chẽ. Không thể cứ tăng giá lại nhờ kiểm toán vào cuộc.
- Liệu các nhà mạng có bắt tay nhau trong lần tăng giá 3G này không?
Việc doanh nghiệp có lợi dụng chủ trương điều chỉnh giá cước để bắt tay nhau hay không nhằm gây thiệt hại cho người dùng lại là nội dung khác. Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chỉ đạo Cục Quản lý cạnh tranh phối hợp Bộ TT&TT, Cục Viễn thông xem xét xử lý theo quy định của pháp luật. Cục Quản lý cạnh tranh đang yêu cầu doanh nghiệp báo cáo và làm việc với doanh nghiệp để xem có dấu hiệu của việc bắt tay hay không. Nếu có sẽ xem xét xử lý theo pháp luật.
Việc tính giá thành của ngành viễn thông khác với xăng dầu, điện vì trong ngành viễn thông, khi sử dụng cơ sở hạ tầng thì khấu hao tính hàng chục năm. Hiện các nhà mạng kinh doanh đều có lãi sao vẫn kêu lỗ đối với dịch vụ 3G?
Về khấu hao, lĩnh vực viễn thông khấu hao rất nhanh chứ không phải như phóng viên nói là kéo dài hàng chục năm. Thậm chí trung bình nhà nước quy định khấu hao 5 - 7 năm, nhưng ngành viễn thông chỉ 2 - 3 năm đã khấu hao rất nhanh và phải xin cơ chế đặc thù để làm điều đó.
Mới đây, Viettel vừa xin cơ chế khấu hao nhanh vì thiết bị công nghệ chỉ 3 - 5 năm lại ra một thế hệ công nghệ mới. Nếu không khấu hao nhanh thì sẽ lạc hậu, không đủ tiền đầu tư thế hệ công nghệ mới. Khi khấu hao nhanh thì giá thành phải đẩy lên, phải đưa vào trong giá thành, không phải như một số ngành hạ tầng khác kéo dài khấu hao. Đấy chính là một áp lực đối với doanh nghiệp công nghệ cao.
Thời gian qua, các doanh nghiệp đã đầu tư rất lớn, đầu năm 2012 đã đầu tư khoảng 27.000 tỷ đồng, đến nay thì chắc chắn vượt qua con số 30.000 tỷ đồng rất nhiều, cũng phải trên 1,5 tỷ USD nhưng doanh thu thu được trực tiếp từ dịch vụ 3G rất ít. Thực tế các doanh nghiệp đang phải bù lỗ một phần từ các dịch vụ 2G sang cho 3G.
Nhưng theo Luật Viễn thông và các điều ước quốc tế không cho phép bù chéo giữa các dịch vụ để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.
Với đợt tăng cước 3G hôm 16/10 vừa qua của các nhà mạng, không ít người dùng băn khoăn đặt ra câu hỏi liệu đây có phải là thời điểm bắt đầu cho một chu kỳ liên tục tăng giá của dịch vụ truy cập internet này hay không?
Trả lời về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng đã khẳng định: Sẽ dựa trên cung - cầu để tăng hoặc giảm giá cước 3G. Nếu người dùng đông kéo theo giá thành giảm lúc đó sẽ giảm giá cước nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dùng cũng như doanh nghiệp viễn thông.
Cuộc trao đổi dưới đây với Thứ trưởng Lê Nam Thắng sẽ làm rõ hơn các vấn đề chính mà dư luận còn thắc mắc xung quanh đợi tăng giá cước 3G lần này:
- Một trong những lý do giải thích cho việc tăng cước 3G mà Bộ TT&TT đưa ra là nhằm đáp ứng cung - cầu trên thị trường, ít người dùng nên giá rẻ, hiện giờ đông người dùng nên giá tăng. Vậy mức giá cước hiện nay sẽ giữ nguyên trong bao lâu khi số lượng người sử dụng ngày càng tăng, đến một lúc nào đó giá cước lại tăng theo?
Theo quy định của Luật Giá và Luật Viễn thông, giá cước dịch vụ phải căn cứ vào 3 sở cứ gồm giá thành, cung - cầu trên thị trường, mặt bằng quốc tế và khu vực. Khi xem xét để định giá cũng như thẩm định đăng ký giá thì Bộ TT&TT căn cứ vào 3 yếu tố đó chứ không chỉ căn cứ vào mỗi cung - cầu.
Về nguyên tắc, giá thành rất phụ thuộc cung - cầu. Thường giai đoạn đầu, các nhà cung cấp chỉ lấy giá vừa phải để thu hút người dùng. Khi số lượng thuê bao, số lưu lượng tăng, nhu cầu tăng, trong khi cung không đáp ứng được thì bắt buộc phải điều chỉnh để bảo đảm doanh nghiệp thu được nguồn tiền tái đầu tư mở rộng mạng lưới, lúc đấy mới đảm bảo được chất lượng dịch vụ.
