Tai buổi họp báo thường kỳ tháng 4 của Bộ Công Thương chiều 27/4, vấn đề tiền điện nhiều hộ gia đình tăng cao, thậm chí gấp đôi so với hóa đơn tháng trước được nhiều phóng viên chất vấn đại diện ngành điện.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Trần Tuấn Anh, không có chuyện biểu giá mới lợi cho ngành điện để người dân phải chịu thiệt. “Khi quyết định điều chỉnh, biểu giá đã được Bộ Công Thương, Chính phủ xem xét kỹ lưỡng bởi đây là mặt hàng rất nhạy cảm, liên quan đến đời sống người dân”, ông Tuấn Anh nói.
Trong khi đó, Phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực - Đinh Thế Phúc cho hay, do hiện có đến 18 triệu hộ khách hàng dùng điện nên EVN không thể chốt công tơ cho tất cả vào ngày thay đổi giá. Nhưng không phải vì thế mà tất cả số điện đều được áp mức giá tăng 7,5%.
Cụ thể, nếu một khách hàng được ghi công tơ từ 11/3 đến 11/4 thì sẽ có 5 ngày đầu tính theo giá cũ, còn từ 16/3 đến 11/4 sẽ tính theo biểu giá mới.
Ông Phúc cũng cho hay, cách tính này đã được các tổng công ty điện lực đăng tải trên website. Ví dụ, theo cách tính của Điện lực TP HCM, nếu sản lượng điện dùng của một hộ gia đình trong tháng 4 (từ 12/3 đến 12/4) là 308 kWh thì 30 kWh của 3 ngày đầu (12-15/3) sẽ được tính mức giá cũ. Từ 16/3-12/4, thời điểm áp giá mới, điện năng tiêu thụ là 278 kWh.
Để tính định mức bậc thang giá sinh hoạt cũ, ngành điện sẽ căn cứ hạn mức bậc một và hai mỗi ngày 1,7kWh nhân với số ngày thực dùng (trong trường hợp trên là 3 ngày), để ra định mức lần lượt là bậc một 5kWh, bậc 2 là 5kWh. Tương tự, các bậc thang tiếp theo được định mức mỗi ngày là 3,2kWh, đem nhân với 3 ngày sẽ ra định mức bậc 3 và 4 lần lượt là 10kWh.
Cách tính tương tự sẽ tìm ra được định mức bậc thang giá sinh hoạt mới lần lượt bậc một và hai là 45kWh, bậc ba và bốn là 90kWh, còn lại sẽ là bậc 5. Khi cộng hai định mức (cũ và mới) sẽ ra đúng bằng định mức từng bậc lần lượt, bậc 1 là 50kWh, bậc 2 cũng 50kWh, và bậc 3, 4, 5 lần lượt 100kWh.
“Thực tế tiền điện tăng do tháng vừa qua có nhiều ngày nắng nóng, khi đó các thiết bị dùng điện tăng nhiều hơn, điều hoà, tủ lạnh chạy nhiều hơn dẫn đến tăng giá điện so với tháng trước”, ông Phúc nhấn mạnh.
Nguồn: VnExpress
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Trần Tuấn Anh, không có chuyện biểu giá mới lợi cho ngành điện để người dân phải chịu thiệt. “Khi quyết định điều chỉnh, biểu giá đã được Bộ Công Thương, Chính phủ xem xét kỹ lưỡng bởi đây là mặt hàng rất nhạy cảm, liên quan đến đời sống người dân”, ông Tuấn Anh nói.
Trong khi đó, Phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực - Đinh Thế Phúc cho hay, do hiện có đến 18 triệu hộ khách hàng dùng điện nên EVN không thể chốt công tơ cho tất cả vào ngày thay đổi giá. Nhưng không phải vì thế mà tất cả số điện đều được áp mức giá tăng 7,5%.
Cụ thể, nếu một khách hàng được ghi công tơ từ 11/3 đến 11/4 thì sẽ có 5 ngày đầu tính theo giá cũ, còn từ 16/3 đến 11/4 sẽ tính theo biểu giá mới.
Tiền điện nhiều hộ gia đình tăng cao, thậm chí gấp đôi so với hóa đơn tháng trước |
Để tính định mức bậc thang giá sinh hoạt cũ, ngành điện sẽ căn cứ hạn mức bậc một và hai mỗi ngày 1,7kWh nhân với số ngày thực dùng (trong trường hợp trên là 3 ngày), để ra định mức lần lượt là bậc một 5kWh, bậc 2 là 5kWh. Tương tự, các bậc thang tiếp theo được định mức mỗi ngày là 3,2kWh, đem nhân với 3 ngày sẽ ra định mức bậc 3 và 4 lần lượt là 10kWh.
Cách tính tương tự sẽ tìm ra được định mức bậc thang giá sinh hoạt mới lần lượt bậc một và hai là 45kWh, bậc ba và bốn là 90kWh, còn lại sẽ là bậc 5. Khi cộng hai định mức (cũ và mới) sẽ ra đúng bằng định mức từng bậc lần lượt, bậc 1 là 50kWh, bậc 2 cũng 50kWh, và bậc 3, 4, 5 lần lượt 100kWh.
“Thực tế tiền điện tăng do tháng vừa qua có nhiều ngày nắng nóng, khi đó các thiết bị dùng điện tăng nhiều hơn, điều hoà, tủ lạnh chạy nhiều hơn dẫn đến tăng giá điện so với tháng trước”, ông Phúc nhấn mạnh.
Nguồn: VnExpress
Bình luận