Nhiều, rất nhiều những viễn cảnh chẳng mấy tốt ngay từ bây giờ có thể tưởng tượng ra được ở mùa giải 2013.
HA.GL gặp ĐT.LA, trận thư hùng ngày nào của V.League, trên Pleiku vắng như “chùa Bà Đanh”. Ngoài nhân viên an ninh, BTC thì cẳng có một mống khán giả nào, thậm chí phóng viên cũng không có. Không ai xem, quan tâm và nó gần như chẳng tồn tại khi chỉ 2 đội đá với nhau cho xong và đá cho hết trách nhiệm do cả 2 đội chẳng có mục tiêu gì để phấn đấu, khi chức vô địch đã thuộc về HN.T&T hay B.Bình Dương.
Không còn khái niệm “có mùi”, bóng ma ám ảnh, nghi vấn tiêu cực hay đặt câu hỏi này nọ… bởi cơ bản, trận đấu nào chẳng có vấn đề. Rất nhiều vòng đấu ở nửa cuối lượt về khi chức vô địch đã có chủ nhân hoặc được hoạch định với số ít ứng viên đua tranh, số trận đấu có diễn biến, kết quả “giống hệt dự đoán” chiếm số đông.Số quả phạt góc, tổng số bàn thắng, tỷ số… cùng rất nhiều thông số khác được ấn định dựa theo “bóng trên mạng” và khái niệm “đá bóng vì cái gì” sẽ được định nghĩa lại theo cách chính xác nhất với V.League và hạng Nhất.
Hàng loạt bản hợp đồng bị ngưng lại. Nhiều cầu thủ ngôi sao, tên tuổi bị thanh lý hợp đồng, bị đẩy ra đường hay phải bồi hoàn tiền lót tay, hạ mức lương… để nhường chỗ cho các cầu thủ trẻ do CLB đào tạo, thu nhận về mà không phải trả chi phí đáng kể.
V.League và hạng Nhất thành sân chơi của toàn cầu thủ trẻ, vô danh hoặc trình độ làng nhàng trong khi phần lớn những cầu thủ trưởng thành, khẳng định được khả năng làm khán giả hoặc ngồi khán đài. Bởi tại sao phải đầu tư cho phí tiền và vô nghĩa?
… vv và vv
Nhiều, rất nhiều những viễn cảnh chẳng mấy tốt ngay từ bây giờ có thể tưởng tượng ra được ở mùa giải 2013. Nó không phải nguy cơ mà là điều hiện hữu, với đề xuất táo bạo và có phần vội vàng, thiếu tính toán của VPF nhằm giải cứu 2 giải đấu chuyên nghiệp V.League, hạng Nhất và để mùa giải 2013 vẫn diễn ra như đúng kế hoạch.
Nếu V.League và hạng Nhất thi đấu chỉ để chọn ra đội vô địch, đội lên hạng và không có đội xuống hạng, điều vô lý nhất có thể trông thấy là việc nhiều đội bóng bỏ ra mấy chục tỷ để cuối cùng chỉ “đá cho vui”. Thậm chí nguy hại hơn, BĐ Việt Nam không vui mà còn đối diện với quá nhiều vấn đề nảy sinh khi số đội chơi để vô địch thì ít mà tồn tại, duy trì thì nhiều.
Nó là chuyện động lực, cạnh tranh, là sự cống hiến và trách nhiệm. Nó là chuyện của những trận đấu… “đuổi” khán giả ra khỏi sân vận động, là chuyện “đá cho nhà cái” và chuyện của câu hỏi đơn giản nhất: Bỏ tiền tỷ ra làm bóng đá để làm gì, khi chức vô địch là không thể hoặc không với tới trong khi nghiễm nhiên trụ hạng, cứ đá chơi chơi kiểu tồn tại?
Tất nhiên, BĐ Việt Nam khủng hoảng, cần có những phương án để cứu vãn và giải pháp nào thì cũng có tính 2 mặt, nhất là trong bối cảnh này. Cũng không phải việc không có đội xuống hạng ở V.League, hạng Nhất chỉ kéo theo những hệ lụy tiêu cực mà đề xuất có có thể là chìa khóa để giải quyết rất nhiều bài toán nan giải và những vấn đề mang tính vĩ mô với BĐ Việt Nam.
Nhưng có lẽ, những đề xuất của VPF nên và cần được xem xét lại một cách thấu đáo hơn nữa bởi dường như ngay từ trong ý tưởng đã bộc lộ nguy cơ “lợi bất cập hại”, trong khi rõ ràng có những phương án thích hợp hơn.
