(VTC News) - Chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng, sau khi hai vụ tai nạn hàng không thảm khốc xảy ra đều là những chiếc Airbus A320 thì liệu nó có thực sự còn là một chiếc máy bay an toàn?
Airbus A320 - Model an toàn nhất và bán chạy nhất
Chiếc Airbus A320 vốn được xem là một trong những sản phẩm thành công nhất của ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, hiện đang được sử dụng phổ biến cho các đường bay ngắn trên toàn thế giới.
Theo thống kê của các hãng hàng không, hiện nay có tổng cộng 3.306 chiếc Airbus A320 vẫn đang hoạt động hàng ngày, trung bình cứ 2,5 giây lại có một chiếc Airbus cất cánh hoặc hạ cánh. Ngoài ra còn khoảng 3.700 chiếc đang chờ được hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành hàng không ở châu Á.
Airbus A320 là dòng máy bay có cabin một lối đi ở giữa và nổi bật với công nghệ điều khiển bằng kỹ thuật số (fly-by-wire technology) giúp nâng cao độ an toàn của chuyến bay, giảm tải công việc cho các phi công cũng như cải thiện được độ êm và độ ổn định khi bay.
Theo nguồn phân tích của hãng Boeing, tỷ lệ tai nạn chết người liên quan đến dòng A320 của Airbus là 0,14/1 triệu lượt cất cánh, còn dòng Boeing 737 là 0,11/1 triệu lượt nên cả hai đang là những model an toàn nhất của ngành hàng không, so với tỷ lệ trung bình là 0,76 /1 triệu lượt.
Airbus A320 cũng là model bán chạy nhất so với các đối thủ cạnh tranh khác tính đến thời điểm cuối năm 2013 và hiện chỉ đang đứng sau model Boeing 737.
Theo đánh giá của John Cox, một cựu phi công và hiện là Giám đốc điều hành của một công ty tư vấn hàng không nhận xét: "Đây là một loại máy bay có độ tin cậy khá cao".
Tuy nhiên sau hai vụ tai nạn liên tiếp trong vòng chưa đầy 3 tháng có liên quan tới chiếc máy bay này thì người ta không khỏi nghi ngại về mức độ an toàn bay của chúng.
Mất mát từ những chiếc máy bay Airbus A320
Theo những con số từ trung tâm lưu trữ dữ liệu của Cục Tai nạn máy bay Archives, kể từ năm 1988 khi Airbus A320 chính thức được ra mắt, đã có tổng cộng 18 chiếc gặp tai nạn và làm chết 966 người.
Cách đây không lâu, vào ngày 28/12/2014, một chiếc máy bay A320 của hãng AirAsia, mang số hiệu QZ8501 đã rơi ở khu vực biển Java và làm 162 người chết.
Vào ngày 15/1/2009, một chiếc A320 của hãng US Airways với 155 hành khách cũng đã gặp phải sự cố. Chiếc máy bay đã bị mất cả hai động cơ ngay sau khi cất cánh từ sân bay LaGuardia do bị tấn công bởi... một đàn chim.
May mắn nhờ cơ trưởng Chesley Sullenberger đã nhanh trí đáp máy bay xuống sông Hudson nên tất cả các hành khách trên chuyến bay đã được cứu sống.
Trước đó vào tháng 8 năm 2000, một chiếc Airbus A320 của hãng Gulf Air đã lao thẳng vào vịnh Ba Tư trước khi chuẩn bị hạ cánh ở Bahrain, làm 143 người chết.
Còn ngày 24/3 vừa qua, chiếc máy bay của Germanwings rơi ở Pháp làm toàn bộ 150 hành khách thiệt mạng cũng thuộc dòng máy bay Airbus A320. Và theo Reuters, chiếc máy bay này đã 24 năm tuổi - tức đã gần "hết hạn sử dụng" cho một máy bay phản lực thương mại sau khi nó đã bay được 46.700 chuyến và 58.300 giờ.
Airbus 320 và công nghệ điều khiển bằng kỹ thuật số - liệu có thực sự an toàn?
Thực tế hầu hết các loại máy bay phản lực thương mại đều được sản xuất để bay an toàn trong một thời gian dài hơn 24 năm tương đối nhiều. Tuy nhiên sau khi hoàn thiện xong, vì một vài lý do về kinh tế mà các hãng sản xuất sẽ không bán chúng ngay cho người mua.
