• Zalo

Ảnh: Phía sau tấm mành múa rối nước

Thời sự Chủ Nhật, 29/03/2015 04:28:00 +07:00Google News

Mặc dù làm việc phía sau chiếc mành, xuất hiện trước mắt khán giả chỉ vài giây để chào cảm ơn nhưng mỗi lần biểu diễn, các nghệ sĩ múa rối nước vẫn phải trang đ

Múa rối nước là một môn nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo ra đời từ nền văn minh lúa nước. Hiện nay, loại hình này vẫn phát triển và phục vụ phần lớn là khách nước ngoài.

Múa rối nước là một môn nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo ra đời từ nền văn minh lúa nước. Hiện nay, loại hình này vẫn phát triển và phục vụ phần lớn là khách nước ngoài.

Đặc thù của môn nghệ thuật này là khán giả không biết mặt diễn viên mà chỉ nhìn thấy các con rối bằng gỗ hoạt động trên mặt nước. Các nghệ sĩ luôn ẩn mình phía sau mành che sân khấu.

Đặc thù của môn nghệ thuật này là khán giả không biết mặt diễn viên mà chỉ nhìn thấy các con rối bằng gỗ hoạt động trên mặt nước. Các nghệ sĩ luôn ẩn mình phía sau mành che sân khấu.

Nhưng họ vẫn luôn phải làm đẹp trước buổi biểu diễn để sau đó xuất hiện trước mắt khán giả vài giây cuối chào cảm ơn. Hình ảnh tại cánh gà nhà hát múa rối Thăng Long (57 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội).

Nhưng họ vẫn luôn phải làm đẹp trước buổi biểu diễn để sau đó xuất hiện trước mắt khán giả vài giây cuối chào cảm ơn. Hình ảnh tại cánh gà nhà hát múa rối Thăng Long (57 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội).

Bộ môn nghệ thuật múa rối nước nhiều năm qua thu hút đông đảo du khách nước ngoài. Mỗi ngày sân khấu đón hơn 1000 khán giả 'Tây' của các đoàn tour đến từ nhiều nước.

Bộ môn nghệ thuật múa rối nước nhiều năm qua thu hút đông đảo du khách nước ngoài. Mỗi ngày sân khấu đón hơn 1000 khán giả 'Tây' của các đoàn tour đến từ nhiều nước.

Nhà hát có khoảng 40 diễn viên, chia làm hai đoàn, luân phiên nhau biểu diễn và luyện tập các vở mới để đảm bảo sáng đèn sân khấu quanh năm. Do đặc thù khi biểu diễn phải ngâm nửa cơ thể xuống nước nên các nghệ sĩ luôn mặc quần bảo hộ đeo găng tay cao su giữ nhiệt.

Nhà hát có khoảng 40 diễn viên, chia làm hai đoàn, luân phiên nhau biểu diễn và luyện tập các vở mới để đảm bảo sáng đèn sân khấu quanh năm. Do đặc thù khi biểu diễn phải ngâm nửa cơ thể xuống nước nên các nghệ sĩ luôn mặc quần bảo hộ đeo găng tay cao su giữ nhiệt.

Sân khấu nước tại 57 Đinh Tiên Hoàng sâu gần 1 m, mỗi người cầm một chiếc sào điều khiển con rối lấp sau những chiếc mành. Một nghệ sĩ cho biết, trước đây khi chưa có những thiết bị như quần cao su, diễn viên thường phải ngâm trực tiếp thân mình dưới nước bất kể nhiệt độ nào. 'Bởi vậy, các chứng viêm họng, cảm lạnh, đau lưng hay nhức xương khớp... xảy ra đối với chúng tôi là chuyện bình thường', anh nói.

Sân khấu nước tại 57 Đinh Tiên Hoàng sâu gần 1 m, mỗi người cầm một chiếc sào điều khiển con rối lấp sau những chiếc mành. Một nghệ sĩ cho biết, trước đây khi chưa có những thiết bị như quần cao su, diễn viên thường phải ngâm trực tiếp thân mình dưới nước bất kể nhiệt độ nào. 'Bởi vậy, các chứng viêm họng, cảm lạnh, đau lưng hay nhức xương khớp... xảy ra đối với chúng tôi là chuyện bình thường', anh nói.

Diễn viên Võ Thuỳ Dung (28 tuổi) nối tiếp nghề của mẹ tại Nhà hát Thăng Long sau khi bà nghỉ hưu. Cô tâm sự, mặc dù đang mang bầu 7 tháng vẫn xuống nước diễn bình thường. 'Anh chị em đồng nghiệp quan tâm giúp đỡ nhau như người trong nhà, thu nhập khá tốt, khán giả đến với múa rối nước ngày càng nhiều hơn, không chỉ khách nước ngoài mà cả khán giả trong nước nữa', Dung khẳng định.

Diễn viên Võ Thuỳ Dung (28 tuổi) nối tiếp nghề của mẹ tại Nhà hát Thăng Long sau khi bà nghỉ hưu. Cô tâm sự, mặc dù đang mang bầu 7 tháng vẫn xuống nước diễn bình thường. 'Anh chị em đồng nghiệp quan tâm giúp đỡ nhau như người trong nhà, thu nhập khá tốt, khán giả đến với múa rối nước ngày càng nhiều hơn, không chỉ khách nước ngoài mà cả khán giả trong nước nữa', Dung khẳng định.

Những tiết mục được đoàn lựa chọn phục vụ khán giả thường xuyên là sự kết hợp của 14 trò đặc sắc, chọn lọc từ hơn 400 trò rối trong kho tàng rối cổ Việt Nam như Trống hội Thăng Long, Múa rồng, Em bé chăn trâu thổi sáo, Múa phượng, Truyền thuyết Lê Lợi trả gươm...

