Đau khớp: Lượng đường cao trong chế độ ăn uống làm các tế bào miễn dịch tiết ra các chất có khả năng gây viêm vào máu. Đây là nguyên nhân những người ăn nhiều đường có thể bị viêm khớp, đục thuỷ tinh thể, bệnh tim, trí nhớ kém hoặc lão hoá sớm.
Luôn thèm đồ ngọt: Khi tiêu thụ đường, cơ thể sẽ giải phóng dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác như thuốc gây nghiện. Do vậy, khi cơ thể đang chứa quá nhiều đường, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy thèm đồ ngọt.
Giảm mức năng lượng: Khi ăn đồ ngọt, tuyến tuỵ sẽ tiết ra insulin để đưa glucose đến các tế bào giúp bạn tràn đầy năng lượng. Nhưng nếu ăn quá nhiều đường, quá trình này sẽ kết thúc nhanh hơn khiến bạn cảm thấy mức năng lượng bị giảm xuống thấp.
Da nổi mụn: Thực phẩm chứa nhiều đường làm mức insulin tăng đột biến. Ngay khi đường đi vào máu, cơ thể sẽ khởi động một loạt quá trình sinh lý phức tạp gây ra viêm nhiễm và các vấn đề về da. Mặt khác, quá trình này gây tăng hoạt động các tuyến dầu trên da và kích thích viêm da khiến bạn dễ bị nổi mụn.
Tăng cân: Dấu hiệu rõ ràng nhất của việc lạm dụng quá nhiều đường đó là tăng cân. Lượng đường cao làm tăng cường quá trình sản xuất insulin, việc này khiến cơ thể tích luỹ nhiều mỡ thừa ở bụng và một số bộ phận khác bên trong cơ thể.
Sâu răng: Thức ăn ngọt khi vào cơ thể thông qua quá trình tiêu hoá những mảnh vụn sẽ mắc ở những kẽ răng gây sâu răng. Vì vậy, ngoài việc giảm lượng đường tiêu thụ bạn cũng cần chú ý hơn tới sức khoẻ răng miệng của mình khi thấy răng có dấu hiệu bị tổn thương do sâu.
Thường xuyên bị cảm lạnh và cúm: Ăn hoặc uống quá nhiều thực phẩm có chứa đường sẽ ngăn chặn các tế bào của hệ miễn dịch tấn công các vi khuẩn khi bạn bị bệnh. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn dễ bị cảm lạnh, cúm hơn những người khác.
Luôn cảm thấy đầy hơi: Đầy hơi, đau bụng hoặc một số vấn đề khó chịu về tiêu hoá khác có thể xuất phát từ thói quen ăn quá nhiều đường. Tình trạng này xảy ra khi đường tích tụ và tiêu hoá không tốt ở ruột non, khi đi vào ruột già sẽ hoạt động nhiều, tạo ra khí gây đầy hơi.
Bình luận