Sẽ thật thiếu sót nếu đến Vườn quốc gia Yok Đôn (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk) mà không ghé thăm mộ vua săn voi và khu lăng mộ của các “Gru” (dũng sĩ săn voi) nằm dưới thung lũng ở xã Krông Ana.
Huyền thoại săn voi
Đến huyện Buôn Đôn, chúng tôi được ông Amasắc, người M’nông, dẫn đi đường tắt, cắt rừng, rồi men theo bờ sông Sêrêpốk để đến thung lũng Gru nhanh hơn.
Sông Sêrêpốk nằm dưới chân dãy núi Yang hùng vĩ, uốn lượn hình vòng cung, nhìn xa như bộ ngực vạm vỡ của chàng Đam San ưỡn ra phía trước che chắn cho những buôn làng M’nông.
Thung lũng Gru là nơi yên nghỉ của những chiến binh một thời, những dũng tượng trứ danh mà chỉ Buôn Đôn mới có. Trong không gian tịnh vắng rõ tiếng lá lào xào, tiếng con thú giẫm lên cành cây khô lắc rắc đâu đây.
Ông Ama Sắc cho biết, trước kia, đây là cánh rừng bạt ngàn cây cối giữa một thung lũng của xã Krông Na. Sau khi vua săn voi Y Thu K’Nul qua đời, ông được chôn cất ở đây.
Điều đặc biệt không phải người nào trong vùng sau khi khuất núi đều được an táng ở đây. Khu nghĩa địa này chỉ dành riêng cho những dũng sĩ săn voi nổi tiếng ở bản Đôn, nằm tách biệt với cộng đồng dân cư.
“Thực ra, ở Tây Nguyên, vua săn voi hay ông tổ của nghề săn voi chỉ có một, đó là Y Thu K’nul, những người săn voi khác, dù giỏi, cũng gọi là dũng sĩ săn voi, tức Gru thôi. Danh hiệu vua săn voi (tiếng Thái là Khun Su Nốp) là do vua Xiêm La phong sau khi nhà vua được tặng một con bạch tượng quý, vì thế nên gọi là, có nghĩa “vua săn voi".
Y Thu là ông tổ nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Ông từng bắt hơn 500 con voi rừng, là tù trưởng thế lực, uy tín, được các tộc trưởng các tộc người ở Tây Nguyên và vua Xiêm La, vua Bảo Đại, rất tôn quý”, ông Sắc nói, phá vỡ không gian tĩnh lặng.
Theo ông Sắc, Y Thu K’Nul có cha người M’nông, mẹ gốc Lào. Ông sinh năm 1828, và thọ đến 110 tuổi. Trong cuộc đời, Y Thu đã bắt và thuần dưỡng khoảng 500 con voi rừng ở Tây Nguyên và được người dân xem là một tù trưởng đầy uy lực, được các tộc trưởng khác ở Tây Nguyên tôn trọng.
Đối với người M’Nông hay các dân tộc ở Lào và Xiêm La, voi trắng là hiện thân của vua chúa, sức mạnh của quyền lực. Chính nhờ việc bắt được con voi này mà danh tiếng của vua săn voi Y Thu vang danh bốn phương. Vì nể phục Y Thu nên vua Bảo Đại thường lệnh cho ông tháp tùng trong những chuyến đi săn.
Sau khi ông qua đời, đích thân vua Bảo Đại và người Pháp đã thiết kế lăng mộ có đường hầm dẫn vào bên trong rồi cho các kỹ sư nổi tiếng thời bấy giờ xây dựng. Mộ của vua săn voi Khun Su Nốp là lăng mộ lớn, hình khối. Sát bên cạnh là mộ của R'leo K'Nul, cháu gọi vua voi bằng cậu. Ngôi một này xây dựng theo lối kiến trúc hình chóp của Campuchia.
Mặc dù vua voi chỉ có một, nhưng đến đời Ama Kông, với thành tích săn và thuần dưỡng gần 300 con voi rừng, thì ông cũng được phong là vua voi, hậu duệ của vua voi Khun Su Nốp. Điều này được 2 dòng họ Knul và Êban ghi rõ trong thông cáo đặc biệt lúc vua săn voi Amakông qua đời: “Đại trưởng lão, huyền thoại săn voi số 1 Việt Nam, người được mệnh danh là vua voi Ama Kông, một hậu duệ kế cận của ông tổ săn voi Khun Su Nốp”.
