1. Ăn ốc có nên bỏ đuôi?
- A
Có
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, ốc sống trong môi trường bùn sâu thường chứa rất nhiều loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể. Mỗi con ốc có thể chứa 3.000-6.000 ký sinh trùng giun ống.
Luộc ốc chưa kỹ bị nhiễm ký sinh trùng, người ăn nguy cơ cao mắc các bệnh về tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, phù nề chân tay, ung thư hoặc các bệnh nguy hiểm khác do ký sinh trùng. Dân gian có cấu "đầu lươn, đuôi ốc". Khi ăn ốc, bạn nên loại bỏ phần đuôi ốc do chứa nhiều chất bẩn, không tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là người tiêu hóa kém, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ.
Trước khi ăn, các gia đình nên sơ chế sạch bằng cách ngâm ốc trong nước sạch nhiều lần hoặc ngâm ốc với nước gạo và ớt để chúng nhả hết bùn rồi mới nấu. - B
Không
2. Ăn ốc luộc có bị nhiễm giun sán?
- A
Không
- B
Có
Theo tiến sĩ, bác sĩ Trần Huy Thọ, Phó giám đốc Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung ương, ốc là món ăn ngon nhiều người yêu thích, được chế biến thành nhiều món như luộc, hấp, nướng. Tuy nhiên, nếu chế biến chưa đúng cách có thể tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Vỏ ốc rất dày và cứng, nên phải mất nhiều thời gian để thịt ốc bên trong có thể chín hoàn toàn.
Với ốc nướng, vỏ ốc cháy nhưng có thể bên trong chưa chín. Trong khi đó, nhiều người thấy vỏ ốc cháy xém, nghĩ là ốc đã chín và lấy ra ăn. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người bị nhiễm sán từ ốc. Thực tế, ốc bán tại các hàng quán thường chỉ được nấu ở mức vừa chín tới vì nấu chín kỹ sẽ dai, mất độ giòn. Chính cách chế biến này khiến nguồn lây bệnh ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể.
Nhiều trường hợp nhiễm sán lá gan nhỏ chia sẻ bản thân không bao giờ ăn đồ ăn sống như gỏi cá hay tôm, song khi khai thác kỹ hơn, họ nói thường xuyên ăn ốc luộc ngoài hàng. Người dân cần ăn chín uống sôi, đặc biệt không ăn các loại ốc sống, chưa được nấu chín kỹ. Một lưu ý quan trọng là ốc dù sống ở môi trường nào thì khi bắt hoặc mua về vẫn nên ngâm 2-4 tiếng để loại bỏ tạp khuẩn khu trú trong vỏ. Sau đó rửa lại nhiều lần với nước sạch mới chế biến.
3. Ai cần hạn chế ăn ốc?
- A
Người bị bệnh gout, viêm khớp
- B
Người hay bị dị ứng
- C
Những người bị ho hay bệnh hen
- D
Cả 3 nhóm người trên
Tuy ốc là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Nếu không muốn bệnh phát tác và gây đau đớn, người bị gout, viêm khớp nên hạn chế ăn cua, ốc. Người hay bị dị ứng nếu muốn ăn cua, ốc, thì nên ăn một lượng thật nhỏ để xem phản ứng của cơ thể. Thấy ăn sau vài phút hoặc vài giờ xuất hiện mề đay, ngứa, nôn nao, phù nề mặt, đau quặn bụng, nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở thì nên đi bệnh viện gấp, và tuyệt đối không được ăn cua ốc. Người bị ho hay bệnh hen nếu ăn hải sản, đặc biệt là cua ốc thì bệnh sẽ càng nặng thêm, nên tránh ăn hải sản để bảo vệ cơ thể được tốt nhất.
Bình luận