Cơ sở quan trọng nhất của giá cước là giá thành. Hiện giờ, giá thành chưa đạt được thì chúng ta tiếp tục phải điều chỉnh. Đây là chỉ đạo của Chính phủ và chủ trương của Bộ TT&TT. Thời gian tới, theo lộ trình, tất cả giá cước dịch vụ sẽ điều chỉnh xem xét để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trên cơ sở giá thành.
Khi đạt được giá thành, lưu lượng tăng đủ lớn, cùng với việc khấu hao, đầu tư, càng ngày số lượng sử dụng càng đông thì giá thành sẽ giảm đi. Khi sản xuất số lượng ít thì giá thành cao, số lượng nhiều thì giảm. Giá thành rồi sẽ giảm đi nhưng cần điều chỉnh dần đến khi nào giá cước bảo đảm trên cơ sở giá thành để đảm bảo tái đầu tư cho doanh nghiệp. Sẽ căn cứ cung - cầu để quyết định tăng hay giảm giá.
Giá cước trước khi điều chỉnh chỉ bằng 54% giá thành, sau khi tăng chỉ bằng 60% giá thành, vẫn thấp hơn giá thành. Có thể sang năm giá thành giảm đi khi lưu lượng tăng, nếu vẫn cao thì tiếp tục điều chỉnh. Việc tăng giảm giá cần coi là hoạt động bình thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng: Sẽ căn cứ cung - cầu để quyết định tăng hay giảm giá dịch vụ 3G |
Ở đây chỉ là so sánh tương đối. Đối với trung bình 1MB thì chi trả của người sử dụng hàng tháng chiếm bao nhiêu % thu nhập quốc dân đầu người. So tương đối thì Việt Nam vẫn thấp hơn các nước phát triển và kể cả nước bằng hoặc thấp hơn mình.
Nếu so sánh tuyệt đối thì mình thấp hơn các nước nhưng thu nhập mình vẫn thấp nên chỉ so sánh tương đối, và mình vẫn đang thấp hơn mức trung bình của khu vực và thế giới.
- Thực tế mạng 3G ngày càng chậm, giờ lại ngày càng đắt, vậy cơ quan quản lý nghĩ thế nào?
Người mua hàng hóa dịch vụ không chỉ riêng viễn thông đều quan tâm chất lượng, giá cả và giá cả tương xứng với chất lượng. Giai đoạn qua, khi đầu tư ban đầu, người sử dụng ít thì chất lượng cao. Nhưng hiện nay, chất lượng dịch vụ ở một số thời điểm, một số khu vực giảm vì số lượng người đông, hạ tầng không được đầu tư mở rộng. Nếu không có nguồn thu thì không thể tái đầu tư mở rộng.
Bộ TT&TT đã yêu cầu các doanh nghiệp song song với điều chỉnh giá cước thì tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng mạng lưới đảm bảo chất lượng theo quy định và chất lượng đã cam kết với Bộ TT&TT khi thi tuyển. Nếu vi phạm chất lượng sẽ bị phạt.
Năm nay, Bộ TT&TT sẽ ban hành quy chuẩn chất lượng dịch vụ dữ liệu (3G). Bộ TT&TT sẽ đầu tư lớn cho hệ thống trang thiết bị kỹ thuật để kiểm tra, giám sát chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ tiếp tục được nâng cao.
- Thời gian qua đã xuất hiện thông tin có thể trong năm 2014 sẽ tiếp tục có những đợt tăng cước 3G mới?
Ngoài các thông tư, quy định về tài chính, kế toán, Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư hướng dẫn phương pháp xác định giá thành, hàng năm doanh nghiệp phải báo cáo giá thành dịch vụ, không phải mãi mãi để một giá. Khi số lượng người sử dụng tăng lên, khấu hao hết thì giá thành phải giảm. Bộ sẽ kiểm soát, nếu giá cước tăng bất hợp lý thì điều chỉnh giảm, còn nếu chưa đến giá thành thì điều chỉnh tăng, chứ không phải tăng mãi không giảm. Theo quy định là cả tăng cả giảm trên cơ sở giá thành, mặt bằng của thế giới và cung - cầu thị trường.
Hiện giờ, giá thành là 167 đồng/MB, sang năm có thể tăng lên 180 đồng/MB, nếu giá bán vẫn 100 đồng/MB thì tiếp tục tăng. Nếu giá thành giảm mạnh đến mức chỉ còn 100 đồng/MB thì không tăng nữa hoặc nếu tăng cao quá thì đến một thời điểm cũng phải giảm. Nên coi tăng giảm giá cước là đúng quy luật thị trường.
- Bộ TT&TT công bố giá thành mà doanh nghiệp công bố. Vậy giá thành này đã được kiểm toán hoặc Bộ TT&TT thẩm định chưa?
