(VTC News) - Đường thi công chậm, cẩu thả, nên không chỉ bụi mù mịt, người đi qua đây không vững lái kiểu gì cũng ngã, hầu như ngày nào cũng có tai nạn, đặc biệt là chị em phụ nữ.
Nhiều người dân Hà Nội đã hình thành cho mình thói quen, hễ ra đường là khẩu trang, kính, găng tay… bịt kín từ đầu đến chân, vì giờ đi đâu cũng bụi, chỗ nào cũng ô nhiễm.
‘Giặc’ bụi
Khi nhắc đến đoạn đường 32 - đoạn qua Nhổn, nhiều người chỉ còn biết lắc đầu ngao ngán. Từ nhiều năm nay, đoạn đường này liên tục trễ hẹn hoàn thành, nhiều đoạn vẫn chưa thi công xong phần trải thảm nhựa mặt đường, nên cứ trời tạnh ráo là bụi mù mịt.
Nhiều người dân Hà Nội đã hình thành cho mình thói quen, hễ ra đường là khẩu trang, kính, găng tay… bịt kín từ đầu đến chân, vì giờ đi đâu cũng bụi, chỗ nào cũng ô nhiễm.
‘Giặc’ bụi
Khi nhắc đến đoạn đường 32 - đoạn qua Nhổn, nhiều người chỉ còn biết lắc đầu ngao ngán. Từ nhiều năm nay, đoạn đường này liên tục trễ hẹn hoàn thành, nhiều đoạn vẫn chưa thi công xong phần trải thảm nhựa mặt đường, nên cứ trời tạnh ráo là bụi mù mịt.
Mỗi khi có xe cộ chạy qua, đường 32 (đoạn qua Nhổn) lại nổi bụi. |
Có mặt tại đây từ lúc mặt trời vẫn chưa lên, các hộ dân bên đường vẫn chưa mở cửa, không khí vẫn còn khá mát mẻ, vắng xe cộ qua lại. Nhưng đường đã đầy bụi, sau mỗi xe từng làn bụi thi nhau đuổi theo sau, rồi nó cũng nhanh chóng tan vào sương sớm.
Nhưng khi mặt trời bắt đầu lên, thời tiết được hâm nóng, và đoàn xe qua đây cũng dần đông lên theo thời gian. Đến khoảng 7h, đoạn đường bắt đầu chật ních phương tiện, hễ có chỗ nào trống, là ngay lập tức có xe lao lên. Tỷ lệ thuận với đó là lượng bụi cũng theo đó tăng dần lên, mù mịt và lâu tan hơn.
Các cửa hàng bên đường cũng theo nhau mở cửa, việc đầu tiên mà họ phải làm là lấy khăn ướt để lau đồ trong nhà. Chúng tôi ghé cửa hàng đồ gỗ của anh Hoàng Anh Tuấn (tổ 1 Cầu Vượt, Phú Diễn, Từ Liêm, HN), khi anh đang hì hụi dùng chổi lông gà lau bụi, mặt bịt khẩu trang kín mịt, sau mỗi đường chổi của anh, bụi lại bay mù mịt khắp phòng.
“Mới sáng sớm mà bụi đã bám đầy rồi đấy. Ở đây toàn là đồ gỗ, nên không thể dùng khăn ướt để lau được, nước ngấm vào hỏng hết hàng. Đành phải dùng loại chổi này, nhưng cứ lau xong chỗ này bụi lại bám dày sang chỗ khác. Cả ngày chỉ lau đồ với quét nhà đã đủ mệt rồi”, anh Tuấn nói khi chỉ còn biết lắc đầu ngao ngán.
Khi mặt trời đã gần đứng bóng, chúng tôi đứng quan sát đoàn xe qua lại tại nút giao giữa đường 32 với đường sắt. Tại đây, mặt đường vẫn chưa làm xong, cũng như nhiều đoạn khác của tuyến đường, mỗi khi có xe chạy qua, dù to hay nhỏ, ô tô hay xe máy, đều kéo theo sau một làn bụi làm mờ mắt người đi đường.
Đặc biệt, khi có xe tải, buýt chạy qua, bụi cuối lên che mờ gần hết cả thân xe, người chạy sau gần như không thể thấy đường phía trước, biển số xe, xe chạy ngược chiều… cũng không thể thấy nổi.
Dường như những người chạy xe máy phía sau, ai cũng muốn kéo ga chạy thật nhanh hy vọng sớm qua đoạn bụi, hoặc cố vượt lên trên xe trước để không phải chạy phía sau hít bụi. Dù đã bịt khẩu trang kín mít, nhưng vẫn phải đưa tay để đè thật chặt, không để cho bụi có một kẽ hở nhỏ nào để lọt vào.
Bụi mịt mờ. |
“Từ khoảng nửa năm nay, khi việc giải tỏa xong, nhưng thi công lại rất chậm, nên đường bụi khủng khiếp, bất kể ngày hay đêm. May ra chỉ lúc trời mưa thì mới hết bụi”, chị Nguyễn Thị Thúy (nhà ở Phú Diễn, Từ Liêm, HN) chỉ tay ra chiếc xe buýt vừa chạy qua, kéo theo sau là làn bụi gần như che kín hết xe lắc đầu ngao ngán nói với chúng tôi.
