Trong thời gian năm 2013, 2014 Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến nội dung thông tin trên báo in và trang thông tin điện tử tổng hợp của Báo Người cao tuổi; trong đó nội dung đơn thư phản ánh nhiều bài viết trên báo Người cao tuổi thông tin sai sự thật, làm lộ bí mật nhà nước, bí mật công tác của cơ quan Nhà nước.
Để xem xét, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân, ngày 07/11/2014, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 1643/QĐ-BTTTT về việc thanh tra đột xuất Báo Người cao tuổi trong lĩnh vực báo chí và thông tin trên mạng (thời hạn thanh tra 15 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định thanh tra).
Hành trình thanh tra báo Người cao tuổi
Ngày 07/11/2014 Đoàn Thanh tra công bố Quyết định thanh tra đột xuất báo Người cao tuổi; gửi Đề cương thanh tra và đề nghị báo Người cao tuổi báo cáo theo đề cương. Sau đó, Đoàn Thanh tra gửi Công văn số 02/ĐTT đề nghị báo Người cao tuổi cung cấp thông tin, tài liệu về đơn thư, khiếu nại trong thời kỳ thanh tra.
Ngày 26/11/2014, Đoàn Thanh tra và đại diện báo Người cao tuổi đã lập biên bản giao nhận thông tin, tài liệu số 05/ĐTT về việc giao nhận tài liệu theo yêu cầu tại công văn số 02/ĐTT của Đoàn thanh tra.
Xét thấy vụ việc có tính chất phức tạp, có liên quan đến nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân; Trưởng đoàn thanh tra đã có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông gia hạn thời hạn thanh tra đột xuất Báo Người cao tuổi.
Ngày 21/11/2014 Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 1735/QĐ-BTTTT về việc gia hạn thời hạn thanh tra đột xuất Báo Người cao tuổi (thời gian gia hạn là 30 ngày làm việc kể từ ngày 28/11/2014).
Tổng số thời gian thanh tra tại báo Người cao tuổi theo hai Quyết định nêu trên là 45 ngày làm việc, tính từ ngày 07/11/2014.
Sau đó, trưởng đoàn thanh tra có báo cáo gửi Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về kết quả bước đầu sau 7 ngày thanh tra tại báo Người cao tuổi. Đoàn Thanh tra có công văn số 03/ĐTT về việc đề nghị báo Người cao tuổi giải trình một số bài viết có trên trang thông tin điện tử tổng hợp www.nguoicaotuoi.org.vn nhưng không có trên báo in.
Đoàn Thanh tra đã nhận được báo cáo số 394b/cv-BNCT ngày 26/11/2014 về việc giải trình, trả lời công văn số 03/ĐTT của Đoàn Thanh tra.
Ngày 05/01/2015, Đoàn Thanh tra đã có thông báo số 08/CBC-ĐTTra về việc thông báo kết thúc thanh tra là ngày 07/01/2015; trong văn bản thông báo cũng nêu rõ: “Trong quá trình xây dựng kết luận thanh tra, nếu cần xác minh hoặc cung cấp thêm thông tin, tài liệu để làm rõ nội dung trước khi kết luận thanh tra, yêu cầu báo Người cao tuổi cung cấp đầy đủ, kịp thời”.
Trong quá trình thanh tra và báo cáo kết luận thanh tra, để bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời, Đoàn Thanh tra đã tổ chức xác minh các bài viết có dấu hiệu vi phạm pháp luật về báo chí và thông tin trên mạng, dấu hiệu vi phạm pháp luật khác.
Cụ thể, cử cán bộ phối hợp với Cục A87, Bộ Công an đề nghị Tổng cục III, Bộ Công an cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến các bài viết về ngành Công an trên báo Người cao tuổi, có công văn gửi Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị phối hợp, cung cấp thông tin...
Để tạo điều kiện thuận lợi cho báo Người cao tuổi thực hiện quyền và nghĩa vụ, cũng như bảo đảm tính chính xác, khách quan trong việc kết luận thanh tra, Đoàn Thanh tra đã có giấy mời số 145/CBC-ĐTT ngày 28/01/2015 về việc mời báo Người cao tuổi trao đổi, làm việc với Đoàn Thanh tra.
