(VTC News) – Từ những sai phạm của công ty trách nhiệm hữu hạn Mạnh Cầm – đơn vị nhập khẩu và phân phối độc quyền sản phẩm sữa dê Danlait (Pháp) tại Việt Nam, các nhà chức trách mới phát hiện ra nhiều lỗ hổng trong việc “gọi tên” và cấp phép cho các sản phẩm nhập khẩu.
Đơn vị cấp phép đối nhau ‘chan chát’
Ông Dũng cho hay: “Về vụ sữa Danlait, ngay sau khi báo chí đưa tin, chúng tôi đã vào cuộc, tiến hành kiểm tra. Đến nay có thể kết luận như sau: Đây là vụ việc có liên quan tới sữa dành cho trẻ em.
Chúng tôi đã vào cuộc để làm rõ hai vấn đề: Thứ nhất việc phân loại hàng hóa, tên gọi của hàng hóa. Thứ hai, chất lượng của hàng hóa.
Hiện nay, người tiêu dùng và cả các doanh nghiệp cho rằng, chúng ta đang gọi không đúng tên sản phẩm. Mỗi chỗ gọi một kiểu. Qua kiểm tra, chúng tôi thấy rằng, đối với hàng nhập khẩu, tên gọi của hàng hóa không phải doanh nghiệp muốn gọi thế nào cũng được”.
Cũng theo ông Dũng, trong vụ này, không chỉ doanh nghiệp mà 7 đơn vị khi kiểm tra hàng hóa đã không ghi tên sản phẩm đúng như tên nhà sản xuất đặt. Đó là một trong những nguyên nhân khiến người tiêu dùng nhầm tên gọi.
Trên sản phẩm gốc có ghi là sữa trẻ em có nguồn gốc từ sữa dê. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Cơ quan kết luận, trả lời cho Cục an toàn vệ sinh thực phẩm – cho rằng đây là sản phẩm thông thường, là sữa trẻ em có nguồn gốc từ sữa dê và không phải là thực phẩm chức năng.
Các đơn vị khi kiểm tra đã tự xếp tên của sản phẩm và gọi tên sản phẩm không chính xác. Chẳng hạn, cơ quan cấp phép đề là sữa dê Danlait, cơ quan thú y đề là sữa dê đóng hộp, cơ quan cấp phép khác thì ghi là sữa dê công thức 1, doanh nghiệp gọi tắt là sữa dê Danlait…
“Liên quan tới việc cấp phép này, Tổng cục Hải quan – cơ quan cấp phép nhập khẩu đang xác định đó là sữa. Bộ Công Thương – Cơ quan cấp phép nhập khẩu tự động xác định đó là sữa đóng hộp, sữa dê công thức 1, nhưng Cục an toàn vệ sinh thực phẩm lại xếp nó vào loại sữa bổ sung”, ông Dũng nói.
Chi cục Phó Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội khẳng định, chính việc gọi tên không đúng đã làm cho thứ hàng hóa này trở nên phức tạp.
Doanh nghiệp chồng chất sai phạm
Nói về sai phạm của công ty trách nhiệm hữu hạn Mạnh Cầm – đơn vị nhập khẩu và phân phối độc quyền sản phẩm sữa dê Danlait (Pháp) tại Việt Nam, ông Dũng cho hay: “Về vi phạm của doanh nghiệp có thể nhìn thấy được ngay đó là trên nhãn sản phẩm chưa có 3 yếu tố:
Thứ nhất thiếu chỉ dẫn Sữa mẹ là sữa tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Thứ hai, chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.
Thứ ba, chưa nêu rõ đây là thực phẩm chức năng, không phải thuốc. Ngoài ra, họ cũng chưa ghi rõ tên và thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa.
Nếu xác định là sữa thì doanh nghiệp chưa kê khai và niêm yết giá. Nếu là thực phẩm chức năng thì doanh nghiệp phải nộp thêm 175 triệu tiền thuế (15%) và phải ghi rõ các nội dung theo quy định”.
Tuy vậy, Chi cục Phó Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội cho rằng điều quan trọng không phải là xử phạt bao nhiêu tiền mà qua việc xử lý sữa Danlait này sẽ làm minh bạch các nhóm sản phẩm liên quan tới sữa, bột sữa…
Ngày 5/4 tới, Cục quản lý thị trường sẽ có kết luận cuối cùng về việc này.
Trước đó, người tiêu dùng đã rất hoang mang về vấn đề: Sữa dê Danlait được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp về Việt Nam là sữa thật hay sữa giả?
Các nhà chức trách đã vào cuộc, niêm phong hơn 6.000 hộp sữa dê Danlait, đồng thời gửi đề nghị Đại sứ quán Pháp xác minh nguồn gốc sản phẩm này.