Chỉ vào đường hầm nằm dưới tháp mộ, ông Sắc bảo theo phong tục của đồng bào, nơi an nghỉ của người chết là khu vực cấm, nếu không có việc thì không ai được phép vào vì như vậy sẽ quấy nhiễu người chết, làm kinh động các hồn ma. Luật tục duy trì qua hàng bao đời người nhưng không đủ sức ngăn chặn lòng tham của những kẻ ngỗ ngược, tham lam.
“Cách đây mươi năm, cả 2 khu mộ này bị kẻ gian lẻn vào khoét mộ lấy hết vàng bạc được chôn theo cụ tổ và vợ. Đó là những của cải báu vật mà vua Xiêm La, vua Bảo Đại, các tù trưởng tặng cho cụ tổ và rất nhiều của cải được chia từ người thân trong gia đình”, ông Sắc nói.
Chuyện tình người với voi
Với người Tây Nguyên nói chung và Buôn Đôn nói riêng, con voi không chỉ thông minh mà còn rất hiền lành, là trợ thủ đắc lực cho con người từ khi sinh ra đến khi nằm xuống. Chính vì thế, voi là vật quý nhất trong cuộc đời và được yêu thuơng như người thân trong gia đình. Khi voi chết vì bất cú lý do gì, cũng khiến gia chủ nó đau buồn rất lâu. Và con voi được an táng với nghi thức như người.
Tại thung lũng Gru, ngoài những ngôi mộ của các Gru, còn có nhiều ngôi mộ lớn khác với kết cấu hùng tráng, uy nghiêm được ông Sắc cho biết đó là mộ những con voi cưng của Gru vĩ đại nhất Buôn Đôn. Những ngôi mộ này nằm trong lùm cây rậm rạp, ông Sắc bảo, không nên lại gần, vì có thể có hang rắn độc trong đó, rất nguy hiểm.
“Voi là bạn, là người thân, là anh em… mỗi khi voi bệnh, gia đình và các Gru lo như người thân của mình bệnh, mời thầy đến cúng, chữa bệnh cho voi đến khi nào khỏi mới thôi. Ngày xưa, mỗi khi voi bệnh, các Gru lại thả voi về rừng để nó tự tìm thuốc chữa bệnh. Còn bây giờ, có thầy thuốc đến khám. Với lại, không dám thả voi vào rừng nữa, vì sợ kẻ gian săn mất. Mà chúng săn không phải để mang về thuần dưỡng, mà giết chúng. Thương lắm, nên không dám thả nữa”, ông Sắc nói.
Tình yêu của con người với voi thể hiện ngay cả khi đã chết bằng cách gắn trên mộ những biểu tượng ngà voi, hình voi. Tùy theo đẳng cấp và sự giàu sang của người chết mà các biểu tượng này thể hiện khác nhau với các họa tiết, chạm khắc trên mộ tinh xảo. Trước lăng mộ có biểu tượng hình voi, mãnh thú và chim công được tạc bằng gỗ và sơn màu sặc sỡ.
Ông Sắc bảo, voi là một trong những loài thông minh nhất trong thế giới loài vật. Chúng cảm nhận được mức độ tình cảm của chủ nhân với chúng đến đâu, nhiều hay ít.
Thậm chí, chúng còn biết làm chủ vui, pha trò khi thấy chủ gặp chuyện không vui. Còn khi chủ nhân đã coi chúng như người bạn, người thân, thì dù đang bệnh, chúng cũng không quản mệt nhọc để phục vụ chủ đến cùng. Trong lịch sử, voi từng cứu không ít chủ của chúng khỏi nanh vuốt thú dữ. Nhưng nếu chủ nhân đối xử không tốt với chúng, chúng sẽ buồn và không sống thọ, thậm chí, gặp những con voi ngang bướng, chúng sẽ phá bĩnh.
