(VTC News) – Đó là lời khẳng định của lãnh đạo Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn ở Việt Nam.
Theo thông tin từ BBC, cơn bão sẽ tiếp tục di chuyển về hướng Tây Bắc và sẽ đến Việt Nam vào ngày mai (10/11).
Trước giờ G, phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Phạm Hoài Giang- Chánh Văn phòng Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn (UBQG TKCN).
- Bão Haiyan sắp đổ bộ vào đất liền, Việt Nam đã sẵn sàng đối phó?
Việc đưa ra thông báo, cảnh báo, chúng tôi đã làm từ lâu rồi. Gần đây nhất, vào chiều qua (8/11), Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến tại cuộc họp phòng chống bão.
Trách nhiệm còn lại của Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn là trên cơ sở kết luận chỉ đạo của Thủ tướng, chúng tôi chỉ đạo các địa phương, đơn vị sẵn sàng lực lượng, phương tiện trên các hướng dự kiến để ứng cứu khi có tình huống.
Hiện chúng tôi đang tập trung chủ yếu vào hướng biển. Số tàu thuyền hiện còn lênh đênh ngoài khơi đang được đôn đốc nhanh chóng trở về bờ.
Theo thống kê gần đây nhất có 246 tàu thuyền còn lênh đênh trên biển, nhưng hiện cơ bản đã về các đảo của quần đảo Trường Sa để tránh trú và đang di chuyển xuống phía nam của vĩ tuyến 8. Chỉ còn khoảng 23 tàu đang ở khu vực bắc biển Đông cách bờ chừng 40km.
Còn theo tính toán, với tốc độ di chuyển của tàu thuyền và của bão, cơ bản tàu sẽ về được bờ. Tuy vậy, chúng tôi vẫn đã sẵn sàng các lực lượng, phương tiện để ứng cứu.
- Trong trường hợp khẩn cấp, chúng ta có thể huy động cả trực thăng ứng cứu các ngư dân trên biển không, thưa ông?
Nếu sóng to, gió lớn thì sẽ không thể huy động trực thăng được vì không đảm bảo an toàn, thậm chí trực thăng không thể bay được.
Do vậy, trước bão chúng tôi đã chỉ đạo phải đôn đốc, kiểm tra rất quyết liệt. Trong bão, nếu mọi sự đã xảy ra rồi thì chúng tôi chỉ xử lý được các vấn đề trên đất liền thôi, chứ trên biển không thể xử lý được.
Sóng cao tới 10 mét, gió cấp 14 - 15 thì không một phương tiện nào có thể ra biển cứu nạn. Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương phải kiên quyết kêu gọi tàu thuyền về. Bộ Tư lệnh biên phòng được chỉ đạo đôn đốc từng tàu thuyền một về bờ.
- Theo đánh giá của ông, liệu các ngư dân đó có kịp về bờ trước 10/11 – thời điểm được dự báo bão đổ bộ không?
Chắc là được. Chúng tôi đã tính toán tốc độ di chuyển của tàu thuyền, dự kiến khoảng 4 – 5 tiếng nữa họ sẽ về bờ.
- Những khu vực nào sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất?
Theo dự báo ở đất liền, các khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Bình sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
- Ở những khu vực đó, chúng ta đã chuẩn bị được những gì để sẵn sàng đối phó với thiên tai?
Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, hiện công tác chuẩn bị ở các địa phương đang khẩn trương, quyết liệt và rất tích cực. Các Phó Thủ tướng, các đoàn lãnh đạo từ Chính phủ và 2 đoàn từ Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đang trực tiếp đôn đốc quyết liệt ở các địa phương.
- Liệu có xảy ra tình trạng dân đói khát nhiều ngày liền và chìm trong nước lũ như trước không, thưa ông?