Bởi suy cho cùng, mọi kế sách và giải pháp đưa ra bây giờ không chỉ là để đối phó mà còn vì mục đích khắc phục khó khăn và khiến bóng đá tốt đẹp, phát triển hơn.
Ngay cả Lạch Tray cũng có lúc vắng tanh như thế này thì... |
Không còn khái niệm “có mùi”, bóng ma ám ảnh, nghi vấn tiêu cực hay đặt câu hỏi này nọ… bởi cơ bản, trận đấu nào chẳng có vấn đề. Rất nhiều vòng đấu ở nửa cuối lượt về khi chức vô địch đã có chủ nhân hoặc được hoạch định với số ít ứng viên đua tranh, số trận đấu có diễn biến, kết quả “giống hệt dự đoán” chiếm số đông.Số quả phạt góc, tổng số bàn thắng, tỷ số… cùng rất nhiều thông số khác được ấn định dựa theo “bóng trên mạng” và khái niệm “đá bóng vì cái gì” sẽ được định nghĩa lại theo cách chính xác nhất với V.League và hạng Nhất.
Hàng loạt bản hợp đồng bị ngưng lại. Nhiều cầu thủ ngôi sao, tên tuổi bị thanh lý hợp đồng, bị đẩy ra đường hay phải bồi hoàn tiền lót tay, hạ mức lương… để nhường chỗ cho các cầu thủ trẻ do CLB đào tạo, thu nhận về mà không phải trả chi phí đáng kể.
V.League và hạng Nhất thành sân chơi của toàn cầu thủ trẻ, vô danh hoặc trình độ làng nhàng trong khi phần lớn những cầu thủ trưởng thành, khẳng định được khả năng làm khán giả hoặc ngồi khán đài. Bởi tại sao phải đầu tư cho phí tiền và vô nghĩa?
… vv và vv
Nhiều, rất nhiều những viễn cảnh chẳng mấy tốt ngay từ bây giờ có thể tưởng tượng ra được ở mùa giải 2013. Nó không phải nguy cơ mà là điều hiện hữu, với đề xuất táo bạo và có phần vội vàng, thiếu tính toán của VPF nhằm giải cứu 2 giải đấu chuyên nghiệp V.League, hạng Nhất và để mùa giải 2013 vẫn diễn ra như đúng kế hoạch.
Nếu V.League và hạng Nhất thi đấu chỉ để chọn ra đội vô địch, đội lên hạng và không có đội xuống hạng, điều vô lý nhất có thể trông thấy là việc nhiều đội bóng bỏ ra mấy chục tỷ để cuối cùng chỉ “đá cho vui”. Thậm chí nguy hại hơn, BĐ Việt Nam không vui mà còn đối diện với quá nhiều vấn đề nảy sinh khi số đội chơi để vô địch thì ít mà tồn tại, duy trì thì nhiều.
Nó là chuyện động lực, cạnh tranh, là sự cống hiến và trách nhiệm. Nó là chuyện của những trận đấu… “đuổi” khán giả ra khỏi sân vận động, là chuyện “đá cho nhà cái” và chuyện của câu hỏi đơn giản nhất: Bỏ tiền tỷ ra làm bóng đá để làm gì, khi chức vô địch là không thể hoặc không với tới trong khi nghiễm nhiên trụ hạng, cứ đá chơi chơi kiểu tồn tại?
Tất nhiên, BĐ Việt Nam khủng hoảng, cần có những phương án để cứu vãn và giải pháp nào thì cũng có tính 2 mặt, nhất là trong bối cảnh này. Cũng không phải việc không có đội xuống hạng ở V.League, hạng Nhất chỉ kéo theo những hệ lụy tiêu cực mà đề xuất có có thể là chìa khóa để giải quyết rất nhiều bài toán nan giải và những vấn đề mang tính vĩ mô với BĐ Việt Nam.
Nhưng có lẽ, những đề xuất của VPF nên và cần được xem xét lại một cách thấu đáo hơn nữa bởi dường như ngay từ trong ý tưởng đã bộc lộ nguy cơ “lợi bất cập hại”, trong khi rõ ràng có những phương án thích hợp hơn.
Bởi suy cho cùng, mọi kế sách và giải pháp đưa ra bây giờ không chỉ là để đối phó mà còn vì mục đích khắc phục khó khăn và khiến bóng đá tốt đẹp, phát triển hơn.
Độc Phong (Thể thao 24h)
Bình luận