Sở hữu 5 cơ sở kinh doanh có thu nhập trên vài nghìn đôla mỗi tháng và dự định mở thêm 2 cơ sở trong tháng tới, Bùi Thị Phương (sinh năm 1989, cựu SV quản trị kinh doanh K47, ĐH Ngoại Thương, Hà Nội) đang từng bước biến ước mơ tỷ phú thành hiện thực.
Không lấy bằng đại học là một quyết định khác biệt của Phương. Dù chỉ còn một môn nữa cần phải học lại là có thể tốt nghiệp nhưng cô đã quyết định không lấy bằng đại học nữa. Với những gì mình thể hiện, Phương đã chứng minh được rằng, người ta nên đánh giá năng lực của một người dựa vào những gì họ làm chứ không chỉ nhìn vào bằng cấp.
“Scandal” bỏ chạy khỏi lớp
Trò chuyện cùng Phương, người đối diện cảm nhận ngay đây là một cô gái cứng cỏi, cá tính và suy nghĩ mạnh mẽ. Thế nhưng, vài năm trước, khi là sinh viên năm thứ nhất, Phương từng dính “scandal” theo cách rất yếu đuối, trái ngược với con người hiện giờ của cô, đó là chạy khỏi lớp và khóc nức nở.
Nhớ lại cú sốc đầu đời của mình, Phương bùi ngùi: “Bạn cứ tưởng tượng câu chuyện theo hướng này. Bạn làm mọi thứ, nỗ lực để đạt được mục tiêu bạn tin rằng, danh giá nhất là một chàng hoàng tử. Nhưng rồi khi ngày ấy đến, bạn vỡ mộng vì hoàng tử chỉ là… cái danh”.
Phương cho biết, lúc còn học phổ thông, cô đã mơ mộng quá nhiều điều tốt đẹp ở môi trường đại học. Nhưng, hiện thực không hề giống như mong đợi. Chính sự hụt hẫng đó đã tạo nên một động lực để Phương bắt đầu công việc kinh doanh.
Phương chia sẻ: “Ngay lúc vừa chạy vừa khóc ấy, mình đã tự hỏi nếu tiếp tục học hành thụ động, con đường của mình sau này sẽ thế nào? Cho nên mình chủ động khởi nghiệp từ thời điểm đó”.
Với một cô sinh viên tỉnh lẻ, mới “chân ướt chân ráo” lên thủ đô mà lao ngay vào việc kinh doanh thì rõ ràng là một sự mạo hiểm. Phương thú nhận:“Mình có thể khẳng định mình là một người thích mạo hiểm. Vậy nên ở thời điểm đó, mình không thấy sợ hay lo lắng điều gì.
Bắt đầu bằng việc kinh doanh shop thời trang, cái gì mình cũng thiếu: Kỹ năng, kiến thức, vốn, gu thẩm mỹ… Thiếu nhiều thứ lắm! Nhưng cái gì cũng cần được tìm hiểu và học dần. Cứ làm đi rồi sẽ biết khắc phục và hoàn thiện, chẳng ai hoàn mỹ ngay từ đầu cả”.
Kiên trì kinh doanh
Khi chia sẻ về quyết định khởi nghiệp, Phương vấp phải sự phản đối của không ít người, trước hết là của gia đình. Với tính cách tự chủ và dám chịu trách nhiệm trước mọi việc, Phương cho biết: “Khi biết mình có ý định kinh doanh, bố mẹ phản đối, nếu không nghe lời sẽ không chu cấp tiền. Nhưng mình vẫn quyết định phải tiếp tục kế hoạch và phải làm thật tốt”.
Bắt đầu kinh doanh bằng việc mở shop thời trang, Phương xác định việc mở shop chỉ để kiếm vốn đầu tư vào sự nghiệp khác nên Phương đã sang nhượng lại 3 shop thời trang do mình làm chủ, sau một thời gian.