Nguồn: Phúc Lập(Nông nghiệp VN)
Huyền thoại săn voi
Đến huyện Buôn Đôn, chúng tôi được ông Amasắc, người M’nông, dẫn đi đường tắt, cắt rừng, rồi men theo bờ sông Sêrêpốk để đến thung lũng Gru nhanh hơn.
Sông Sêrêpốk nằm dưới chân dãy núi Yang hùng vĩ, uốn lượn hình vòng cung, nhìn xa như bộ ngực vạm vỡ của chàng Đam San ưỡn ra phía trước che chắn cho những buôn làng M’nông.
Thung lũng Gru là nơi yên nghỉ của những chiến binh một thời, những dũng tượng trứ danh mà chỉ Buôn Đôn mới có. Trong không gian tịnh vắng rõ tiếng lá lào xào, tiếng con thú giẫm lên cành cây khô lắc rắc đâu đây.
Ngôi mộ hình khối bên trái của vua voi Khun Su Nốp |
Ông Ama Sắc cho biết, trước kia, đây là cánh rừng bạt ngàn cây cối giữa một thung lũng của xã Krông Na. Sau khi vua săn voi Y Thu K’Nul qua đời, ông được chôn cất ở đây.
Điều đặc biệt không phải người nào trong vùng sau khi khuất núi đều được an táng ở đây. Khu nghĩa địa này chỉ dành riêng cho những dũng sĩ săn voi nổi tiếng ở bản Đôn, nằm tách biệt với cộng đồng dân cư.
“Thực ra, ở Tây Nguyên, vua săn voi hay ông tổ của nghề săn voi chỉ có một, đó là Y Thu K’nul, những người săn voi khác, dù giỏi, cũng gọi là dũng sĩ săn voi, tức Gru thôi. Danh hiệu vua săn voi (tiếng Thái là Khun Su Nốp) là do vua Xiêm La phong sau khi nhà vua được tặng một con bạch tượng quý, vì thế nên gọi là, có nghĩa “vua săn voi".
Mộ hình chóp của R'leo K'Nul trong thung lũng Gru |
Y Thu là ông tổ nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Ông từng bắt hơn 500 con voi rừng, là tù trưởng thế lực, uy tín, được các tộc trưởng các tộc người ở Tây Nguyên và vua Xiêm La, vua Bảo Đại, rất tôn quý”, ông Sắc nói, phá vỡ không gian tĩnh lặng.
Theo ông Sắc, Y Thu K’Nul có cha người M’nông, mẹ gốc Lào. Ông sinh năm 1828, và thọ đến 110 tuổi. Trong cuộc đời, Y Thu đã bắt và thuần dưỡng khoảng 500 con voi rừng ở Tây Nguyên và được người dân xem là một tù trưởng đầy uy lực, được các tộc trưởng khác ở Tây Nguyên tôn trọng.
Đối với người M’Nông hay các dân tộc ở Lào và Xiêm La, voi trắng là hiện thân của vua chúa, sức mạnh của quyền lực. Chính nhờ việc bắt được con voi này mà danh tiếng của vua săn voi Y Thu vang danh bốn phương. Vì nể phục Y Thu nên vua Bảo Đại thường lệnh cho ông tháp tùng trong những chuyến đi săn.
Vua voi Ama Kông (ảnh tư liệu) |
Sau khi ông qua đời, đích thân vua Bảo Đại và người Pháp đã thiết kế lăng mộ có đường hầm dẫn vào bên trong rồi cho các kỹ sư nổi tiếng thời bấy giờ xây dựng. Mộ của vua săn voi Khun Su Nốp là lăng mộ lớn, hình khối. Sát bên cạnh là mộ của R'leo K'Nul, cháu gọi vua voi bằng cậu. Ngôi một này xây dựng theo lối kiến trúc hình chóp của Campuchia.
Mặc dù vua voi chỉ có một, nhưng đến đời Ama Kông, với thành tích săn và thuần dưỡng gần 300 con voi rừng, thì ông cũng được phong là vua voi, hậu duệ của vua voi Khun Su Nốp. Điều này được 2 dòng họ Knul và Êban ghi rõ trong thông cáo đặc biệt lúc vua săn voi Amakông qua đời: “Đại trưởng lão, huyền thoại săn voi số 1 Việt Nam, người được mệnh danh là vua voi Ama Kông, một hậu duệ kế cận của ông tổ săn voi Khun Su Nốp”.