Những tiết mục được đoàn lựa chọn phục vụ khán giả thường xuyên là sự kết hợp của 14 trò đặc sắc, chọn lọc từ hơn 400 trò rối trong kho tàng rối cổ Việt Nam như Trống hội Thăng Long, Múa rồng, Em bé chăn trâu thổi sáo, Múa phượng, Truyền thuyết Lê Lợi trả gươm...

Để những con rối lướt nhẹ nhàng trên mặt nước hòa hợp theo kịch bản, các nghệ sĩ đã phải tập luyện mất nhiều thời gian trước đó. Đặc biệt, sự biểu cảm trên gương mặt người diễn viên không thay đổi liên tục như diễn kịch thông thường mà luôn tập trung cao độ.

Để những con rối lướt nhẹ nhàng trên mặt nước hòa hợp theo kịch bản, các nghệ sĩ đã phải tập luyện mất nhiều thời gian trước đó. Đặc biệt, sự biểu cảm trên gương mặt người diễn viên không thay đổi liên tục như diễn kịch thông thường mà luôn tập trung cao độ.

'Khi điều khiển, diễn viên vừa phải có kỹ thuật vừa phải biết truyền tải cảm xúc vào con rối, thể hiện cho ra cái hồn nhân vật mới đọng lại ấn tượng mạnh với khán giả', một nghệ sĩ chia sẻ. Có người còn phải vừa điều khiển vừa ngân nga hát theo điệu nhạc để cho con rối ăn khớp, có hồn như chính người thật.

'Khi điều khiển, diễn viên vừa phải có kỹ thuật vừa phải biết truyền tải cảm xúc vào con rối, thể hiện cho ra cái hồn nhân vật mới đọng lại ấn tượng mạnh với khán giả', một nghệ sĩ chia sẻ. Có người còn phải vừa điều khiển vừa ngân nga hát theo điệu nhạc để cho con rối ăn khớp, có hồn như chính người thật.

Không chỉ phục vụ khán giả trong nước và khách du lịch, nhiều năm qua đoàn đã đi biểu diễn và tham gia các liên hoan nghệ thuật quốc tế ở hơn 20 quốc gia trên thế giới.

Không chỉ phục vụ khán giả trong nước và khách du lịch, nhiều năm qua đoàn đã đi biểu diễn và tham gia các liên hoan nghệ thuật quốc tế ở hơn 20 quốc gia trên thế giới.

Trong giờ biểu diễn, phía sau sân khấu luôn tất bật cảnh chuyển rối cũ lên và hạ rối mới xuống nước để đảo tiết mục. Chương trình phải chạy nối tiếp nhau để vở kịch được liền mạch và nội dung giữa các tiết mục có sự kết nối.

Trong giờ biểu diễn, phía sau sân khấu luôn tất bật cảnh chuyển rối cũ lên và hạ rối mới xuống nước để đảo tiết mục. Chương trình phải chạy nối tiếp nhau để vở kịch được liền mạch và nội dung giữa các tiết mục có sự kết nối.

Buổi diễn kết thúc, các nghệ sĩ cởi bỏ trang phục cao su để diện đồ dân gian truyền thống xuất hiện trước sân khấu trong tràng pháo tay của khán giả. Với họ, đây là động lực lớn nhất để tiếp tục theo đuổi nghề nghiệp lâu dài.

Buổi diễn kết thúc, các nghệ sĩ cởi bỏ trang phục cao su để diện đồ dân gian truyền thống xuất hiện trước sân khấu trong tràng pháo tay của khán giả. Với họ, đây là động lực lớn nhất để tiếp tục theo đuổi nghề nghiệp lâu dài.

Giờ nghỉ 20 phút giữa mỗi ca là lúc để các nghệ sĩ nghỉ ngơi, rút kinh nghiệm nếu có trục trặc xảy ra.

Giờ nghỉ 20 phút giữa mỗi ca là lúc để các nghệ sĩ nghỉ ngơi, rút kinh nghiệm nếu có trục trặc xảy ra.

Một số diễn viên nam tìm chỗ chợp mắt lấy sức cho ca diễn tiếp theo.

Một số diễn viên nam tìm chỗ chợp mắt lấy sức cho ca diễn tiếp theo.

Đèn sân khấu tắt cũng là lúc góc cuối cánh gà chật hẹp sáng đèn. Nơi đây có người thợ chuyên sửa chữa rối Lê Quang Minh (49 tuổi). Anh đã gắn bó hơn 22 năm với nhà hát, chuyên làm lành cho các con rối hỏng hóc, trục trặc trong quá trình biểu diễn.   Nhà hát múa rối Thăng Long được thành lập vào tháng 10/1969 với tên gọi ban đầu là đoàn múa rối Kim Đồng. Năm 1975 được đổi tên là đoàn múa rối Thăng Long - Hà Nội.

Đèn sân khấu tắt cũng là lúc góc cuối cánh gà chật hẹp sáng đèn. Nơi đây có người thợ chuyên sửa chữa rối Lê Quang Minh (49 tuổi). Anh đã gắn bó hơn 22 năm với nhà hát, chuyên làm lành cho các con rối hỏng hóc, trục trặc trong quá trình biểu diễn. Nhà hát múa rối Thăng Long được thành lập vào tháng 10/1969 với tên gọi ban đầu là đoàn múa rối Kim Đồng. Năm 1975 được đổi tên là đoàn múa rối Thăng Long - Hà Nội.

Bình luận
vtcnews.vn