Hiện tại, công việc kinh doanh của Phương tiến triển rất tốt. Cô bạn đang là chủ của một cơ ngơi khá hoành tráng: Bốn trung tâm tiếng Anh, một nhà hàng cơm dành cho sinh viên. Phương dự định, tháng Tám tới sẽ tiếp tục mở cơ sở tiếng Anh thứ năm và tháng 10 sẽ thêm một trung tâm mới tại TP. HCM. Để tạo dựng những cở sở tiếng Anh uy tín và không ngừng mở rộng, Phương và đội ngũ nhân viên của trung tâm đã nỗ lực tạo nên những giá trị khác biệt.
Với cách giảng dạy thân thiện, gần gũi và cởi mở, giáo viên tại trung tâm luôn tạo động lực cho các bạn học viên. Bên cạnh yếu tố chất lượng, chi phí cũng được Phương đảm bảo để các bạn sinh viên có thể tiếp cận với trung tâm của mình.
Còn nhà hàng cơm tiêu chí “ngon - sạch - rẻ” với ưu tiên dành cho các bạn sinh viên trường ĐH Ngoại thương là một minh chứng cho các giá trị mà Phương mang đến cho khách hàng.
Bạn chia sẻ: “Mình như một người thợ làm bánh, phải làm những cái bánh tốt nhất. Phản ứng của những người xung quanh trước việc mình làm không quan trọng. Câu trả lời nằm ở lượng khách hàng đến với mình”.
Khi được hỏi về ước mơ lớn nhất, Phương chia sẻ: “Mình mong muốn sẽ thành Bill Gates nữ của Việt Nam, kinh doanh thành công để làm từ thiện, xây những công trình và dự án phúc lợi cho xã hội”.
Phương cũng không quên nhắn nhủ với những bạn trẻ đang ấp ủ ý tưởng kinh doanh: “Tuổi trẻ là giai đoạn nhiều nhiệt huyết nhất, nếu muốn khởi nghiệp hãy bắt đầu ngay bây giờ! Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, đừng kéo dài hay trì hoãn ước mơ của các bạn”.
Các chàng trai thường e dè trước một cô gái cá tính và có khả năng tài chính lớn hơn mình. Khi được hỏi, Phương có lo ngại về điều này khi bản thân cô gần như “hội đủ” cả 2 yếu tố trên, Phương cho biết: “Mình nghĩ luôn có những người giỏi hơn mình. Trong môi trường mình đang làm việc, những chàng trai như thế không thiếu.
Không lấy bằng đại học là một quyết định khác biệt của Phương. Dù chỉ còn một môn nữa cần phải học lại là có thể tốt nghiệp nhưng cô đã quyết định không lấy bằng đại học nữa. Với những gì mình thể hiện, Phương đã chứng minh được rằng, người ta nên đánh giá năng lực của một người dựa vào những gì họ làm chứ không chỉ nhìn vào bằng cấp.
“Scandal” bỏ chạy khỏi lớp
Trò chuyện cùng Phương, người đối diện cảm nhận ngay đây là một cô gái cứng cỏi, cá tính và suy nghĩ mạnh mẽ. Thế nhưng, vài năm trước, khi là sinh viên năm thứ nhất, Phương từng dính “scandal” theo cách rất yếu đuối, trái ngược với con người hiện giờ của cô, đó là chạy khỏi lớp và khóc nức nở.
Bùi Thị Phương đang từng bước biến ước mơ tỷ phú thành hiện thực |
Phương cho biết, lúc còn học phổ thông, cô đã mơ mộng quá nhiều điều tốt đẹp ở môi trường đại học. Nhưng, hiện thực không hề giống như mong đợi. Chính sự hụt hẫng đó đã tạo nên một động lực để Phương bắt đầu công việc kinh doanh.
Phương chia sẻ: “Ngay lúc vừa chạy vừa khóc ấy, mình đã tự hỏi nếu tiếp tục học hành thụ động, con đường của mình sau này sẽ thế nào? Cho nên mình chủ động khởi nghiệp từ thời điểm đó”.