Luật sư Jim Morris, thành viên của công ty luật Irwin Mitchell tại Anh còn cho biết: "Có rất nhiều máy bay còn hoạt động lâu hơn cả 24 năm nhưng chúng vẫn thực hiện các chuyến bay một cách an toàn".
Một trong những công bố mới đáng chú ý nhất là sau khi cất cánh được 45 phút, chiếc máy bay Airbus A320 số hiệu 9529 của Germanwings đã đột ngột hạ độ cao từ 11.500m xuống còn 1.800m chỉ trong vòng 8 phút, và sau đó đã mất liên lạc hoàn toàn với trạm kiểm soát không lưu.
Theo thông tin trên tờ Daily Mail, cách đây 4 tháng, Germanwings cũng đã từng bị cơ quan An toàn hàng không châu Âu (EASA) cảnh báo về độ an toàn bay khi một chiếc Airbus A321 của hãng chở theo 109 hành khách đột ngột hạ độ cao mà không có bất kỳ một thao tác điều khiển nào của phi công.
Được biết Airbus A321 cũng có công nghệ điều khiển bằng kỹ thuật số (fly-by-wire technology) như Airbus A320, tức dựa trên máy tính để xác định bay trong giới hạn an toàn và thao tác với một bộ điều khiển Side-Stick thay thế cho cần điều khiển cũ.
Thực tế cho thấy việc con người phụ thuộc vào máy móc khi vận hành bay đang trở nên phổ biến trên toàn ngành công nghiệp hàng không. Tuy nhiên chính nó cũng gây ra những cuộc tranh luận gay gắt về việc liệu có phải máy móc đã chiếm quá nhiều quyền kiểm soát trên máy bay, con người sẽ làm được gì khi hệ thống máy móc bị lỗi, bị tê liệt hoặc gặp phải bất kỳ sự cố nào khác?
Các chuyên gia an toàn cho biết vẫn còn quá sớm để xác định được nguyên nhân chiếc máy bay Airbus A320 của Germanwings gặp nạn là gì, tuy nhiên một trong những nguyên nhân được các chuyên gia tập trung nhiều nhất vẫn là về lỗi kỹ thuật.
Nếu điều này là chính xác thì có lẽ đã đến lúc phải xem lại chất lượng của những chiếc Airbus A320 cũng như công nghệ điều khiển bằng kỹ thuật số mà chúng vốn tự hào, dù thực tế chúng vẫn luôn được xem là một trong những dòng máy bay dân dụng an toàn nhất của ngành hàng không.
Huyền Trân
Airbus A320 - Model an toàn nhất và bán chạy nhất
Chiếc Airbus A320 vốn được xem là một trong những sản phẩm thành công nhất của ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, hiện đang được sử dụng phổ biến cho các đường bay ngắn trên toàn thế giới.
Theo thống kê của các hãng hàng không, hiện nay có tổng cộng 3.306 chiếc Airbus A320 vẫn đang hoạt động hàng ngày, trung bình cứ 2,5 giây lại có một chiếc Airbus cất cánh hoặc hạ cánh. Ngoài ra còn khoảng 3.700 chiếc đang chờ được hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành hàng không ở châu Á.
Hình ảnh bên trong của một chiếc Airbus A320 |
Theo nguồn phân tích của hãng Boeing, tỷ lệ tai nạn chết người liên quan đến dòng A320 của Airbus là 0,14/1 triệu lượt cất cánh, còn dòng Boeing 737 là 0,11/1 triệu lượt nên cả hai đang là những model an toàn nhất của ngành hàng không, so với tỷ lệ trung bình là 0,76 /1 triệu lượt.
Hình ảnh bên ngoài của một chiếc Airbus A320 |
Airbus A320 cũng là model bán chạy nhất so với các đối thủ cạnh tranh khác tính đến thời điểm cuối năm 2013 và hiện chỉ đang đứng sau model Boeing 737.
Theo đánh giá của John Cox, một cựu phi công và hiện là Giám đốc điều hành của một công ty tư vấn hàng không nhận xét: "Đây là một loại máy bay có độ tin cậy khá cao".
Tuy nhiên sau hai vụ tai nạn liên tiếp trong vòng chưa đầy 3 tháng có liên quan tới chiếc máy bay này thì người ta không khỏi nghi ngại về mức độ an toàn bay của chúng.
Mất mát từ những chiếc máy bay Airbus A320
Theo những con số từ trung tâm lưu trữ dữ liệu của Cục Tai nạn máy bay Archives, kể từ năm 1988 khi Airbus A320 chính thức được ra mắt, đã có tổng cộng 18 chiếc gặp tai nạn và làm chết 966 người.
