(VTC News) - Sau vụ việc 4 con chó Tây cắn nát tay chủ ở ngõ 2, Phúc Xá, Hà Nội, người dân nơm nớp lo sợ khi thường xuyên phải chứng kiến cảnh chó thả rông không được rọ mõm, có người còn kiến nghị nên cấm nuôi chó.
Hai ngày sau khi bị 4 con chó nuôi (2 con thuộc giống Doberman và 2 con thuộc giống Rottweiler) tấn công, căn nhà của anh Trần Văn Duy (ngõ 140 phố Nghĩa Dũng) khóa cửa, vắng lặng, không ai ở nhà. Gia đình cũng đã chuyển đàn vật nuôi đi nơi khác.
Nơm nớp lo sợ
Lắc đầu ngao ngán sau sự việc 4 con chó cắn chính người chủ của mình một cách tàn bạo, ông Thắng, người dân trong ngõ 41, đường Hồng Hà bày tỏ: “Những năm gần đây, trào lưu nuôi chó Tây ở Hà Nội và các tỉnh thành khác rất thịnh.
Càng giàu có, người ta càng thích nuôi những giống quý hiếm, những loại chó thật to hay chó săn hung dữ để bảo vệ nhà cửa, tài sản. Nhưng tôi thấy bức xúc vì những người nuôi không có ý thức. Nói không đâu xa, chỉ đến buổi chiều ở ngay khu phố này cũng có mấy người thường xuyên dắt chó đi dạo. Những con chó nặng vài chục kg, to gần bằng người lớn nhởn nhơ khắp phố.
Thậm chí, chủ chó còn chẳng bao giờ rọ mõm cho nó. Có thì cũng chỉ xích cái dây vải vào cổ rồi dắt nó đi. Giả sử, lúc nó mà nổi điên lên cắn người thì làm sao mà kéo nó được. Quá nguy hiểm.”
Không chỉ ông Thắng thốt lên câu như vậy. Mà khi được hỏi nhiều người dân quan khu vực cũng có chung quan điểm.
Ông Hoàng Ngọc Kỳ (76 tuổi ở ngõ 2, Phúc Xá, Hà Nội) bức xúc: “Quan điểm của tôi là bất cứ chó gì cũng không nên thả ra đường, không cứ là chó tây hay chó ta. Ngoài việc tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm, thả chó ra đường chúng còn phóng uế làm bẩn đường phố, mất vệ sinh, nói tóm lại là chẳng được tích sự gì cho cộng đồng…”
“Trông thấy chó là tôi sợ, nhất là những con chó to. Nếu không rọ mõm thì nghiêm cấm không cho thả ra đường. Vi phạm thì phải có cơ quan chức năng xử lý. Hoặc là thành phố phải cấm nuôi chó đi chứ để chúng thả rông thế này nguy hiểm lắm.” – bà Phạm thị Nga (Ba Đình, Hà Nội) cho biết.
Ông Hùng (53 tuổi, ở Đống Đa, Hà Nội) làm nghề kinh doanh quán cà phê bức xúc khi được hỏi về vấn đề này. Vừa nói ông vừa chỉ tay sang nhà hàng xóm: “Đây này, ngay cạnh nhà tôi chứ đâu xa, chó người ta xích ngay vỉa hè có rọ mõm gì đâu. Lắm lúc khách vào uống cà phê nó sủa mà họ sợ giật thót, đổ cả ly nước. Nói thì lại sợ mất lòng hàng xóm, không nói thì đúng là quá bực mình lại còn lo lắng nữa.”
Bị chó Tây hàng xóm xông cả vào nhà cắn
Chị Thu Huệ (trú tại Ba Đình, Hà Nội) kể lại một sự việc mà đến bây giờ khi nghĩ lại vẫn còn nổi cả da gà.
Hàng xóm nhà chị, có nuôi 5 con chó, chị Huệ chẳng biết chúng là chó gì nhưng chó nhỏ chó to đủ cả. Có cả giống chó gì mà người ta vẫn gọi là chó chọi, nhìn mặt rất hung dữ. Mỗi chiều, hàng xóm lại dắt bầy chó đi ra công viên chơi rồi thả ở gần nhà.
Nhà chị Huệ có 2 con nhỏ (lớn 15 tuổi, nhỏ 8 tuổi), chị luôn cảnh báo 2 con không được lại gần chó hàng xóm. Lo sợ là thế, nhưng bức xúc nhất với chị Huệ là tiếng chó sủa. Sáng sớm, cả 5 con chó thi nhau “cắn” um cả khu phố.