Với một cô sinh viên tỉnh lẻ, mới “chân ướt chân ráo” lên thủ đô mà lao ngay vào việc kinh doanh thì rõ ràng là một sự mạo hiểm. Phương thú nhận:“Mình có thể khẳng định mình là một người thích mạo hiểm. Vậy nên ở thời điểm đó, mình không thấy sợ hay lo lắng điều gì.
Bắt đầu bằng việc kinh doanh shop thời trang, cái gì mình cũng thiếu: Kỹ năng, kiến thức, vốn, gu thẩm mỹ… Thiếu nhiều thứ lắm! Nhưng cái gì cũng cần được tìm hiểu và học dần. Cứ làm đi rồi sẽ biết khắc phục và hoàn thiện, chẳng ai hoàn mỹ ngay từ đầu cả”.
Kiên trì kinh doanh
Khi chia sẻ về quyết định khởi nghiệp, Phương vấp phải sự phản đối của không ít người, trước hết là của gia đình. Với tính cách tự chủ và dám chịu trách nhiệm trước mọi việc, Phương cho biết: “Khi biết mình có ý định kinh doanh, bố mẹ phản đối, nếu không nghe lời sẽ không chu cấp tiền. Nhưng mình vẫn quyết định phải tiếp tục kế hoạch và phải làm thật tốt”.
|
Hiện tại, công việc kinh doanh của Phương tiến triển rất tốt. Cô bạn đang là chủ của một cơ ngơi khá hoành tráng: Bốn trung tâm tiếng Anh, một nhà hàng cơm dành cho sinh viên. Phương dự định, tháng Tám tới sẽ tiếp tục mở cơ sở tiếng Anh thứ năm và tháng 10 sẽ thêm một trung tâm mới tại TP. HCM. Để tạo dựng những cở sở tiếng Anh uy tín và không ngừng mở rộng, Phương và đội ngũ nhân viên của trung tâm đã nỗ lực tạo nên những giá trị khác biệt.
Với cách giảng dạy thân thiện, gần gũi và cởi mở, giáo viên tại trung tâm luôn tạo động lực cho các bạn học viên. Bên cạnh yếu tố chất lượng, chi phí cũng được Phương đảm bảo để các bạn sinh viên có thể tiếp cận với trung tâm của mình.
Còn nhà hàng cơm tiêu chí “ngon - sạch - rẻ” với ưu tiên dành cho các bạn sinh viên trường ĐH Ngoại thương là một minh chứng cho các giá trị mà Phương mang đến cho khách hàng.
Bạn chia sẻ: “Mình như một người thợ làm bánh, phải làm những cái bánh tốt nhất. Phản ứng của những người xung quanh trước việc mình làm không quan trọng. Câu trả lời nằm ở lượng khách hàng đến với mình”.
Khi được hỏi về ước mơ lớn nhất, Phương chia sẻ: “Mình mong muốn sẽ thành Bill Gates nữ của Việt Nam, kinh doanh thành công để làm từ thiện, xây những công trình và dự án phúc lợi cho xã hội”.
Phương cũng không quên nhắn nhủ với những bạn trẻ đang ấp ủ ý tưởng kinh doanh: “Tuổi trẻ là giai đoạn nhiều nhiệt huyết nhất, nếu muốn khởi nghiệp hãy bắt đầu ngay bây giờ! Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, đừng kéo dài hay trì hoãn ước mơ của các bạn”.
Các chàng trai thường e dè trước một cô gái cá tính và có khả năng tài chính lớn hơn mình. Khi được hỏi, Phương có lo ngại về điều này khi bản thân cô gần như “hội đủ” cả 2 yếu tố trên, Phương cho biết: “Mình nghĩ luôn có những người giỏi hơn mình. Trong môi trường mình đang làm việc, những chàng trai như thế không thiếu.
Theo Minh Vương/ Sinh viên Việt Nam
Bình luận