Cái này tôi chưa thể khẳng định được vì còn tùy vào thực tế. Nếu sóng to, gió lớn quá, dân sẽ bị chia cắt, việc tiếp cận gặp nhiều khó khăn. Tất nhiên lúc đó chỉ có trực thăng mới có thể cứu trợ nên chúng tôi đã lên phương án, đặc biệt với các vùng sâu vùng xa.
- Sẽ có bao nhiêu trực thăng được huy động “cứu đói”?
Hiện các đơn vị đã rà lại các bãi đỗ trực thăng ở các khu vực trọng điểm. Bên Không quân đã chuẩn bị 12 trực thăng sẵn sàng “cứu đói”.
- Đây là cơn bão bị đánh giá rất nguy hiểm với cường độ mạnh nhất, di chuyển nhanh nhất. Việc chuẩn bị cho công tác cứu hộ, cứu nạn có gì khác so với trước không?
Khác nhiều chứ. Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đều trực tiếp chỉ đạo việc cứu hộ, cứu nạn. Riêng Bộ Quốc phòng đã chủ động từ 4/11 khi có dự báo của các cơ quan quốc tế, còn ở Việt Nam chưa có dự báo.
Họ đã có công điện liên tục, chỉ đạo các đơn vị, đặc biệt hải quân, cảnh sát biển, biên phòng hướng dẫn, thông báo để các tàu thuyền về nơi an toàn sớm. Có thể thấy họ rất chủ động.
Sau khi họp với Thủ tướng chiều qua, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng còn họp trực tuyến với tất cả các đầu mối quan trọng của Bộ, đặc biệt là hướng biển – quân khu 4, quân khu 5 để chỉ đạo triển khai nhiệm vụ.
Tôi được biết cả đêm qua các Sở chỉ huy bổ trợ của quân khu 4, quân khu 5 đã được triển khai làm nhiệm vụ. Sáng nay, các phương tiện để đối phó với tình huống ngập lụt cũng đã ở vị trí sẵn sàng. Quân khu 5 đã đưa 5 xe thiết giáp DM2 ra để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
- Sức mạnh của cơn bão này có vượt quá khả năng chống chọi của chúng ta không?
Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của các Bộ, địa phương, ý thức của nhân dân và hệ thống tuyên truyền tốt, tôi nghĩ chúng ta vẫn có thể có khả năng ứng phó tốt với cơn bão này, giảm tối đa thiệt hại về người và của.
- Ông có cảnh báo gì với người dân trước khi bão đổ bộ?
Mỗi người dân phải tự nhận thức được rằng đây là cơn bão rất nguy hiểm. Người dân phải tự ý thức, tự phòng chống cho tốt. Ngoài ra, phải hợp tác với các lực lượng, đặc biệt quân đội để phòng chống cho tốt.
Phòng là quan trọng nhất còn khi bão đã vào thì xử lý rất khó khăn. Người dân nên chằng chắn nhà cửa, chặt tỉa cành cây, sẵn sàng sơ tán, di dời.
Không nên ở trên thuyền ngay cả khi thuyền đã về bờ. Không tiếc lồng bè nuôi trồng thủy hải sản ven bờ mà lao ra biển lúc bão về. Nên nhớ tính mạng của mình cao hơn cả.
Điều tôi lo ngại nhất là khi động biển, tôm cá nhiều, nhiều người dân chủ quan, cứ mải mê đánh bắt cá, đến khi bão về, chạy không kịp, rất nguy hiểm. Chúng tôi không quản lý hết được chuyện người dân lênh đênh trên biển.
- Chúng ta đã có phương án di dân chưa?
Ngay ở điều kiện bình thường, các địa phương đã có phương án di dân rồi. Chúng tôi đã có hết phương án dân ở đâu di rời đến đâu trong tình huống nào và lực lượng nào sẽ giúp dân sơ tán.