Trên cơ sở thống nhất thời gian với báo Người cao tuổi, ngày 31/01/2015 Đoàn thanh tra đã tổ chức buổi làm việc với ông Tổng biên tập Báo Người cao tuổi và tập thể Lãnh đạo Báo Người cao tuổi để trao đổi một số vấn đề về nội dung thanh tra và yêu cầu báo Người cao tuổi có báo cáo giải trình gửi Đoàn Thanh tra chậm nhất là ngày 03/02/2015.
Gửi phong bì thay báo cáo giải trình
Liên quan đến việc giải trình của báo Người cao tuổi, vào hồi 16h00’ ngày 02/02/2015, Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được 1 phong bì mang số 18/BNCT của Báo Người cao tuổi theo đường văn thư cơ quan, đóng dấu Công văn đến số 1441 ngày 02/02/2015 gửi Thứ trưởng Trương Minh Tuấn.
Khi bóc bì, phát hiện có 21 tờ tiền mệnh giá 500.000đ, tổng cộng: 10.500.000đ (Mười triệu năm trăm ngàn đồng chẵn). Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông và cán bộ liên quan đã tiến hành lập biên bản ghi nhận vụ việc báo cáo Lãnh đạo Bộ, yêu cầu báo Người cao tuổi cử người nhận lại tiền.
Cùng ngày, Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông (là đơn vị có ông Lưu Đình Phúc, Phó Cục trưởng Cục Báo chí được cử làm Trưởng đoàn thanh tra đột xuất báo Người cao tuổi) cũng nhận được 3 phong bì do Báo Người cao tuổi gửi tới.
Khi bóc bì phát hiện có tiền, gồm: 1 phong bì trong có 3 triệu đồng đề gửi ông Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng; 1 phong bì trong có 2 triệu đồng đề gửi ông Nguyễn Thái Thiên, Phó Cục trưởng và 1 phong bì trong có 2 triệu đồng đề gửi ông Vũ Đình Phúc, Phó Cục trưởng. Cục Báo chí cũng đã lập biên bản vụ việc và yêu cầu báo Người cao tuổi cử người nhận lại tiền.
Đến hết ngày 03/02/2015, báo Người cao tuổi vẫn không gửi báo cáo giải trình theo yêu cầu của Đoàn Thanh tra. Thay vì gửi báo cáo giải trình, báo Người cao tuổi gửi 4 phong bì có số tiền như nêu trên đến những người liên quan công tác thanh tra và chỉ đạo thanh tra báo Người cao tuổi.
Ngày 05/02/2015, theo đúng quy trình, thủ tục thanh tra, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký Kết luận thanh tra số 01/KL-BTTTT.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Công văn số 22/BTTTT-ĐTT ngày 05/02/2015 gửi Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) kèm hồ sơ vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại Báo Người cao tuổi đề nghị xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Luật Thanh tra, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức họp báo để công khai Kết luận thanh tra theo đúng quy định.
Trên cơ sở đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông và căn cứ kết quả điều tra, xác minh ban đầu, thấy hành vi viết, biên tập và đăng tải các bài viết trên báo Người cao tuổi có nội dung xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Xác định có dấu hiệu của tội phạm, ngày 09/02/2015, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" xảy ra tại TP Hà Nội và một số địa phương khác, quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự.
Để xem xét, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân, ngày 07/11/2014, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 1643/QĐ-BTTTT về việc thanh tra đột xuất Báo Người cao tuổi trong lĩnh vực báo chí và thông tin trên mạng (thời hạn thanh tra 15 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định thanh tra).
Hành trình thanh tra báo Người cao tuổi
Ngày 07/11/2014 Đoàn Thanh tra công bố Quyết định thanh tra đột xuất báo Người cao tuổi; gửi Đề cương thanh tra và đề nghị báo Người cao tuổi báo cáo theo đề cương. Sau đó, Đoàn Thanh tra gửi Công văn số 02/ĐTT đề nghị báo Người cao tuổi cung cấp thông tin, tài liệu về đơn thư, khiếu nại trong thời kỳ thanh tra.
