• Zalo

Bộ trưởng Thăng: 'Tôi đã thay đổi quan điểm về dân phượt'

Thời sựThứ Bảy, 20/09/2014 07:42:00 +07:00Google News

Thừa nhận từng nghĩ không tốt về dân phượt nhưng Bộ trưởng Giao thông cho hay, khi chứng kiến những gì họ đã làm sau vụ tai nạn xe khách Lào Cai ông đã thay đổi

Thừa nhận từng nghĩ không tốt về dân phượt nhưng Bộ trưởng Giao thông cho hay, khi chứng kiến những gì họ đã làm sau vụ tai nạn xe khách Lào Cai ông đã thay đổi quan điểm.

Tối 1/9, ngay khi nhận được thông tin một xe khách lao xuống vực ở Sa Pa (Lào Cai), Bộ trưởng Đinh La Thăng đã tức tốc tới hiện trường để chỉ đạo giải quyết vụ việc.

Hơn nửa tháng sau chuyến công tác bất ngờ giữa đêm khuya, chia sẻ với chúng tôi, ông cho hay, dù từng nghĩ không tốt về dân phượt nhưng nay ông đã thay đổi suy nghĩ bởi "các bạn ấy thực sự dũng cảm".

“Trong đếm tối vực sâu thăm thẳm 200 mét như vậy mà các bạn dám chia nhau đu dây xuống cứu người, nói thật là nhiều người không dám đu xuống. Thậm chí, bản thân tôi lúc quyết định đu xuống cũng có nhiều người can ngăn vì sợ nguy hiểm nhưng tôi nghĩ các bạn phượt xuống được thì mình cũng xuống được", ông Thăng nhớ lại.
 
Bộ trưởng Đinh La Thăng đã thay đổi quan điểm về dân phượt sau tai nạn xe khách. Ảnh: T.Phùng. 

Theo người đứng đầu ngành giao thông, sợi dây ông và Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long bám để đu xuống hiện trường cũng không phải dây của cơ quan chức năng mà là của đoàn phượt Phong Vân.

"Tôi đánh giá cao tấm lòng và sự dũng cảm, không quản hiểm nguy tham gia cứu hộ của các em. Nếu không có sự dũng cảm của nhóm phượt cứu nạn thì chắc chắn thương vong còn lớn hơn nhiều", Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh.

Trước đó, tại buổi trao thưởng cho các thành viên đoàn phượt do Bộ Giao thông tổ chức, anh Phạm Lê Tiến (29 tuổi - trưởng nhóm) cho biết, khi đang dẫn đầu đoàn bằng xe máy trên đường lên Sa Pa thì thấy xe khách Sao Việt xuống dốc với tốc độ cao, lấn sang làn đường ngược lại khiến xe máy của anh bị ép suýt rơi xuống rãnh thoát nước.

Một lúc sau, các thành viên phía sau đoàn gọi điện thông báo xe khách lao xuống vực. Khi anh Tiến quay lại thì đã thấy các thành viên nam trong đoàn cầm đèn pin men theo vách núi xuống cứu nạn.

Tới nơi, khi thấy nhiều người bị thương, gãy tay chân, chị Nguyễn Thị Quỳnh Trang đã gọi cho vị bác sĩ mình quen để nhờ hướng dẫn cách sơ cứu bởi phần lớn thành viên trong nhóm là sinh viên, lần đầu chứng kiến cảnh tượng hãi hùng này.

Tuy nhiên, theo chị Trang, các bạn rất sáng tạo khi rạch gối trên xe để lấy bông cầm máu vết thương; sử dụng đệm giường nằm bị bung ra để làm cáng đặt nạn nhân lên và dùng vải rèm xe, chăn buộc nạn nhân vào cáng.

Chị Trang cho biết, thêm hạnh phúc lớn nhất của nhóm là sau khi quyết định hủy hành trình lên Sa Pa, các thành viên quay lại bệnh viện thăm các nạn nhân, thấy nhiều người đã khỏe lại, nhận ra những người đã cứu mình và nói lời cảm ơn.

Trước đó, ngày 1/9, chiếc xe khách 45 chỗ chở theo 48 hành khách từ Sa Pa về thành phố Lào Cai lao xuống vực tại đoạn Tòng Sành - Dốc 3 tầng xã Tòng Sành, huyện Bát Xát (Lào Cai) khiến 13 người thiệt mạng, số còn lại bị thương. 16 thành viên trong đoàn phượt Phong Vân là những người chứng kiến và tham gia cứu hộ đầu tiên.

Theo Zing
Bình luận
vtcnews.vn