(VTC News) - Việc người nghe Việt phải móc hầu bao để trả cho những bản nhạc số có lẽ sẽ còn rất lâu nữa mới thành hiện thực.
Mặc dù chưa rõ vụ việc sẽ được xử lý thế nào nhưng một lần nữa cuộc chiến giữa RIAV và các trang nghe nhạc trực tuyến lại tiếp tục bùng phát. Và dù kết quả có ra sao thì viễn cảnh người dùng Việt trả tiền để nghe nhạc số cũng rất xa vời.
Thu phí nhạc số: Sớm nở tối tàn
Theo những thống kê gần đây, ước tính tại Việt Nam có khoảng 25 triệu người thường xuyên nghe nhạc online, trong số đó có 6 triệu người nghe trên điện thoại di động. Đây thực sự là một thị trường vô cùng tiềm năng nếu biết mỗi người nghe chỉ phải trả 3.000 đồng/tháng thì doanh thu sẽ lên tới gần 1.000 tỉ đồng mỗi năm.
Việc thu phí nhạc số không chỉ đảm bảo thu nhập cho ca sỹ, nhạc sỹ mà bên cạnh đó còn tạo điều kiện để cho những tác phẩm hay ra đời nhằm phục vụ công chúng. Điều này dường như đã rất quen thuộc đối với người nghe nhạc quốc tế nhưng ở Việt Nam, đây vẫn luôn là giấc mơ "xa xỉ".
Hồi tháng 8/2012, thị trường nhạc số Việt chứng kiến một sự kiện quan trọng, khi RIAV chọn công ty MVCorp là đối tác duy nhất thay mặt mình quản lý bản quyền trên lĩnh vực Internet và điện thoại di động. Kho nhạc mà RIAV hiện có cũng khá đồ sộ, lên tới hơn 40.000 ca khúc có bản quyền.
Bên cạnh việc hợp tác này, hàng loạt các website nghe nhạc trực tuyến lớn nhất thời bấy giờ như Zing, Nhaccuatui, Nhac.vui.vn ... cũng ký thỏa thuận với MVCorp để đồng loạt thu phí tải nhạc trực tuyến. Thời điểm bắt đầu thu phí được ấn định vào ngày 1/11/2012. Lúc đó, những người làm trong ngành âm nhạc đều hy vọng vào thời kỳ tươi sáng của nhạc số sẽ được bắt đầu.
Tuy nhiên thực tế lại diễn ra quá "phũ" khi chỉ sau 5 tháng thu phí, liên minh RIAV và MVCorp đã chính thức tan rã. Mặc dù ký hợp đồng hợp tác kéo dài tận 3 năm nhưng với lý do gặp phải quá nhiều khó khăn trong khâu triển khai, MVCorp đã xin thanh lý trước thời hạn.
Sau quãng thời gian thu phí ngắn ngủi, số tiền có được theo công bố của MVCorp chỉ khoảng vài trăm triệu đồng.
Ngày 21/11 vừa qua, Hiệp Hội Công nghiệp ghi âm (RIAV) đã chính thức gửi công văn đến cơ quan quản lý về việc các website nghe nhạc trực tuyến đang vi phạm bản quyền. Theo RIAV những website này đang ngang nhiên sử dụng bất hợp pháp các nội dung trong kho nhạc hơn 40.000 bài hát của mình.
Mặc dù chưa rõ vụ việc sẽ được xử lý thế nào nhưng một lần nữa cuộc chiến giữa RIAV và các trang nghe nhạc trực tuyến lại tiếp tục bùng phát. Và dù kết quả có ra sao thì viễn cảnh người dùng Việt trả tiền để nghe nhạc số cũng rất xa vời.
Thu phí nhạc số: Sớm nở tối tàn
Theo những thống kê gần đây, ước tính tại Việt Nam có khoảng 25 triệu người thường xuyên nghe nhạc online, trong số đó có 6 triệu người nghe trên điện thoại di động. Đây thực sự là một thị trường vô cùng tiềm năng nếu biết mỗi người nghe chỉ phải trả 3.000 đồng/tháng thì doanh thu sẽ lên tới gần 1.000 tỉ đồng mỗi năm.