Ngày 26/11/2014, Đoàn Thanh tra và đại diện báo Người cao tuổi đã lập biên bản giao nhận thông tin, tài liệu số 05/ĐTT về việc giao nhận tài liệu theo yêu cầu tại công văn số 02/ĐTT của Đoàn thanh tra.
Xét thấy vụ việc có tính chất phức tạp, có liên quan đến nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân; Trưởng đoàn thanh tra đã có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông gia hạn thời hạn thanh tra đột xuất Báo Người cao tuổi.
Ngày 21/11/2014 Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 1735/QĐ-BTTTT về việc gia hạn thời hạn thanh tra đột xuất Báo Người cao tuổi (thời gian gia hạn là 30 ngày làm việc kể từ ngày 28/11/2014).
Tổng số thời gian thanh tra tại báo Người cao tuổi theo hai Quyết định nêu trên là 45 ngày làm việc, tính từ ngày 07/11/2014.
Sau đó, trưởng đoàn thanh tra có báo cáo gửi Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về kết quả bước đầu sau 7 ngày thanh tra tại báo Người cao tuổi. Đoàn Thanh tra có công văn số 03/ĐTT về việc đề nghị báo Người cao tuổi giải trình một số bài viết có trên trang thông tin điện tử tổng hợp www.nguoicaotuoi.org.vn nhưng không có trên báo in.
Đoàn Thanh tra đã nhận được báo cáo số 394b/cv-BNCT ngày 26/11/2014 về việc giải trình, trả lời công văn số 03/ĐTT của Đoàn Thanh tra.
Ngày 05/01/2015, Đoàn Thanh tra đã có thông báo số 08/CBC-ĐTTra về việc thông báo kết thúc thanh tra là ngày 07/01/2015; trong văn bản thông báo cũng nêu rõ: “Trong quá trình xây dựng kết luận thanh tra, nếu cần xác minh hoặc cung cấp thêm thông tin, tài liệu để làm rõ nội dung trước khi kết luận thanh tra, yêu cầu báo Người cao tuổi cung cấp đầy đủ, kịp thời”.
Trong quá trình thanh tra và báo cáo kết luận thanh tra, để bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời, Đoàn Thanh tra đã tổ chức xác minh các bài viết có dấu hiệu vi phạm pháp luật về báo chí và thông tin trên mạng, dấu hiệu vi phạm pháp luật khác.
Cụ thể, cử cán bộ phối hợp với Cục A87, Bộ Công an đề nghị Tổng cục III, Bộ Công an cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến các bài viết về ngành Công an trên báo Người cao tuổi, có công văn gửi Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị phối hợp, cung cấp thông tin...
Để tạo điều kiện thuận lợi cho báo Người cao tuổi thực hiện quyền và nghĩa vụ, cũng như bảo đảm tính chính xác, khách quan trong việc kết luận thanh tra, Đoàn Thanh tra đã có giấy mời số 145/CBC-ĐTT ngày 28/01/2015 về việc mời báo Người cao tuổi trao đổi, làm việc với Đoàn Thanh tra.
Trên cơ sở thống nhất thời gian với báo Người cao tuổi, ngày 31/01/2015 Đoàn thanh tra đã tổ chức buổi làm việc với ông Tổng biên tập Báo Người cao tuổi và tập thể Lãnh đạo Báo Người cao tuổi để trao đổi một số vấn đề về nội dung thanh tra và yêu cầu báo Người cao tuổi có báo cáo giải trình gửi Đoàn Thanh tra chậm nhất là ngày 03/02/2015.
Gửi phong bì thay báo cáo giải trình
Liên quan đến việc giải trình của báo Người cao tuổi, vào hồi 16h00’ ngày 02/02/2015, Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được 1 phong bì mang số 18/BNCT của Báo Người cao tuổi theo đường văn thư cơ quan, đóng dấu Công văn đến số 1441 ngày 02/02/2015 gửi Thứ trưởng Trương Minh Tuấn.
Khi bóc bì, phát hiện có 21 tờ tiền mệnh giá 500.000đ, tổng cộng: 10.500.000đ (Mười triệu năm trăm ngàn đồng chẵn). Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông và cán bộ liên quan đã tiến hành lập biên bản ghi nhận vụ việc báo cáo Lãnh đạo Bộ, yêu cầu báo Người cao tuổi cử người nhận lại tiền.