Như để chứng minh cho lời nói của mình, chị Thúy lấy khăn ướt lau qua bàn nước, rồi bảo tôi “đây nhá, chú ngồi đợi khoảng 15 phút là bụi lại trắng bệch mặt bàn cho xem”.
Trong lúc đợi, tôi hướng cái nhìn ra đường, mỗi khi có một chiếc ô tô chạy qua là những làn bụi trắng xóa lại thi nhau bay vào nhà. Đúng như chị Thúy nói, chỉ lát sau, mặt bàn vừa mới được lau đã trắng xóa. Chỉ cần lấy tay quẹt nhẹ, có thể thấy rõ những đường vẽ trên mặt bàn.
Bụi còn bám dày những lá cây, ngọn cỏ hoặc bất kể vật dụng gì bên đường, khiến chúng chuyển từ màu xanh sang màu trắng bạc, phía trên mặt lá một lớp bụi bám dày cộm. Chỉ cần đụng nhẹ, bụi đã rơi lả tả…
Nín thở qua làn bụi
Từ nhiều tháng trước, khi dự án cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước đường Láng Hạ bắt đầu được khởi công (từ đoạn cắt đường Láng đến Thái Hà), cũng là lúc đoạn đường này ngập chìm trong bụi.
Từ nhiều tháng nay, đường Láng Hạ bị biến thành con đường "đau khổ" vì công trình thi công cống ngầm. |
Hằng ngày, trong cái nắng hè chói chang, từng đoàn xe qua lại khiến bụi không ngớt. Đặc biệt vào những giờ cao điểm, từng đoàn xe nối dài, nhích lên từng tí, bụi quyện với khói xe khiến không khí đặc quánh, dường như không còn ô-xi để thở. Người đi đường vừa đi vừa phải lấy tay bịt thật chặt khẩu trang, hoặc dùng tay áo, cổ áo… để bịt tạm tránh bụi.
Dưới mặt đường, xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi, rơi vãi đầy cát sỏi. “Bụi thì khỏi phải nói, chỉ cần dựng xe một lúc, là yên xe đã bám đầy bụi. Chẳng hiểu họ thi công kiểu gì, đá dăm rơi vãi đầy mặt đường chẳng thấy ai thu dọn. Nhiều người đi qua đây không vững lái kiểu gì cũng ngã, hầu như ngày nào cũng có tai nạn ngã xe, đặc biệt là chị em phụ nữ”, ông Hoàng Văn Mạnh, ngồi bán nước trên vỉa hè cho biết.
Ở dải phân cách, nhiều bụi cây cảnh chuyển từ màu xanh sang màu trắng vàng vì bụi đất. Nhiều loại đất, cát, đá sỏi, và cả những chiếc cống cỡ lớn, máy móc được tập kết ngay trên dải phân cách, gây ra cảnh lộn xộn dọc cả đoạn đang thi công. Số vật liệu này có thể gây nguy hiểm chọn người đi đường bất kể lúc nào.
Còn dọc tuyến đường Nguyễn Xiển – Khuất Duy Tiến – Phạm Hùng (đường vành đai 3), từng đoàn xe ô tô, xe tả, container… nối đuôi nhau chạy ầm ầm suốt ngày đêm. Khiến những hộ dân hai bên đường không chỉ phải chịu bụi bặm, mà còn phải hứng chịu thêm tiếng ồn.
Những tường chắn tạm bằng tôn của công trình xây dựng đường trên cao, đã bị chuyển từ màu xanh thành màu trắng, vì bụi bặm bám thành từng lớp trên tường tôn.
Những tường chắn bằng tôn xanh giờ đổi thành màu trắng ở đường Nguyễn Xiển. |
Theo những người thợ đang thi công tại công trường ở đây, mỗi khi trời mưa, xe ô tô chạy qua làm bắn tung tóe bùn đất lên các tấm tôn, trông rất nhếch nhác. Vì thế, sau mỗi trận mưa đơn vị thi công lại phải thuê xe dội nước rửa sạch các bức tôn. Nhưng khi trời mùa đâu lại vào đấy, nên xe dội nước cũng phải làm việc liên tục.
Tại nhiều con đường khác, tình trạng bụi bặm, ô nhiễm cũng chẳng có gì khá hơn, như đường Nguyễn Trãi, Quang Trung (Hà Đông), Phạm Văn Đồng, Lê Văn Lương kéo dài, Minh Khai, Lĩnh Nam, Giải Phóng… Đa phần nguyên nhân gây bụi là do các con đường thi công chậm tiến độ, không đúng kỹ thuật, tình trạng xe tải làm rơi vãi đất cát, xe từ công trường ra không được rửa sạch…
Lê Việt
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo
Phẫn nộ
Bình luận