Có một lần, chó nhà hàng xóm lao cả vào nhà cắn bị thương chồng chị. Quá bức xúc, chị sang nói với hàng xóm. Họ không hỏi thăm chồng chị có bị sao không mà còn đổ tại chồng chị đánh chó hay trêu nó nên mới bị cắn.
Đến giờ đã nhiều tháng trôi qua, 2 gia đình vẫn “mặt nặng mày nhẹ” với nhau. Nhiều người dân trong khu phố muốn góp ý về việc chó đi vệ sinh lung tung cũng ngại chẳng dám nói, vì sợ mất lòng hàng xóm.
Chị Huệ kiến nghị: “Ở thành phố nên cấm hẳn việc nuôi chó, nuôi chẳng được tích sự gì vừa nguy hiểm cho mọi người, vừa mất vệ sinh.”
Không nên nuôi chó trưởng thành
Theo anh Tô Minh Hoàng – chuyên gia huấn luyện chó nghiệp vụ cho biết, chó là loài động vật tuyệt đối trung thành với chủ, không bao giờ cắn chủ kể cả khi bị đánh. Nhưng đó là với những con được nuôi nấng từ bé, hoặc có thời gian chăm sóc lâu dài.
Còn về cơ bản, chó là loài động vật có bản năng săn mồi, hung dữ. Vì thế, không nên nuôi chó khi chúng đã trưởng thành vì lúc đó, bản tính và hung tính của chúng đã hình thành, rất khó dạy bảo nếu con chó đó có thiên hướng thích bạo lực.
Như trong clip có thể phán đoán được rằng, người chủ của 4 con chó này không nuôi chúng từ bé, hoặc không nuôi cả 4 con chó từ bé. Vì thế, khi xảy ra việc chó cắn người, chủ chó không thể ra lệnh cho bầy chó của mình. Thậm chí, chó còn quay lại cắn chủ dã man vì trên tay anh ta dính máu của người lạ.
“Tôi nhắc lại, chó là động vật có bản năng săn mồi, hung dữ khi thấy máu tanh nó càng bị kích thích. Nhất là khi nó đã cắn 1 lần rồi , khi thấy máu chó bị hăng tiết nên cắn điên cuồng không nhận ra chủ.” - anh Hoàng nói.
Còn anh Chu Văn Linh – bác sĩ Thú y cho biết: Theo quy định, chó nuôi ra đường phải rọ mõm, làm các biện pháp như xích lại, cầm cương dắt khi đi ngoài đường. Tuy nhiên, do thói quen nuôi chó tự do ở nước ta vẫn khá phổ biến, gần như ăn sâu vào tiềm thức nên người nuôi rất chủ quan.
Điều này đã dẫn đến sự việc đáng tiếc như vừa rồi. Nếu cả 4 con chó của anh Duy được rọ mõm khi cho ra ngoài thì chắc chắn không có chuyện đáng tiếc như vừa rồi xảy ra.
Anh Linh nói thêm, những năm qua “mốt” chơi chó rộ lên ở khắp nơi. Nhưng văn hóa chơi chó thì chưa được người dân quan tâm. Sự việc vừa rồi cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh cho hiểm họa từ loài chó mang lại.
“Đây cũng là lúc cơ quan chức năng cần cứng rắn hơn trong vấn đề quản lý, và phải có quy định pháp luật cụ thể về việc nuôi chó, trách nhiệm của cơ quan chức năng của người nuôi đối với loài vật này” – anh Linh nói.
Thuận Phong
Hai ngày sau khi bị 4 con chó nuôi (2 con thuộc giống Doberman và 2 con thuộc giống Rottweiler) tấn công, căn nhà của anh Trần Văn Duy (ngõ 140 phố Nghĩa Dũng) khóa cửa, vắng lặng, không ai ở nhà. Gia đình cũng đã chuyển đàn vật nuôi đi nơi khác.
Nơm nớp lo sợ
Lắc đầu ngao ngán sau sự việc 4 con chó cắn chính người chủ của mình một cách tàn bạo, ông Thắng, người dân trong ngõ 41, đường Hồng Hà bày tỏ: “Những năm gần đây, trào lưu nuôi chó Tây ở Hà Nội và các tỉnh thành khác rất thịnh.
Càng giàu có, người ta càng thích nuôi những giống quý hiếm, những loại chó thật to hay chó săn hung dữ để bảo vệ nhà cửa, tài sản. Nhưng tôi thấy bức xúc vì những người nuôi không có ý thức. Nói không đâu xa, chỉ đến buổi chiều ở ngay khu phố này cũng có mấy người thường xuyên dắt chó đi dạo. Những con chó nặng vài chục kg, to gần bằng người lớn nhởn nhơ khắp phố.