Cùng ngày, Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông (là đơn vị có ông Lưu Đình Phúc, Phó Cục trưởng Cục Báo chí được cử làm Trưởng đoàn thanh tra đột xuất báo Người cao tuổi) cũng nhận được 3 phong bì do Báo Người cao tuổi gửi tới.
Khi bóc bì phát hiện có tiền, gồm: 1 phong bì trong có 3 triệu đồng đề gửi ông Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng; 1 phong bì trong có 2 triệu đồng đề gửi ông Nguyễn Thái Thiên, Phó Cục trưởng và 1 phong bì trong có 2 triệu đồng đề gửi ông Vũ Đình Phúc, Phó Cục trưởng. Cục Báo chí cũng đã lập biên bản vụ việc và yêu cầu báo Người cao tuổi cử người nhận lại tiền.
Đến hết ngày 03/02/2015, báo Người cao tuổi vẫn không gửi báo cáo giải trình theo yêu cầu của Đoàn Thanh tra. Thay vì gửi báo cáo giải trình, báo Người cao tuổi gửi 4 phong bì có số tiền như nêu trên đến những người liên quan công tác thanh tra và chỉ đạo thanh tra báo Người cao tuổi.
Ngày 05/02/2015, theo đúng quy trình, thủ tục thanh tra, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký Kết luận thanh tra số 01/KL-BTTTT.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Công văn số 22/BTTTT-ĐTT ngày 05/02/2015 gửi Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) kèm hồ sơ vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại Báo Người cao tuổi đề nghị xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Luật Thanh tra, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức họp báo để công khai Kết luận thanh tra theo đúng quy định.
Trên cơ sở đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông và căn cứ kết quả điều tra, xác minh ban đầu, thấy hành vi viết, biên tập và đăng tải các bài viết trên báo Người cao tuổi có nội dung xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Xác định có dấu hiệu của tội phạm, ngày 09/02/2015, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" xảy ra tại TP Hà Nội và một số địa phương khác, quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự.
Phản ứng của Hội Người cao tuổi Việt Nam và báo Người cao tuổi
Sau khi kết thúc buổi công bố kết luận thanh tra, ngày 09/02/2015 Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được tài liệu gửi qua đường văn thư gồm 3 công văn: Công văn số 37/BTV-HNCT ngày 09/02/2015 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Người cao tuổi về việc yêu cầu tạm dừng thông báo kết luận thanh tra báo Người cao tuổi, Công văn số 32/CV-BNCT ngày 04/02/2015 của báo Người cao tuổi về việc kiến nghị thời gian giải trình nội dung thanh tra báo Người cao tuổi, Công văn số 35/CV-BNCT ngày 09/02/2015 của báo Người cao tuổi về việc không dự thông báo kết luận thanh tra (Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận được lúc 10h35’, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn nhận được lúc 11h15’).
Đặc biệt, trên số báo 23 (1549) ra ngày 10/02/2015 (thứ ba), báo Người cao tuổi đã cho đăng 3 bài viết gồm:
- Bài “Nhiều sai phạm nghiêm trọng của Đoàn Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông thanh tra Báo Người cao tuổi” trên trang 10+11;
- Bài “Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam Kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông về việc hoạt động của Đoàn Thanh tra và nội dung kết luận thanh tra Báo Người cao tuổi” trên trang 11;
- Bài “Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi khẳng định: Đoàn Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm trái pháp luật” trên trang 12.
Nội dung 3 bài viết nêu trên có tính quy chụp, sai sự thật, đặc biệt ở các tít bài đều có nội dung mang tính kết luận không thuộc thẩm quyền của báo Người cao tuổi.
Trong ngày 10/02/2015, đã xuất hiện tình trạng tổ chức phát tán báo Người cao tuổi số ra ngày 10/02/2015 tại Hội báo Xuân toàn quốc 2015. Đồng thời, xuất hiện việc đưa liên kết các bài viết liên quan báo Người cao tuổi trên Facebook tại địa chỉ https://www.facebook.com/baonguoicaotuoi, và một số trang mạng, blog cá nhân nhằm lôi kéo sự ủng hộ và bình luận xuyên tạc, suy diễn.
