• Zalo

ASIAD từng bị trả quyền đăng cai thế nào?

Thể thaoThứ Ba, 01/04/2014 06:00:00 +07:00Google News

Á vận hội từng hai lần phải đổi nước chủ nhà vì những vấn đề tài chính và nguy cơ chiến tranh.


Á vận hội từng hai lần phải đổi nước chủ nhà vì những vấn đề tài chính và nguy cơ chiến tranh. 

Lần đầu tiên Ủy ban Olympic châu Á tiến hành đổi chủ nhà cho Á vận hội là khi thành phố Seoul, Hàn Quốc tuyên bố bỏ quyền đăng cai giải 1970. Quốc gia phía nam bán đảo Triều Tiên khi ấy thừa nhận gặp khó khăn tài chính và lo ngại về nguy cơ chiến tranh với người láng giềng Bắc Hàn.


Do tổ chức Hội chợ Thương mại thế giới vào cùng thời điểm, Nhật Bản đã từ chối thay Hàn Quốc tổ chức giải. Cuối cùng Asiad 1970 vẫn diễn ra với nỗ lực “chữa cháy” kịp thời từ Bangkok (Thái Lan), thành phố đăng cai giải liền trước. Hàn Quốc đã phải hỗ trợ một phần tài chính để Bangkok đăng cai lần thứ hai liên tiếp.
Thái Lan từng hai lần tổ chức ASIAD

Năm 1978, thủ đô Thái Lan tiếp tục đóng vai trò “chữa cháy” trong việc tổ chức Asiad, khi liên tiếp hai quốc gia "nhận rồi lại chối". Lúc đầu, quốc gia giành quyền đăng cai Pakistan xin rút lui vì khó khăn tài chính và xung đột với hai nước láng giềng: Bangladesh và Ấn Độ. Cờ tiếp tục được chuyển đến tay Singapore, nhưng sau nhiều tranh cãi quyết liệt về việc có nên tổ chức hay không, đảo quốc sư tử cũng xin thôi.

Các vấn đề liên quan đến chính trị, khủng bố cũng là nguyên nhân dẫn tới việc nhiều nước chủ nhà phải bỏ hoặc bị tước quyền đăng cai các đại hội thể thao khác.

Asiad 18 nên được tổ chức thế nào?

  • Xin rút, dừng tổ chức
  • Giảm thiểu số môn thi đấu, tiết kiệm nhất có thể
  • Tổ chức hoành tráng, xứng tầm khu vực
  • Tăng chi phí, tổ chức ở mức chấp nhận được
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Năm 2009, Hội đồng cricket quốc tế tước quyền đăng cai World Cup của Pakistan sau khi xảy ra một cuộc tấn công khủng bố nhắm vào đội cricket đến từ Sri Lanka khiến 7 người thiệt mạng và 6 bị thương. Quyền đăng cai sau đó được trao cho ba nước cùng khu vực Nam Á là Ấn Độ, Bangladesh và Sri Lanka.

Vì lý do chính trị, Ukraine mới đây cũng tuyên bố bỏ quyền đăng cai giải vô địch bóng rổ châu Âu 2015. Theo trưởng ban tổ chức giải Markiyan Lubkivsky, Ukraine gặp nhiều khó khăn về tài chính sau cuộc chính biến dẫn đến việc cựu Tổng thống Victor Yanukovich chạy sang Nga.

 Thủ đô Kiev của Ukraine đổ nát sau cuộc bạo động và chính biến vừa qua

Tại các giải đấu lớn như Olympic mùa hè hay World Cup bóng đá nam, chiến tranh là lý do duy nhất khiến giải dừng tổ chức hoặc đổi nước chủ nhà. Vào các năm 1942 và 1946, World Cup bóng đá nam không thể diễn ra vì Thế chiến hai. Olympic mùa hè cũng bị gạt sang một bên vào các năm 1916, 1940 và 1944.

Những lý do từng khiến Olympic mùa hè phải đổi địa điểm tổ chức:

Giải năm 1904: chuyển từ Chicago sang thành phố cùng của Mỹ là St Louis. Do hai sự kiện Olympic và Hội chợ Thương mại thế giới diễn ra trùng thời gian tại hai bang cạnh nhau, các nhà tổ chức đưa vào cùng một địa điểm và St Louis được chọn.

1908: từ Roma (Italy) chuyển sang London (Anh) do núi lửa Vesuvius phun trào trở lại.

1916: Hủy giải đáng ra tổ chức ở Berlin (Đức) do Thế chiến thứ nhất.

1940: Chuyển địa điểm từ Tokyo (Nhật Bản) sang Helsinki (Phần Lan) rồi hủy do Thế chiến hai.

1944: Chuyển từ Cortina d'Ampezzo (Italy) sang London (Anh) rồi hủy do Thế chiến hai.


Theo VNE
Bình luận
vtcnews.vn