Mộ của Ama Kông |
Chỉ vào đường hầm nằm dưới tháp mộ, ông Sắc bảo theo phong tục của đồng bào, nơi an nghỉ của người chết là khu vực cấm, nếu không có việc thì không ai được phép vào vì như vậy sẽ quấy nhiễu người chết, làm kinh động các hồn ma. Luật tục duy trì qua hàng bao đời người nhưng không đủ sức ngăn chặn lòng tham của những kẻ ngỗ ngược, tham lam.
“Cách đây mươi năm, cả 2 khu mộ này bị kẻ gian lẻn vào khoét mộ lấy hết vàng bạc được chôn theo cụ tổ và vợ. Đó là những của cải báu vật mà vua Xiêm La, vua Bảo Đại, các tù trưởng tặng cho cụ tổ và rất nhiều của cải được chia từ người thân trong gia đình”, ông Sắc nói.
Video voi nổi điên trong công viên
Chuyện tình người với voi
Với người Tây Nguyên nói chung và Buôn Đôn nói riêng, con voi không chỉ thông minh mà còn rất hiền lành, là trợ thủ đắc lực cho con người từ khi sinh ra đến khi nằm xuống. Chính vì thế, voi là vật quý nhất trong cuộc đời và được yêu thuơng như người thân trong gia đình. Khi voi chết vì bất cú lý do gì, cũng khiến gia chủ nó đau buồn rất lâu. Và con voi được an táng với nghi thức như người.
Tại thung lũng Gru, ngoài những ngôi mộ của các Gru, còn có nhiều ngôi mộ lớn khác với kết cấu hùng tráng, uy nghiêm được ông Sắc cho biết đó là mộ những con voi cưng của Gru vĩ đại nhất Buôn Đôn. Những ngôi mộ này nằm trong lùm cây rậm rạp, ông Sắc bảo, không nên lại gần, vì có thể có hang rắn độc trong đó, rất nguy hiểm.
Một số ngôi mộ dũng sĩ săn voi trong thung lũng Gru |
“Voi là bạn, là người thân, là anh em… mỗi khi voi bệnh, gia đình và các Gru lo như người thân của mình bệnh, mời thầy đến cúng, chữa bệnh cho voi đến khi nào khỏi mới thôi. Ngày xưa, mỗi khi voi bệnh, các Gru lại thả voi về rừng để nó tự tìm thuốc chữa bệnh. Còn bây giờ, có thầy thuốc đến khám. Với lại, không dám thả voi vào rừng nữa, vì sợ kẻ gian săn mất. Mà chúng săn không phải để mang về thuần dưỡng, mà giết chúng. Thương lắm, nên không dám thả nữa”, ông Sắc nói.
Tình yêu của con người với voi thể hiện ngay cả khi đã chết bằng cách gắn trên mộ những biểu tượng ngà voi, hình voi. Tùy theo đẳng cấp và sự giàu sang của người chết mà các biểu tượng này thể hiện khác nhau với các họa tiết, chạm khắc trên mộ tinh xảo. Trước lăng mộ có biểu tượng hình voi, mãnh thú và chim công được tạc bằng gỗ và sơn màu sặc sỡ.
Ông Sắc bảo, voi là một trong những loài thông minh nhất trong thế giới loài vật. Chúng cảm nhận được mức độ tình cảm của chủ nhân với chúng đến đâu, nhiều hay ít.
Thậm chí, chúng còn biết làm chủ vui, pha trò khi thấy chủ gặp chuyện không vui. Còn khi chủ nhân đã coi chúng như người bạn, người thân, thì dù đang bệnh, chúng cũng không quản mệt nhọc để phục vụ chủ đến cùng. Trong lịch sử, voi từng cứu không ít chủ của chúng khỏi nanh vuốt thú dữ. Nhưng nếu chủ nhân đối xử không tốt với chúng, chúng sẽ buồn và không sống thọ, thậm chí, gặp những con voi ngang bướng, chúng sẽ phá bĩnh.
Nguồn: Phúc Lập(Nông nghiệp VN)
Bình luận