Trước việc báo Người cao tuổi cố tình không tham dự buổi công bố kết luận thanh tra và đăng nội dung phản ứng trên số báo ra ngày 10/02/2015 thể hiện thái độ thiếu cầu thị, thách thức, coi thường pháp luật.
Đặc biệt, Hội Người cao tuổi Việt Nam là cơ quan chủ quản của báo Người cao tuổi, theo Điều 12 Luật Báo chí hiện hành Hội phải có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi hoạt động của cơ quan báo chí, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc; tuy nhiên Hội Người cao tuổi Việt Nam cũng thiếu hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và có dấu hiệu ủng hộ, bao che những việc làm sai trái của báo Người cao tuổi.
Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục tiến hành thực hiện và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan áp dụng các biện pháp quản lý nhà nước cứng rắn hơn nếu báo Người cao tuổi tiếp tục có những hành động phản ứng tiêu cực, gây phức tạp tình hình.
Tiến DũngSau khi kết thúc buổi công bố kết luận thanh tra, ngày 09/02/2015 Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được tài liệu gửi qua đường văn thư gồm 3 công văn: Công văn số 37/BTV-HNCT ngày 09/02/2015 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Người cao tuổi về việc yêu cầu tạm dừng thông báo kết luận thanh tra báo Người cao tuổi, Công văn số 32/CV-BNCT ngày 04/02/2015 của báo Người cao tuổi về việc kiến nghị thời gian giải trình nội dung thanh tra báo Người cao tuổi, Công văn số 35/CV-BNCT ngày 09/02/2015 của báo Người cao tuổi về việc không dự thông báo kết luận thanh tra (Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận được lúc 10h35’, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn nhận được lúc 11h15’).
Đặc biệt, trên số báo 23 (1549) ra ngày 10/02/2015 (thứ ba), báo Người cao tuổi đã cho đăng 3 bài viết gồm:
- Bài “Nhiều sai phạm nghiêm trọng của Đoàn Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông thanh tra Báo Người cao tuổi” trên trang 10+11;
- Bài “Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam Kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông về việc hoạt động của Đoàn Thanh tra và nội dung kết luận thanh tra Báo Người cao tuổi” trên trang 11;
- Bài “Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi khẳng định: Đoàn Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm trái pháp luật” trên trang 12.
Nội dung 3 bài viết nêu trên có tính quy chụp, sai sự thật, đặc biệt ở các tít bài đều có nội dung mang tính kết luận không thuộc thẩm quyền của báo Người cao tuổi.
Trong ngày 10/02/2015, đã xuất hiện tình trạng tổ chức phát tán báo Người cao tuổi số ra ngày 10/02/2015 tại Hội báo Xuân toàn quốc 2015. Đồng thời, xuất hiện việc đưa liên kết các bài viết liên quan báo Người cao tuổi trên Facebook tại địa chỉ https://www.facebook.com/baonguoicaotuoi, và một số trang mạng, blog cá nhân nhằm lôi kéo sự ủng hộ và bình luận xuyên tạc, suy diễn.
Trước việc báo Người cao tuổi cố tình không tham dự buổi công bố kết luận thanh tra và đăng nội dung phản ứng trên số báo ra ngày 10/02/2015 thể hiện thái độ thiếu cầu thị, thách thức, coi thường pháp luật.
Đặc biệt, Hội Người cao tuổi Việt Nam là cơ quan chủ quản của báo Người cao tuổi, theo Điều 12 Luật Báo chí hiện hành Hội phải có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi hoạt động của cơ quan báo chí, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc; tuy nhiên Hội Người cao tuổi Việt Nam cũng thiếu hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và có dấu hiệu ủng hộ, bao che những việc làm sai trái của báo Người cao tuổi.
Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục tiến hành thực hiện và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan áp dụng các biện pháp quản lý nhà nước cứng rắn hơn nếu báo Người cao tuổi tiếp tục có những hành động phản ứng tiêu cực, gây phức tạp tình hình.
Bình luận