Việc thu phí nhạc số không chỉ đảm bảo thu nhập cho ca sỹ, nhạc sỹ mà bên cạnh đó còn tạo điều kiện để cho những tác phẩm hay ra đời nhằm phục vụ công chúng. Điều này dường như đã rất quen thuộc đối với người nghe nhạc quốc tế nhưng ở Việt Nam, đây vẫn luôn là giấc mơ "xa xỉ".
Liên minh thu phí RIAV, MVCorp và các trang nghe nhạc lớn mau chóng sụp đổ chỉ sau một thời gian ngắn |
Bên cạnh việc hợp tác này, hàng loạt các website nghe nhạc trực tuyến lớn nhất thời bấy giờ như Zing, Nhaccuatui, Nhac.vui.vn ... cũng ký thỏa thuận với MVCorp để đồng loạt thu phí tải nhạc trực tuyến. Thời điểm bắt đầu thu phí được ấn định vào ngày 1/11/2012. Lúc đó, những người làm trong ngành âm nhạc đều hy vọng vào thời kỳ tươi sáng của nhạc số sẽ được bắt đầu.
Tuy nhiên thực tế lại diễn ra quá "phũ" khi chỉ sau 5 tháng thu phí, liên minh RIAV và MVCorp đã chính thức tan rã. Mặc dù ký hợp đồng hợp tác kéo dài tận 3 năm nhưng với lý do gặp phải quá nhiều khó khăn trong khâu triển khai, MVCorp đã xin thanh lý trước thời hạn.
Sau quãng thời gian thu phí ngắn ngủi, số tiền có được theo công bố của MVCorp chỉ khoảng vài trăm triệu đồng.
Thậm chí, trong tháng đầu tiên triển khai, tổng số tiền thu được chỉ có hơn 15 triệu đồng, trong đó website NhacCuaTui, đứng thứ 2 trên thị trường tại thời điểm đó chỉ mang về được ... 36.000 đồng.
Trong ngành làm "khó" nhau
Có nhiều nguyên nhân được đưa ra để lý giải cho sự thất bại của RIAV và MVCorp như người nghe chưa ý thức được, thiếu cách thức thanh toán, website nhạc lậu nhiều... Nhưng nguyên nhân chính dường như lại bắt nguồn từ chính trong nội bộ các bên liên quan: RIAV, website nghe nhạc và thậm chí là cả các ca sỹ, nhạc sỹ.
Đầu tiên phải kể đến là sự bất cập trong cách thức thanh toán phí nghe nhạc. Với mỗi website thu phí đều áp dụng một cách thanh toán khác nhau, qua thẻ điện thoại, internet banking, SMS hoặc qua website thanh toán thứ ba. Những cách này gây không ít phiền toái cho người nghe, trong khi đa phần người dùng Việt đều chưa có thói quen trả tiền cho các dịch vụ trực tuyến.
Thậm chí ngay cả những website trong liên minh của MVCorp vẫn tạo "kẽ hở" cho người dùng tải và nghe nhạc miễn phí. Với những ca khúc có chất lượng Mp3 là 320 kbs sẽ phải trả phí, trong khi đó muốn miễn phí người nghe chỉ cần chọn ca khúc có chất lượng thấp hơn 128 kbs.
Ngoài ra, trong số những ca khúc mà RIAV và MVCorp giữ bản quyền, đa phần trong số đó đã thuộc vào hàng "cổ" được sản xuất từ lâu, khó thu hút được sự chú ý của những người trẻ tuổi, đối tượng sẵn sàng bỏ tiền ra để trả phí. Còn với những ca khúc đang nổi hoặc của những tên tuổi lớn trên thị trường nhạc Việt thì thường được ca sỹ ủy quyền cho công ty của mình lập ra giữ bản quyền chứ không trao cho RIAV.
Sau khi chấm dứt hợp tác với MVCorp, RIAV đã quay ra bắt tay với công ty cổ phần VNG (đơn vị sở hữu website nghe nhạc ZingMP3), qua đó chọn đây là đối tác quản lý bản quyền âm nhạc của mình.
