• Zalo

Ấn tượng những hình ảnh đẹp nhất vũ trụ năm 2019

Khoa học - Công nghệThứ Năm, 19/12/2019 09:44:00 +07:00Google News

Những khoảnh khắc tuyệt đẹp của hố đen và vũ trụ được các nhiếp ảnh gia, nhà khoa học mất nhiều công sức ghi nhận lại trong năm 2019.

Empty

Hố đen vũ trụ (tháng 4) - Đây được xem là câu chuyện cổ tích trong lĩnh vực khoa học. Lần đầu tiên một nhóm nghiên cứu quốc tế đã chụp được hình ảnh của hố đen vũ trụ. Event Horizon Team, nhóm nhà khoa học từ nhiều nơi trên thế giới, đã công bố bức ảnh hố đen ở trung tâm thiên hà M87.

Vật thể liên sao (tháng 10) - Omuamua, vật thể hình điếu xì gà này được phát hiện lần đầu vào năm 2017. Vật thể này đã đánh đố các nhà khoa học, khiến họ đặt ra hàng loạt câu hỏi chưa lời giải đáp. Người ta không thể xác định nó là sao chổi hay thiên thạch do quỹ đạo kỳ lạ của nó. Thậm chí, nhiều tin đồn cho rằng đó là một loại phi thuyền không gian của người ngoài hành tinh, tình cờ đi ngang chúng ta.

Vật thể liên sao (tháng 10) - Omuamua, vật thể hình điếu xì gà này được phát hiện lần đầu vào năm 2017. Vật thể này đã đánh đố các nhà khoa học, khiến họ đặt ra hàng loạt câu hỏi chưa lời giải đáp. Người ta không thể xác định nó là sao chổi hay thiên thạch do quỹ đạo kỳ lạ của nó. Thậm chí, nhiều tin đồn cho rằng đó là một loại phi thuyền không gian của người ngoài hành tinh, tình cờ đi ngang chúng ta.

Chìm vào bóng tối (tháng 1) - Bức ảnh này đã giúp László Francsics, nhiếp ảnh gia người Hungary chiến thắng trong cuộc thi

Chìm vào bóng tối (tháng 1) - Bức ảnh này đã giúp László Francsics, nhiếp ảnh gia người Hungary chiến thắng trong cuộc thi "Những bức ảnh thiên văn đẹp nhất năm 2019". Ông đã kết hợp 35 ảnh chụp với các mức độ phơi sáng khác nhau, để miêu tả trọn vẹn sự kiện nguyệt thực toàn phần này.

Nhật thực toàn phần (tháng 7) - Hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra vào ngày 2/7, tại khu vực phía nam Thái Bình Dương, miền trung Chile và miền trung Argentina. Hình ảnh này được chụp bởi Yuri Beletsky, ghi lại khoảnh khắc các nhà thiên văn học đang ngắm nhìn cảnh tượng chỉ xảy ra một lần trong năm.

Nhật thực toàn phần (tháng 7) - Hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra vào ngày 2/7, tại khu vực phía nam Thái Bình Dương, miền trung Chile và miền trung Argentina. Hình ảnh này được chụp bởi Yuri Beletsky, ghi lại khoảnh khắc các nhà thiên văn học đang ngắm nhìn cảnh tượng chỉ xảy ra một lần trong năm.

Đá cẩm thạch Mộc tinh (tháng 3) - Hình ảnh này được chụp từ tàu Juno của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) trước khi đáp xuống bề mặt Mộc tinh. Hầu hết hình ảnh trước đó của Mộc tinh được chụp từ một khoảng cách rất xa, có thể là Trái Đất. Đây là một trong số ít ảnh chụp với khoảng cách gần. Ở cự ly này, Mộc tinh trông giống như một viên cẩm thạch nhiều màu sắc.

Đá cẩm thạch Mộc tinh (tháng 3) - Hình ảnh này được chụp từ tàu Juno của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) trước khi đáp xuống bề mặt Mộc tinh. Hầu hết hình ảnh trước đó của Mộc tinh được chụp từ một khoảng cách rất xa, có thể là Trái Đất. Đây là một trong số ít ảnh chụp với khoảng cách gần. Ở cự ly này, Mộc tinh trông giống như một viên cẩm thạch nhiều màu sắc.

Khuôn mặt trong không gian (tháng 6) - Bằng việc sử dụng kính thiên văn vũ trụ Hubble, các nhà nghiên cứu đã phát hiện 2 thiên hà va chạm vào nhau, tạo ra một khuôn mặt trong không gian. Vị trí của nó được xác định cách Trái Đất khoảng 704 triệu năm ánh sáng.

Khuôn mặt trong không gian (tháng 6) - Bằng việc sử dụng kính thiên văn vũ trụ Hubble, các nhà nghiên cứu đã phát hiện 2 thiên hà va chạm vào nhau, tạo ra một khuôn mặt trong không gian. Vị trí của nó được xác định cách Trái Đất khoảng 704 triệu năm ánh sáng.

Thủy tinh trở thành chấm đen (tháng 11) - Trong ngày 11/11, Thủy tinh sẽ ở vị trí nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất trên một đường thẳng. Từ Trái Đất, con người có thể quan sát được Thủy tinh dưới dạng một chấm nhỏ màu đen khi nhìn vào Mặt trời. Thời gian Thủy tinh đi ngang qua Mặt trời có thể quan sát được từ Trái Đất kéo dài trong 5 tiếng 30 phút.

Thủy tinh trở thành chấm đen (tháng 11) - Trong ngày 11/11, Thủy tinh sẽ ở vị trí nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất trên một đường thẳng. Từ Trái Đất, con người có thể quan sát được Thủy tinh dưới dạng một chấm nhỏ màu đen khi nhìn vào Mặt trời. Thời gian Thủy tinh đi ngang qua Mặt trời có thể quan sát được từ Trái Đất kéo dài trong 5 tiếng 30 phút.

(Nguồn: Zing News)
Bình luận
vtcnews.vn