(VTC News)-Sau vụ tự tử của Gary Speed, Hiệp hội Các Cầu thủ Chuyện nghiệp (PFA) đã gửi khẩn cấp tập sách hướng dẫn cách đối phó trầm cảm tới 4.000 hội viên.
Giám đốc điều hành PFA Gordon Taylor đã có những bước đi cụ thể đầu tiên sau khi tổ chức mất đi 'một trong những thành viên tốt nhất'. Dù chưa có kết luận cuối cùng về việc Speed tự tử do trầm cảm, PFA vẫn soạn thảo tập tài liệu dày 36 trang về cách phòng ngừa chứng bệnh phổ biến trong giới cầu thủ.
Cuốn cẩm nang này liệt kê những ví dụ điển hình về chứng trầm cảm như Andy Cole, Neil Lennon, Stan Collymore, Paul Gascoigne, Robert Enke hay chính chủ tịch PFA Clarke Carlisle. Ngoài ra, nó còn cung cấp những đường dây liên lạc nóng cho những người cần giúp đỡ, tư vấn khẩn cấp. Được minh họa bởi họa sĩ Paul Trevillion, cuốn sách rất dễ đọc và dễ nhớ.
"Tôi hy vọng các cầu thủ nhận ra rằng họ có một nơi để chia sẻ và tư vấn. Cuốn sách là địa chỉ đỏ dành cho những ai gặp bế tắc trong cuộc sống cũng như sự nghiệp. Bóng đá là một môn thể thao tuyệt vời nhưng có những áp lực và chứng bệnh đặc thù", Taylor cho hay.
Được biết, chính chủ tịch PFA hiện tại Carlisle cũng từng phải trải qua một đợt điều trị nghiện rượu và trầm cảm tại Sporting Chance Clinic năm 2003. Đây là trung tâm cai nghiện và điều trị sức khỏe Tony Adams, một cựu pháo thủ, mở ra nhằm giúp đỡ các đồng nghiệp. Sporting Chance Clinic ra đời cũng là sự kiện bắt đầu cho cuộc chiến chống trầm cảm trong giới cầu thủ.
Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chứng trầm cảm là các cầu thủ sau khi giải nghệ có cảm giác bị truyền thông lãng quên. Họ từ vị thế của ngôi sao được săn đón hàng ngày bỗng chốc chìm nghỉm và gần như 'biến mất' khỏi thế giới. Với nhiều người, đó là một cú sốc khó vượt qua.
Ngoài đối tượng chính là 4.000 hội viên hiện tại của PFA, tập sách cũng rất hữu ích với khoảng 50.000 cựu cầu thủ trên toàn thế giới.
Giám đốc điều hành PFA Gordon Taylor đã có những bước đi cụ thể đầu tiên sau khi tổ chức mất đi 'một trong những thành viên tốt nhất'. Dù chưa có kết luận cuối cùng về việc Speed tự tử do trầm cảm, PFA vẫn soạn thảo tập tài liệu dày 36 trang về cách phòng ngừa chứng bệnh phổ biến trong giới cầu thủ.
Vụ tự tử của Gary Speed làm tăng quyết tâm ra đời cuốn sách phòng chống trầm cảm từ PFA. |
Cuốn cẩm nang này liệt kê những ví dụ điển hình về chứng trầm cảm như Andy Cole, Neil Lennon, Stan Collymore, Paul Gascoigne, Robert Enke hay chính chủ tịch PFA Clarke Carlisle. Ngoài ra, nó còn cung cấp những đường dây liên lạc nóng cho những người cần giúp đỡ, tư vấn khẩn cấp. Được minh họa bởi họa sĩ Paul Trevillion, cuốn sách rất dễ đọc và dễ nhớ.
"Tôi hy vọng các cầu thủ nhận ra rằng họ có một nơi để chia sẻ và tư vấn. Cuốn sách là địa chỉ đỏ dành cho những ai gặp bế tắc trong cuộc sống cũng như sự nghiệp. Bóng đá là một môn thể thao tuyệt vời nhưng có những áp lực và chứng bệnh đặc thù", Taylor cho hay.
Vụ tự sát của Robert Enke năm 2009 là bi kịch điển hình của căn bệnh trầm cảm trong giới cầu thủ. |
Được biết, chính chủ tịch PFA hiện tại Carlisle cũng từng phải trải qua một đợt điều trị nghiện rượu và trầm cảm tại Sporting Chance Clinic năm 2003. Đây là trung tâm cai nghiện và điều trị sức khỏe Tony Adams, một cựu pháo thủ, mở ra nhằm giúp đỡ các đồng nghiệp. Sporting Chance Clinic ra đời cũng là sự kiện bắt đầu cho cuộc chiến chống trầm cảm trong giới cầu thủ.
Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chứng trầm cảm là các cầu thủ sau khi giải nghệ có cảm giác bị truyền thông lãng quên. Họ từ vị thế của ngôi sao được săn đón hàng ngày bỗng chốc chìm nghỉm và gần như 'biến mất' khỏi thế giới. Với nhiều người, đó là một cú sốc khó vượt qua.
Ngoài đối tượng chính là 4.000 hội viên hiện tại của PFA, tập sách cũng rất hữu ích với khoảng 50.000 cựu cầu thủ trên toàn thế giới.
Phá Hoàng
Bình luận