Tuy nhiên theo đại diện của 24H (sở hữu nhacvui.vn) và NCT (sở hữu nhaccuatui.com), hai công ty bị RIAV "tố cáo" vi phạm bản quyền đợt này, phía VNG đang cố tình làm "khó" mình. Họ cho biết việc hợp tác với RIAV trong những năm qua vẫn hoàn toàn tốt đẹp, phí bản quyền được trả đầy đủ nhưng khi chuyển quyền cho VNG, doanh nghiệp này lại tăng giá lên nhiều lần so với hợp đồng cũ của RIAV.
Chính từ nguyên nhân trên nên đại diện của 24H và NCT cho biết mặc dù đã nhiều lần tiến hành đàm phán về việc sử dụng kho nhạc của RIAV với VNG đã không mang lại kết quả.
Qua đây có thể thấy, thu phí nhạc số tại Việt Nam đang gặp phải quá nhiều vấn đề, cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Mặc dù vẫn biết việc trả tiền để nghe nhạc là cần thiết nhưng ở thời điểm này thật quá khó để nhìn thấy sự thành công.
Trong ngành làm "khó" nhau
Có nhiều nguyên nhân được đưa ra để lý giải cho sự thất bại của RIAV và MVCorp như người nghe chưa ý thức được, thiếu cách thức thanh toán, website nhạc lậu nhiều... Nhưng nguyên nhân chính dường như lại bắt nguồn từ chính trong nội bộ các bên liên quan: RIAV, website nghe nhạc và thậm chí là cả các ca sỹ, nhạc sỹ.
Đầu tiên phải kể đến là sự bất cập trong cách thức thanh toán phí nghe nhạc. Với mỗi website thu phí đều áp dụng một cách thanh toán khác nhau, qua thẻ điện thoại, internet banking, SMS hoặc qua website thanh toán thứ ba. Những cách này gây không ít phiền toái cho người nghe, trong khi đa phần người dùng Việt đều chưa có thói quen trả tiền cho các dịch vụ trực tuyến.
Thu phí nhạc số, câu chuyện còn lâu mới thành hiện thực ở Việt Nam |
Ngoài ra, trong số những ca khúc mà RIAV và MVCorp giữ bản quyền, đa phần trong số đó đã thuộc vào hàng "cổ" được sản xuất từ lâu, khó thu hút được sự chú ý của những người trẻ tuổi, đối tượng sẵn sàng bỏ tiền ra để trả phí. Còn với những ca khúc đang nổi hoặc của những tên tuổi lớn trên thị trường nhạc Việt thì thường được ca sỹ ủy quyền cho công ty của mình lập ra giữ bản quyền chứ không trao cho RIAV.
Sau khi chấm dứt hợp tác với MVCorp, RIAV đã quay ra bắt tay với công ty cổ phần VNG (đơn vị sở hữu website nghe nhạc ZingMP3), qua đó chọn đây là đối tác quản lý bản quyền âm nhạc của mình.
Tuy nhiên theo đại diện của 24H (sở hữu nhacvui.vn) và NCT (sở hữu nhaccuatui.com), hai công ty bị RIAV "tố cáo" vi phạm bản quyền đợt này, phía VNG đang cố tình làm "khó" mình. Họ cho biết việc hợp tác với RIAV trong những năm qua vẫn hoàn toàn tốt đẹp, phí bản quyền được trả đầy đủ nhưng khi chuyển quyền cho VNG, doanh nghiệp này lại tăng giá lên nhiều lần so với hợp đồng cũ của RIAV.
Chính từ nguyên nhân trên nên đại diện của 24H và NCT cho biết mặc dù đã nhiều lần tiến hành đàm phán về việc sử dụng kho nhạc của RIAV với VNG đã không mang lại kết quả.
Qua đây có thể thấy, thu phí nhạc số tại Việt Nam đang gặp phải quá nhiều vấn đề, cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Mặc dù vẫn biết việc trả tiền để nghe nhạc là cần thiết nhưng ở thời điểm này thật quá khó để nhìn thấy sự thành công.
Hà Thanh
Bình luận