(VTC News) – Có một số loại thực phẩm luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm độc cao, vì vậy các bà nội trợ cần thận trọng khi chọn lựa và chế biến để tránh những rủi ro không đáng có.
Ngộ độc thực phẩm đang là một mối lo và đặc biệt quan tâm của tất cả mọi người. Những thực phẩm dễ bị ô nhiễm nhất là các thực phẩm giàu chất đạm như: thịt, cá, trứng, sữa, rau quả. Sau đây là những thực phẩm dễ bị ngộ độc nhất mà chúng ta cần lưu tâm khi sử dụng.
Thịt gia cầm
Thịt gà là một trong những loại thịt gia cầm có thể gây ngộ độc thực phẩm. Thịt gà chưa được nấu chín hay thịt gà không được rửa sạch trước khi nấu là nguyên nhân gây nhiễm những vi khuẩn như campylobacter, vi khuẩn gây tiêu chảy.
Thịt gà là một trong những loại thịt gia cầm có thể gây ngộ độc thực phẩm |
Trứng
Trứng hoặc các thực phẩm chứa trứng sống có nguy cơ mắc ngộ độc thực phẩm salmonella. Để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc xảy ra bạn nên nấu chín trứng trước khi ăn. Trứng sống có chứa vi khuẩn salmonella dễ dàng lây lan nhiều nơi. Bạn cũng nên rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với trứng.
Trứng hoặc các thực phẩm chứa trứng sống có nguy cơ mắc ngộ độc thực phẩm salmonella |
Thịt lợn
Thịt lợn cũng là một trong những thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm. Nếu thịt lợn mà chưa được nấu chín rất có thể dẫn đến một loại bệnh gọi là bệnh giun xoắn do một loại ký sinh trùng có trong thịt lợn gây ra. Loại ký sinh trùng này lây nhiễm qua đường tiêu hóa và gây ra những triệu chứng ngộ độc thực phẩm khác nhau.
Thịt lợn chưa được nấu chín dẫn đến bệnh giun xoắn |
Giá đỗ không có rễ
Trong quá trình sản xuất giá đỗ, một số cá nhân đã ứng dụng tác dụng của thuốc diệt cỏ để phát triển mầm đậu không có gốc. Thuốc diệt cỏ có chứa chất độc hại gây ung thư, quái thai và gây đột biến mà khi đưa vào cơ thể chúng gây ra những tác động nghiêm trọng.
Giá đỗ không có rễ có thể chứa chất diệt cỏ gây ung thư, quái thai |
Khoai tây nảy mầm
Mầm khoai tây có chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Solanine có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây, bao gồm cả lá, quả và củ. Nó rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ.
Ngoài ra chất này còn có ở cà chua và các cây khác trong họ Solanaceae. Solanine có tính gây mê và trước đây được dùng để chữa chứng động kinh. Olanine được tạo thành từ alkaloid solanidine và carbohydrate (glyco-) mạch nhánh.
Ngoài ra chất này còn có ở cà chua và các cây khác trong họ Solanaceae. Solanine có tính gây mê và trước đây được dùng để chữa chứng động kinh. Olanine được tạo thành từ alkaloid solanidine và carbohydrate (glyco-) mạch nhánh.
Mầm khoai tây có chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc |
Sữa tươi chưa tiệt trùng
Sữa tươi là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời cho cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên sữa tươi chưa qua tiệt trùng lại tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe của chúng ta.
Khi sữa tươi chưa qua tiệt trùng sẽ bị nhiễm campylobacter, một loại vi khuẩn gây tiêu chảy, nhiễm khuẩn huyết.
Khi sữa tươi chưa qua tiệt trùng sẽ bị nhiễm campylobacter, một loại vi khuẩn gây tiêu chảy, nhiễm khuẩn huyết.
Sữa tươi chưa tiệt trùng sẽ bị nhiễm campylobacter, một loại vi khuẩn gây tiêu chảy, nhiễm khuẩn huyết |
Cà chua xanh
Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.
Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine |
Khoai có đốm đen trên vỏ
Khoai có chứa nhiều chất xơ, protein, các vitamin A, C, B6, E, sắt, canxi… nên nó đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng so với các loại rau củ khác. Tuy nhiên khi chọn mua hay khi ăn cần chú ý để tránh “rước họa”. Nếu thấy trên vỏ khoai xuất hiện những đốm đen chứng tỏ nó đã bị nhiễm nấm, ăn vào sẽ dễ trúng độc.
Nếu khoai có đốm đen trên vỏ, chứng tỏ khoai đã bị nhiễm độc |
Các loại cải lá
Bao gồm xà lách, bắp cải, cải bó xôi… Những loại này gây ngộ độc là do chúng bị nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất trong quá trình trồng, chăm sóc. Để tránh ngộ độc khi ăn các loại cải lá, chúng ta cần rửa sạch chúng trước khi nấu nướng và tránh nhiễm khuẩn chéo bằng cách rửa tay trước khi làm bếp.
Các loại cải lá gây ngộ độc là do chúng bị nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất trong quá trình trồng, chăm sóc |
Điều ít người nội trợ biết là các loại cải rất dễ nhiễm khuẩn chéo nếu chúng được xắt trên cùng một tấm thớt trước đó chúng ta xắt thịt và rửa không kỹ. Vì vậy, tốt nhất chúng ta nên chuẩn bị nhiều tấm thớt khác nhau để dùng cho những loại thực phẩm khác nhau.
Gừng héo
Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt.
Nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol.
Nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol.
Trong củ gừng héo, đã hỏng có chứa một chất độc hại có tên là shikimol |
Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khỏe mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.
Hà Phương (tổng hợp)
Bình luận