Cách đây không lâu, vào ngày 28/12/2014, một chiếc máy bay A320 của hãng AirAsia, mang số hiệu QZ8501 đã rơi ở khu vực biển Java và làm 162 người chết.
Mảnh vỡ của chiếc Airbus A320 mang số hiệu QZ8501 của hãng AirAsia được tìm thấy trên biển Java |
Vào ngày 15/1/2009, một chiếc A320 của hãng US Airways với 155 hành khách cũng đã gặp phải sự cố. Chiếc máy bay đã bị mất cả hai động cơ ngay sau khi cất cánh từ sân bay LaGuardia do bị tấn công bởi... một đàn chim.
May mắn nhờ cơ trưởng Chesley Sullenberger đã nhanh trí đáp máy bay xuống sông Hudson nên tất cả các hành khách trên chuyến bay đã được cứu sống.
Các hành khách đang đứng trên cánh của chiếc Airbus A320 sau khi cơ trưởng đáp máy bay xuống biển Hudson do gặp phải sự cố |
Còn ngày 24/3 vừa qua, chiếc máy bay của Germanwings rơi ở Pháp làm toàn bộ 150 hành khách thiệt mạng cũng thuộc dòng máy bay Airbus A320. Và theo Reuters, chiếc máy bay này đã 24 năm tuổi - tức đã gần "hết hạn sử dụng" cho một máy bay phản lực thương mại sau khi nó đã bay được 46.700 chuyến và 58.300 giờ.
Airbus 320 và công nghệ điều khiển bằng kỹ thuật số - liệu có thực sự an toàn?
Thực tế hầu hết các loại máy bay phản lực thương mại đều được sản xuất để bay an toàn trong một thời gian dài hơn 24 năm tương đối nhiều. Tuy nhiên sau khi hoàn thiện xong, vì một vài lý do về kinh tế mà các hãng sản xuất sẽ không bán chúng ngay cho người mua.
Video: Hành trình gặp nạn của máy bay Đức
Nguồn: CNN
Luật sư Jim Morris, thành viên của công ty luật Irwin Mitchell tại Anh còn cho biết: "Có rất nhiều máy bay còn hoạt động lâu hơn cả 24 năm nhưng chúng vẫn thực hiện các chuyến bay một cách an toàn".
Một trong những công bố mới đáng chú ý nhất là sau khi cất cánh được 45 phút, chiếc máy bay Airbus A320 số hiệu 9529 của Germanwings đã đột ngột hạ độ cao từ 11.500m xuống còn 1.800m chỉ trong vòng 8 phút, và sau đó đã mất liên lạc hoàn toàn với trạm kiểm soát không lưu.
Hình ảnh của chiếc máy bay Airbus A320 số hiệu 9529 của Germanwings |
Theo thông tin trên tờ Daily Mail, cách đây 4 tháng, Germanwings cũng đã từng bị cơ quan An toàn hàng không châu Âu (EASA) cảnh báo về độ an toàn bay khi một chiếc Airbus A321 của hãng chở theo 109 hành khách đột ngột hạ độ cao mà không có bất kỳ một thao tác điều khiển nào của phi công.
Được biết Airbus A321 cũng có công nghệ điều khiển bằng kỹ thuật số (fly-by-wire technology) như Airbus A320, tức dựa trên máy tính để xác định bay trong giới hạn an toàn và thao tác với một bộ điều khiển Side-Stick thay thế cho cần điều khiển cũ.
Bên trong khoang lái của chiếc Airbus A320 với hai chiếc Side-Stick ở hai bên |
Các chuyên gia an toàn cho biết vẫn còn quá sớm để xác định được nguyên nhân chiếc máy bay Airbus A320 của Germanwings gặp nạn là gì, tuy nhiên một trong những nguyên nhân được các chuyên gia tập trung nhiều nhất vẫn là về lỗi kỹ thuật.
Video: Hiện trường máy bay rơi chỉ có mảnh vỡ và thi thể nạn nhân
Nguồn: The Guardian
Nếu điều này là chính xác thì có lẽ đã đến lúc phải xem lại chất lượng của những chiếc Airbus A320 cũng như công nghệ điều khiển bằng kỹ thuật số mà chúng vốn tự hào, dù thực tế chúng vẫn luôn được xem là một trong những dòng máy bay dân dụng an toàn nhất của ngành hàng không.
Huyền Trân
Bình luận