Giá thành công khai minh bạch. Các quy định pháp luật về tài chính kế toán đã xác định rõ phương pháp tính giá thành, Bộ TT&TT cũng có thông tư quy định xác định giá thành. Các doanh nghiệp căn cứ theo văn bản pháp luật để tính toán giá theo quy định và phải chịu trách nhiệm về báo cáo của mình. Hàng năm, kiểm toán và thanh tra sẽ kiểm tra, giám sát chặt chẽ giá thành.
Hiện giá do doanh nghiệp báo cáo đã được xác nhận của Bộ TT&TT theo đúng phương pháp kiểm tra, giám sát. Tuy nhiên, giá thành này muốn chính xác như các ngành khác thì sẽ đợi kiểm toán, thanh tra theo chu kỳ hàng năm hoặc theo từng đợt. Sẽ kiểm tra chặt chẽ. Không thể cứ tăng giá lại nhờ kiểm toán vào cuộc.
- Liệu các nhà mạng có bắt tay nhau trong lần tăng giá 3G này không?
Việc doanh nghiệp có lợi dụng chủ trương điều chỉnh giá cước để bắt tay nhau hay không nhằm gây thiệt hại cho người dùng lại là nội dung khác. Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chỉ đạo Cục Quản lý cạnh tranh phối hợp Bộ TT&TT, Cục Viễn thông xem xét xử lý theo quy định của pháp luật. Cục Quản lý cạnh tranh đang yêu cầu doanh nghiệp báo cáo và làm việc với doanh nghiệp để xem có dấu hiệu của việc bắt tay hay không. Nếu có sẽ xem xét xử lý theo pháp luật.
Việc tính giá thành của ngành viễn thông khác với xăng dầu, điện vì trong ngành viễn thông, khi sử dụng cơ sở hạ tầng thì khấu hao tính hàng chục năm. Hiện các nhà mạng kinh doanh đều có lãi sao vẫn kêu lỗ đối với dịch vụ 3G?
Về khấu hao, lĩnh vực viễn thông khấu hao rất nhanh chứ không phải như phóng viên nói là kéo dài hàng chục năm. Thậm chí trung bình nhà nước quy định khấu hao 5 - 7 năm, nhưng ngành viễn thông chỉ 2 - 3 năm đã khấu hao rất nhanh và phải xin cơ chế đặc thù để làm điều đó.
Mới đây, Viettel vừa xin cơ chế khấu hao nhanh vì thiết bị công nghệ chỉ 3 - 5 năm lại ra một thế hệ công nghệ mới. Nếu không khấu hao nhanh thì sẽ lạc hậu, không đủ tiền đầu tư thế hệ công nghệ mới. Khi khấu hao nhanh thì giá thành phải đẩy lên, phải đưa vào trong giá thành, không phải như một số ngành hạ tầng khác kéo dài khấu hao. Đấy chính là một áp lực đối với doanh nghiệp công nghệ cao.
Thời gian qua, các doanh nghiệp đã đầu tư rất lớn, đầu năm 2012 đã đầu tư khoảng 27.000 tỷ đồng, đến nay thì chắc chắn vượt qua con số 30.000 tỷ đồng rất nhiều, cũng phải trên 1,5 tỷ USD nhưng doanh thu thu được trực tiếp từ dịch vụ 3G rất ít. Thực tế các doanh nghiệp đang phải bù lỗ một phần từ các dịch vụ 2G sang cho 3G.
Nhưng theo Luật Viễn thông và các điều ước quốc tế không cho phép bù chéo giữa các dịch vụ để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.
Vì có những doanh nghiệp chỉ kinh doanh 1 dịch vụ, ví dụ chỉ kinh doanh dịch vụ cố định, nếu các doanh nghiệp kinh doanh di động lại làm cả di động và cố định rồi bù chéo sang dịch vụ cố định thì các doanh nghiệp cố định không cạnh tranh được.
Hoặc có người chỉ làm 2G hoặc 3G, nếu cứ bù chéo dịch vụ thì các doanh nghiệp chỉ kinh doanh 1 dịch vụ không thể hoạt động được. Như vậy lại phi cạnh tranh.
Việc bù chéo chỉ trong phạm vi nhất định. Nếu vượt quá mức đấy và cơ quan quản lý phát hiện việc bù chéo này ảnh hưởng tới các doanh nghiệp khác thì sẽ phải dừng.
Việc bù chéo chỉ trong phạm vi nhất định. Nếu vượt quá mức đấy và cơ quan quản lý phát hiện việc bù chéo này ảnh hưởng tới các doanh nghiệp khác thì sẽ phải dừng.
Thời gian qua, các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường như Viettel, VinaPhone, MobiFone bán giá cước dịch vụ 3G rất thấp hoặc khuyến mãi, chiết khấu lớn, dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể vào được thị trường.
Ví dụ Hanoi Telecom, GTel, SPT, Đông Dương,... đều gặp khó khăn lớn, phải rút ra khỏi thị trường hoặc phải sát nhập, phá sản, lâu dài sẽ ảnh hưởng tới người sử dụng dịch vụ vì sẽ quay trở lại độc quyền.
Nguyễn Lê
Bình luận