Đau nhức hay thoái hóa xương khớp hiện là vấn đề y tế của toàn cộng đồng, không chỉ riêng người lớn tuổi. Tuy nhiên, rất ít người quan tâm hoặc phớt lờ các dấu hiệu cảnh báo hệ xương khớp đang “già sớm”.
Đó có thể là những cơn đau bất ngờ xuất hiện ở vai gáy, thắt lưng, đầu gối, cổ tay... trong lúc học tập, làm việc, tập luyện hoặc vui chơi. Đôi khi là tình trạng căng cứng khớp mỗi sáng ngủ dậy, tê mỏi tay chân khi đứng lên ngồi xuống, khả năng vận động suy giảm…
Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân khiến khớp “già trước tuổi” có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, để khớp chuyển động trơn tru, sụn khớp cần đảm bảo khoảng 70% nước, 20% collagen và 10% các thành phần khác. Tuy nhiên, từ sau tuổi 30, khối lượng và chất lượng sợi collagen bắt đầu suy giảm.
Khi thiếu hụt collagen, sự vững chắc và đàn hồi của sụn khớp bị phá vỡ, trở nên thô ráp và mỏng hơn. Điều này khiến các đầu xương cọ xát vào nhau, dẫn đến cảm giác đau nhức khớp mỗi khi chuyển động. Sụn khớp càng mỏng, độ ma sát giữa hai đầu xương càng cao, cơn đau khớp sẽ càng dữ dội.
Thêm vào đó, theo thời gian, các tổn thương tại khớp có thể phá vỡ cấu trúc khớp, làm phóng thích các mảnh sụn khớp vào hệ tuần hoàn. Lúc này, các tế bào miễn dịch nhận định sụn khớp là tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, kích thích hệ miễn dịch giải phóng tự kháng thể tấn công màng hoạt dịch và sụn khớp, khởi phát phản ứng viêm, gây ra viêm màng hoạt dịch khớp.
Ngoài ra, cuộc sống bận rộn, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học ở người trẻ như thừa cân, thiếu vận động, thường xuyên thức khuya, sử dụng nhiều thức uống chứa cồn, ăn nhiều thức ăn nhanh… cũng là yếu tố đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp.
Cần làm gì để ngăn chặn tình trạng thoái hóa khớp sớm
Viêm khớp, thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp mạn tính, có xu hướng kéo dài và không thể điều trị dứt điểm. Do đó, ngay khi xuất hiện những cơn đau bất thường, cần áp dụng các giải pháp khoa học kịp thời để làm chậm tiến triển của bệnh, giúp khớp khỏe mạnh lâu dài.
Đau khớp xảy ra khi sụn, xương dưới sụn bị tổn thương, hao mòn và chất lượng dịch nhờn suy giảm. Chính vì vậy, để tránh được cơn đau khớp, duy trì tối đa chức năng khớp và ngăn ngừa thoái hóa khớp sớm, phải giữ được kết cấu bền vững, trơn láng của sụn và xương dưới sụn, đồng thời, bảo vệ được màng hoạt dịch khỏi phản ứng viêm.
Để đạt được mục tiêu này, trước tiên mỗi người cần duy trì lối sống khoa học: Luyện tập thể dục thể thao (ít nhất 30 phút một ngày) để tăng cường sức mạnh cơ bắp, đồng thời giúp sụn khớp hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng; ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nên lựa chọn các thực phẩm giàu vitamin C, D, omega-3, sắt, canxi… để giúp xương chắc khỏe; giữ được cân nặng hợp lý (BMI khoảng từ 18,5 đến 22,9); hạn chế rượu bia; ngủ đủ giấc (7-8 tiếng một ngày)…
Song song với việc cải thiện lối sống khoa học, mọi người cần chú trọng chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn từ bên trong bằng việc bổ sung những hoạt chất chuyên biệt để xương khớp toàn thân chắc khỏe như: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính và Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… có trong JEX thế hệ mới.
Những tinh chất này có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và được tinh chiết theo công nghệ sinh học phân tử hiện đại của Mỹ, có thể giúp ức chế quá trình viêm, hỗ trợ giảm đau và làm chậm thoái hóa khớp. Đồng thời, kích thích tế bào sụn tăng sản xuất chất nền là collagen và aggrecan, bảo vệ màng hoạt dịch và cải thiện chất lượng dịch khớp, giúp tăng độ bền và dẻo dai cho khớp.
Ngoài ra, không nên nghĩ mình trẻ là khớp khỏe, hãy thăm khám sức khỏe xương khớp định kỳ 6 tháng đến 1 năm để chủ động bảo dưỡng hệ cơ xương khớp chắc khỏe lâu dài.
Bình luận