Căn cứ vào tình huống cụ thể, chính quyền địa phương sẽ quyết định sơ tán bao nhiêu người, vào thời điểm nào và từ đâu tới đâu. Trung ương không thể quy định chuyện này vì mỗi nơi một khác. Tuy nhiên, Thủ tướng đã yêu cầu trước tối nay các địa phương phải sơ tán về nơi an toàn.
- Xin cảm ơn ông!
Như đã đưa tin, siêu bão Haiyan mạnh nhất thế giới đã đổ bộ vào Philippines, tàn phá miền Trung quốc gia này với sức gió lên đến 312km/h, làm ít nhất 100 người chết.
Theo thông tin từ BBC, cơn bão sẽ tiếp tục di chuyển về hướng Tây Bắc và sẽ đến Việt Nam vào ngày mai (10/11).
Trước giờ G, phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Phạm Hoài Giang- Chánh Văn phòng Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn (UBQG TKCN).
- Bão Haiyan sắp đổ bộ vào đất liền, Việt Nam đã sẵn sàng đối phó?
Thiếu tướng Phạm Hoài Giang- Chánh Văn phòng Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn (Ảnh: Internet) |
Trách nhiệm còn lại của Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn là trên cơ sở kết luận chỉ đạo của Thủ tướng, chúng tôi chỉ đạo các địa phương, đơn vị sẵn sàng lực lượng, phương tiện trên các hướng dự kiến để ứng cứu khi có tình huống.
Hiện chúng tôi đang tập trung chủ yếu vào hướng biển. Số tàu thuyền hiện còn lênh đênh ngoài khơi đang được đôn đốc nhanh chóng trở về bờ.
Theo thống kê gần đây nhất có 246 tàu thuyền còn lênh đênh trên biển, nhưng hiện cơ bản đã về các đảo của quần đảo Trường Sa để tránh trú và đang di chuyển xuống phía nam của vĩ tuyến 8. Chỉ còn khoảng 23 tàu đang ở khu vực bắc biển Đông cách bờ chừng 40km.
Còn theo tính toán, với tốc độ di chuyển của tàu thuyền và của bão, cơ bản tàu sẽ về được bờ. Tuy vậy, chúng tôi vẫn đã sẵn sàng các lực lượng, phương tiện để ứng cứu.
- Trong trường hợp khẩn cấp, chúng ta có thể huy động cả trực thăng ứng cứu các ngư dân trên biển không, thưa ông?
Nếu sóng to, gió lớn thì sẽ không thể huy động trực thăng được vì không đảm bảo an toàn, thậm chí trực thăng không thể bay được.
Do vậy, trước bão chúng tôi đã chỉ đạo phải đôn đốc, kiểm tra rất quyết liệt. Trong bão, nếu mọi sự đã xảy ra rồi thì chúng tôi chỉ xử lý được các vấn đề trên đất liền thôi, chứ trên biển không thể xử lý được.
Sóng cao tới 10 mét, gió cấp 14 - 15 thì không một phương tiện nào có thể ra biển cứu nạn. Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương phải kiên quyết kêu gọi tàu thuyền về. Bộ Tư lệnh biên phòng được chỉ đạo đôn đốc từng tàu thuyền một về bờ.
- Theo đánh giá của ông, liệu các ngư dân đó có kịp về bờ trước 10/11 – thời điểm được dự báo bão đổ bộ không?
|
- Những khu vực nào sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất?
Theo dự báo ở đất liền, các khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Bình sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
- Ở những khu vực đó, chúng ta đã chuẩn bị được những gì để sẵn sàng đối phó với thiên tai?
Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, hiện công tác chuẩn bị ở các địa phương đang khẩn trương, quyết liệt và rất tích cực. Các Phó Thủ tướng, các đoàn lãnh đạo từ Chính phủ và 2 đoàn từ Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đang trực tiếp đôn đốc quyết liệt ở các địa phương.
- Liệu có xảy ra tình trạng dân đói khát nhiều ngày liền và chìm trong nước lũ như trước không, thưa ông?