Minh Quân
Chiều 2/4, tại cuộc họp giao ban hàng tuần của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, ông Vương Trí Dũng, Chi cục Phó Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội đã trả lời báo chí về vụ sữa dê Danlait giả.
Đơn vị cấp phép đối nhau ‘chan chát’
Ông Dũng cho hay: “Về vụ sữa Danlait, ngay sau khi báo chí đưa tin, chúng tôi đã vào cuộc, tiến hành kiểm tra. Đến nay có thể kết luận như sau: Đây là vụ việc có liên quan tới sữa dành cho trẻ em.
Chúng tôi đã vào cuộc để làm rõ hai vấn đề: Thứ nhất việc phân loại hàng hóa, tên gọi của hàng hóa. Thứ hai, chất lượng của hàng hóa.
Hiện nay, người tiêu dùng và cả các doanh nghiệp cho rằng, chúng ta đang gọi không đúng tên sản phẩm. Mỗi chỗ gọi một kiểu. Qua kiểm tra, chúng tôi thấy rằng, đối với hàng nhập khẩu, tên gọi của hàng hóa không phải doanh nghiệp muốn gọi thế nào cũng được”.
Các nhà chức trách đã vào cuộc, niêm phong hơn 6.000 hộp sữa dê Danlait, đồng thời gửi đề nghị Đại sứ quán Pháp xác minh nguồn gốc sản phẩm này. |
Cũng theo ông Dũng, trong vụ này, không chỉ doanh nghiệp mà 7 đơn vị khi kiểm tra hàng hóa đã không ghi tên sản phẩm đúng như tên nhà sản xuất đặt. Đó là một trong những nguyên nhân khiến người tiêu dùng nhầm tên gọi.
Trên sản phẩm gốc có ghi là sữa trẻ em có nguồn gốc từ sữa dê. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Cơ quan kết luận, trả lời cho Cục an toàn vệ sinh thực phẩm – cho rằng đây là sản phẩm thông thường, là sữa trẻ em có nguồn gốc từ sữa dê và không phải là thực phẩm chức năng.
Các đơn vị khi kiểm tra đã tự xếp tên của sản phẩm và gọi tên sản phẩm không chính xác. Chẳng hạn, cơ quan cấp phép đề là sữa dê Danlait, cơ quan thú y đề là sữa dê đóng hộp, cơ quan cấp phép khác thì ghi là sữa dê công thức 1, doanh nghiệp gọi tắt là sữa dê Danlait…
“Liên quan tới việc cấp phép này, Tổng cục Hải quan – cơ quan cấp phép nhập khẩu đang xác định đó là sữa. Bộ Công Thương – Cơ quan cấp phép nhập khẩu tự động xác định đó là sữa đóng hộp, sữa dê công thức 1, nhưng Cục an toàn vệ sinh thực phẩm lại xếp nó vào loại sữa bổ sung”, ông Dũng nói.
|
Doanh nghiệp chồng chất sai phạm
Nói về sai phạm của công ty trách nhiệm hữu hạn Mạnh Cầm – đơn vị nhập khẩu và phân phối độc quyền sản phẩm sữa dê Danlait (Pháp) tại Việt Nam, ông Dũng cho hay: “Về vi phạm của doanh nghiệp có thể nhìn thấy được ngay đó là trên nhãn sản phẩm chưa có 3 yếu tố:
Thứ nhất thiếu chỉ dẫn Sữa mẹ là sữa tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Thứ hai, chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.
Thứ ba, chưa nêu rõ đây là thực phẩm chức năng, không phải thuốc. Ngoài ra, họ cũng chưa ghi rõ tên và thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa.
Nếu xác định là sữa thì doanh nghiệp chưa kê khai và niêm yết giá. Nếu là thực phẩm chức năng thì doanh nghiệp phải nộp thêm 175 triệu tiền thuế (15%) và phải ghi rõ các nội dung theo quy định”.
Tuy vậy, Chi cục Phó Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội cho rằng điều quan trọng không phải là xử phạt bao nhiêu tiền mà qua việc xử lý sữa Danlait này sẽ làm minh bạch các nhóm sản phẩm liên quan tới sữa, bột sữa…
Ngày 5/4 tới, Cục quản lý thị trường sẽ có kết luận cuối cùng về việc này.
Trước đó, người tiêu dùng đã rất hoang mang về vấn đề: Sữa dê Danlait được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp về Việt Nam là sữa thật hay sữa giả?
Các nhà chức trách đã vào cuộc, niêm phong hơn 6.000 hộp sữa dê Danlait, đồng thời gửi đề nghị Đại sứ quán Pháp xác minh nguồn gốc sản phẩm này.
Minh Quân
Bình luận