Thậm chí, chủ chó còn chẳng bao giờ rọ mõm cho nó. Có thì cũng chỉ xích cái dây vải vào cổ rồi dắt nó đi. Giả sử, lúc nó mà nổi điên lên cắn người thì làm sao mà kéo nó được. Quá nguy hiểm.”
Chồng người bán nước ở đầu phố Phúc Xá 2 cho biết cứ chiều đến là chứng kiến nhiều người dắt chó đị dạo không rọ mõm |
Không chỉ ông Thắng thốt lên câu như vậy. Mà khi được hỏi nhiều người dân quan khu vực cũng có chung quan điểm.
Ông Hoàng Ngọc Kỳ (76 tuổi ở ngõ 2, Phúc Xá, Hà Nội) bức xúc: “Quan điểm của tôi là bất cứ chó gì cũng không nên thả ra đường, không cứ là chó tây hay chó ta. Ngoài việc tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm, thả chó ra đường chúng còn phóng uế làm bẩn đường phố, mất vệ sinh, nói tóm lại là chẳng được tích sự gì cho cộng đồng…”
“Trông thấy chó là tôi sợ, nhất là những con chó to. Nếu không rọ mõm thì nghiêm cấm không cho thả ra đường. Vi phạm thì phải có cơ quan chức năng xử lý. Hoặc là thành phố phải cấm nuôi chó đi chứ để chúng thả rông thế này nguy hiểm lắm.” – bà Phạm thị Nga (Ba Đình, Hà Nội) cho biết.
Ông Hùng (53 tuổi, ở Đống Đa, Hà Nội) làm nghề kinh doanh quán cà phê bức xúc khi được hỏi về vấn đề này. Vừa nói ông vừa chỉ tay sang nhà hàng xóm: “Đây này, ngay cạnh nhà tôi chứ đâu xa, chó người ta xích ngay vỉa hè có rọ mõm gì đâu. Lắm lúc khách vào uống cà phê nó sủa mà họ sợ giật thót, đổ cả ly nước. Nói thì lại sợ mất lòng hàng xóm, không nói thì đúng là quá bực mình lại còn lo lắng nữa.”
Bà Nguyễn Thị Lợi (67 tuổi, trú tại tổ 20, ngõ 2, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội) người bị đàn chó nhà anh Duy lao vào cắn hôm 12/3, khi đang tập thể dục nói: “Bình thường nó (anh Duy) vẫn thả chó đi dạo có sao đâu. Mấy con chó to lắm, đứng ngang nửa người, ai nhìn thấy cũng sợ. Tại thằng Duy chủ quan, chứ nếu rọ mõm lại thì đã không xảy ra chuyện này.”
Sau khi đàn chó 4 con của anh Duy cắn bà Lợi, anh Duy nằm đè lên người bà để cứu người. Trong lúc anh dắt chó về nhà, chó ngửi thấy máu lạ (máu bà Lợi chảy khi bị cắn dính vào tay anh Duy), cả 4 con chó lao vào cắn chủ nhân điên cuồng. Hậu quả, anh Duy phải vào viện cấp cứu với cánh tay dập nát, chân bị thương.
Ông Đàm Văn Sảng, Tổ trưởng tổ dân phố 11 phường Phúc Xá cũng xác nhận, tuần nào ông cũng nhận được phản ánh của người dân về việc anh Duy thả rông chó dữ. Dù chính quyền sở tại đã gửi giấy mời nhưng anh không tới làm việc.
Chó thả rông không được rọ mõm - Ảnh: Thanh Niên |
Sau khi đàn chó 4 con của anh Duy cắn bà Lợi, anh Duy nằm đè lên người bà để cứu người. Trong lúc anh dắt chó về nhà, chó ngửi thấy máu lạ (máu bà Lợi chảy khi bị cắn dính vào tay anh Duy), cả 4 con chó lao vào cắn chủ nhân điên cuồng. Hậu quả, anh Duy phải vào viện cấp cứu với cánh tay dập nát, chân bị thương.
Ông Đàm Văn Sảng, Tổ trưởng tổ dân phố 11 phường Phúc Xá cũng xác nhận, tuần nào ông cũng nhận được phản ánh của người dân về việc anh Duy thả rông chó dữ. Dù chính quyền sở tại đã gửi giấy mời nhưng anh không tới làm việc.