Cái này tôi chưa thể khẳng định được vì còn tùy vào thực tế. Nếu sóng to, gió lớn quá, dân sẽ bị chia cắt, việc tiếp cận gặp nhiều khó khăn. Tất nhiên lúc đó chỉ có trực thăng mới có thể cứu trợ nên chúng tôi đã lên phương án, đặc biệt với các vùng sâu vùng xa.
- Sẽ có bao nhiêu trực thăng được huy động “cứu đói”?
Hiện các đơn vị đã rà lại các bãi đỗ trực thăng ở các khu vực trọng điểm. Bên Không quân đã chuẩn bị 12 trực thăng sẵn sàng “cứu đói”.
- Đây là cơn bão bị đánh giá rất nguy hiểm với cường độ mạnh nhất, di chuyển nhanh nhất. Việc chuẩn bị cho công tác cứu hộ, cứu nạn có gì khác so với trước không?
Siêu bão Haiyan nhìn từ vệ tinh (Ảnh: Internet) |
Họ đã có công điện liên tục, chỉ đạo các đơn vị, đặc biệt hải quân, cảnh sát biển, biên phòng hướng dẫn, thông báo để các tàu thuyền về nơi an toàn sớm. Có thể thấy họ rất chủ động.
|
Tôi được biết cả đêm qua các Sở chỉ huy bổ trợ của quân khu 4, quân khu 5 đã được triển khai làm nhiệm vụ. Sáng nay, các phương tiện để đối phó với tình huống ngập lụt cũng đã ở vị trí sẵn sàng. Quân khu 5 đã đưa 5 xe thiết giáp DM2 ra để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
- Sức mạnh của cơn bão này có vượt quá khả năng chống chọi của chúng ta không?
Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của các Bộ, địa phương, ý thức của nhân dân và hệ thống tuyên truyền tốt, tôi nghĩ chúng ta vẫn có thể có khả năng ứng phó tốt với cơn bão này, giảm tối đa thiệt hại về người và của.
- Ông có cảnh báo gì với người dân trước khi bão đổ bộ?
Mỗi người dân phải tự nhận thức được rằng đây là cơn bão rất nguy hiểm. Người dân phải tự ý thức, tự phòng chống cho tốt. Ngoài ra, phải hợp tác với các lực lượng, đặc biệt quân đội để phòng chống cho tốt.
Phòng là quan trọng nhất còn khi bão đã vào thì xử lý rất khó khăn. Người dân nên chằng chắn nhà cửa, chặt tỉa cành cây, sẵn sàng sơ tán, di dời.
Không nên ở trên thuyền ngay cả khi thuyền đã về bờ. Không tiếc lồng bè nuôi trồng thủy hải sản ven bờ mà lao ra biển lúc bão về. Nên nhớ tính mạng của mình cao hơn cả.
Điều tôi lo ngại nhất là khi động biển, tôm cá nhiều, nhiều người dân chủ quan, cứ mải mê đánh bắt cá, đến khi bão về, chạy không kịp, rất nguy hiểm. Chúng tôi không quản lý hết được chuyện người dân lênh đênh trên biển.
- Chúng ta đã có phương án di dân chưa?
Ngay ở điều kiện bình thường, các địa phương đã có phương án di dân rồi. Chúng tôi đã có hết phương án dân ở đâu di rời đến đâu trong tình huống nào và lực lượng nào sẽ giúp dân sơ tán.
Căn cứ vào tình huống cụ thể, chính quyền địa phương sẽ quyết định sơ tán bao nhiêu người, vào thời điểm nào và từ đâu tới đâu. Trung ương không thể quy định chuyện này vì mỗi nơi một khác. Tuy nhiên, Thủ tướng đã yêu cầu trước tối nay các địa phương phải sơ tán về nơi an toàn.
- Xin cảm ơn ông!
Minh Quân
Bình luận