Bị chó Tây hàng xóm xông cả vào nhà cắn
Chị Thu Huệ (trú tại Ba Đình, Hà Nội) kể lại một sự việc mà đến bây giờ khi nghĩ lại vẫn còn nổi cả da gà.
Hàng xóm nhà chị, có nuôi 5 con chó, chị Huệ chẳng biết chúng là chó gì nhưng chó nhỏ chó to đủ cả. Có cả giống chó gì mà người ta vẫn gọi là chó chọi, nhìn mặt rất hung dữ. Mỗi chiều, hàng xóm lại dắt bầy chó đi ra công viên chơi rồi thả ở gần nhà.
Video: Chó dữ hung hãn lao vào tấn công chủ
Nhà chị Huệ có 2 con nhỏ (lớn 15 tuổi, nhỏ 8 tuổi), chị luôn cảnh báo 2 con không được lại gần chó hàng xóm. Lo sợ là thế, nhưng bức xúc nhất với chị Huệ là tiếng chó sủa. Sáng sớm, cả 5 con chó thi nhau “cắn” um cả khu phố.
Có một lần, chó nhà hàng xóm lao cả vào nhà cắn bị thương chồng chị. Quá bức xúc, chị sang nói với hàng xóm. Họ không hỏi thăm chồng chị có bị sao không mà còn đổ tại chồng chị đánh chó hay trêu nó nên mới bị cắn.
Đến giờ đã nhiều tháng trôi qua, 2 gia đình vẫn “mặt nặng mày nhẹ” với nhau. Nhiều người dân trong khu phố muốn góp ý về việc chó đi vệ sinh lung tung cũng ngại chẳng dám nói, vì sợ mất lòng hàng xóm.
Chị Huệ kiến nghị: “Ở thành phố nên cấm hẳn việc nuôi chó, nuôi chẳng được tích sự gì vừa nguy hiểm cho mọi người, vừa mất vệ sinh.”
Video: Giật mình vì tiếng chó sủa, người đi đường đâm vào taxi
Không nên nuôi chó trưởng thành
Theo anh Tô Minh Hoàng – chuyên gia huấn luyện chó nghiệp vụ cho biết, chó là loài động vật tuyệt đối trung thành với chủ, không bao giờ cắn chủ kể cả khi bị đánh. Nhưng đó là với những con được nuôi nấng từ bé, hoặc có thời gian chăm sóc lâu dài.
Còn về cơ bản, chó là loài động vật có bản năng săn mồi, hung dữ. Vì thế, không nên nuôi chó khi chúng đã trưởng thành vì lúc đó, bản tính và hung tính của chúng đã hình thành, rất khó dạy bảo nếu con chó đó có thiên hướng thích bạo lực.
Như trong clip có thể phán đoán được rằng, người chủ của 4 con chó này không nuôi chúng từ bé, hoặc không nuôi cả 4 con chó từ bé. Vì thế, khi xảy ra việc chó cắn người, chủ chó không thể ra lệnh cho bầy chó của mình. Thậm chí, chó còn quay lại cắn chủ dã man vì trên tay anh ta dính máu của người lạ.
“Tôi nhắc lại, chó là động vật có bản năng săn mồi, hung dữ khi thấy máu tanh nó càng bị kích thích. Nhất là khi nó đã cắn 1 lần rồi , khi thấy máu chó bị hăng tiết nên cắn điên cuồng không nhận ra chủ.” - anh Hoàng nói.
Còn anh Chu Văn Linh – bác sĩ Thú y cho biết: Theo quy định, chó nuôi ra đường phải rọ mõm, làm các biện pháp như xích lại, cầm cương dắt khi đi ngoài đường. Tuy nhiên, do thói quen nuôi chó tự do ở nước ta vẫn khá phổ biến, gần như ăn sâu vào tiềm thức nên người nuôi rất chủ quan.
Điều này đã dẫn đến sự việc đáng tiếc như vừa rồi. Nếu cả 4 con chó của anh Duy được rọ mõm khi cho ra ngoài thì chắc chắn không có chuyện đáng tiếc như vừa rồi xảy ra.
Anh Linh nói thêm, những năm qua “mốt” chơi chó rộ lên ở khắp nơi. Nhưng văn hóa chơi chó thì chưa được người dân quan tâm. Sự việc vừa rồi cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh cho hiểm họa từ loài chó mang lại.
“Đây cũng là lúc cơ quan chức năng cần cứng rắn hơn trong vấn đề quản lý, và phải có quy định pháp luật cụ thể về việc nuôi chó, trách nhiệm của cơ quan chức năng của người nuôi đối với loài vật này” – anh Linh nói.
Thuận Phong
Bình luận