(VTC News) - Vĩnh biệt Tô Hoài – người đã về với 'Cát bụi chân ai' sau gần một thế kỷ cầm bút không mệt mỏi.
Lấy bút danh từ hai địa danh sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức, Tô Hoài thừa hưởng trọn vẹn tinh hoa của xứ Đoài địa linh văn vật - nơi gợi nhiều cảm hứng về văn chương nghệ thuật cho những người cầm bút.
Từ đó, cây đại thụ của nền văn học cách mạng Việt Nam cho ra đời hàng loạt tác phẩm đỉnh cao, trở thành sách ‘gối đầu giường’ cho nhiều thế hệ bạn đọc.
Sinh ra trong một gia đình thợ thủ công vào gần cuối những năm 1920, Tô Hoài cầm bút viết Dế mèn phiêu lưu ký – cuốn sách của mọi tuổi thơ khi mới tròn 20 tuổi.
Ông đã kể về tác phẩm để đời của mình như thế này: Khi tôi vừa bước khỏi tuổi thiếu niên, tất cả những trò chơi ở bãi sông đầu làng của tuổi thơ đã vào thẳng tác phẩm của tôi. Khi cầm bút, những nhân vật trong truyện không cần phải nghĩ mãi mới ra mà nó đã nằm giữa những say mê của mình.
Ra đời từ chính những ký ức một thời niên thiếu, Dế mèn phiêu lưu ký lập tức trở thành tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật dành cho lứa tuổi thiếu nhi.
Cũng viết về đề tài loài vật, nhà văn Tô Hoài còn được biết đến với các tác phẩm tiêu biểu như O chuột, Gã chuột bạch, Tuổi trẻ, Đôi ghi đá, Một cuộc bể dâu, Mụ ngan, Đực...
Lối quan sát tinh tế về loài vật, kết hợp sự khéo léo, thông minh và đầy hóm hỉnh của người cầm bút, mỗi tác phẩm của Tô Hoài hiện lên dưới góc nhìn nhân sinh và thế hiện khát khao một cuộc sống hạnh phúc, bình yên, đoàn kết.
Ba năm sau Tô Hoài gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc. Chàng thanh niên 23 tuổi bước vào chiến trường khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp với hành trang cây bút và ý chí đánh thù.
Đây là khoảng thời gian Tô Hoài vừa hoạt động trong lĩnh vực báo chí, vừa cho ra đời Truyện Tây Bắc – tác phẩm đánh dấu sự chuyển mình trong đề tài và cách tiếp cận đời sống của nhà văn.
Nổi bật nhất trong tập Truyện Tây Bắc là tác phẩm Vợ chồng A Phủ - một trong những tác phẩm hay nhất viết về đề tài miền núi mọi thời.
Vợ chồng A Phủ là kết tinh của vốn sống, của tình yêu thương sâu nặng và lòng kính trọng của nhà văn đối với người dân miền núi Tây Bắc.
Câu chuyện tinh yêu cất lên giữa hoang sơ của núi rừng Tây Bắc trong Vợ chồng A Phủ là khát vọng đẹp về cuộc sống bình yên, về tình yêu đôi lứa. Tác phẩm văn học xuất sắc này của Tô Hoài được chuyển thể lên màn ảnh và trở thành hình mẫu những tác phẩm viết về đề tài miền núi.
Sau năm 1954, Tô Hoài tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm văn học đỉnh cao, đánh dấu một chặng đường cầm bút với sức viết không mệt mỏi.
Tô Hoài còn được biết đến như một người con gắn bó thân thuộc với Hà Nội. Dưới con mắt của ông, Hà Nội hiện lên sinh động và đầy đủ cung bậc cảm xúc trong Chuyện cũ Hà Nội, Nhà nghèo, Mười năm…
Nhớ nhất, khi Tô Hoài viết về những ngõ phố nối liền của khu phố cổ Hà Nội, nhà văn Tô Hoài từng tâm sự: 'Nhà cửa có thể khác tí chút, có tân trang hơn hoặc nâng thêm tầng, nhưng đường phố vẫn vậy, nên phố phường về cơ bản vẫn không có gì thay đổi. Ngày xưa thế nào thì bây giờ vẫn thế.
Tôi có thể nhắm mắt đi đến khu phố nào cũng được. Vỉa hè vẫn là vỉa hè cũ. Ở các phố Ngô Quyền, Hàng Khay, Tràng Tiền, Hàng Bài, hay Nguyễn Xí, Đinh Lễ… đầu vỉa hè còn bọc đá xanh. Đấy là vỉa hè xưa, vỉa hè đầu tiên của Hà Nội. Đá bọc vỉa hè là đá lấy từ núi Thầy, núi Trầm. Lý do dùng đá ốp vỉa hè vì dạo ấy ta chưa có lắm xi-măng.
Đi trên đường phố Hà Nội, tôi thấy quen thuộc vô cùng. Cả hệ thống cống ngầm bên dưới cũng thế, cũng là hệ thống cũ. Ta còn thấy những nắp cống tròn còn nguyên cả dòng chữ 'Marseille'.
Đó là nắp cống đúc từ bên Pháp, rồi mang sang bán ở ta. Hồi bấy giờ, ở phố Quán Thánh, ngay cạnh đền Quán Thánh bây giờ, Pháp có mở Công ty Sacric. Đấy là công ty gạch ngói Đông Dương. Khu sản xuất khá rộng, đến mấy ngàn mét vuông. Đất sét đóng gạch lấy ở Quán La, bên kia Tây Hồ, rồi dùng thuyền chuyên chở sang.
Thuyền bè bấy giờ tấp nập lắm. Hồ Tây trước đây rộng lắm. Ngút ngát cả một vùng trời nước. Xung quanh hồ, um tùm cây lá rậm rạp. Ven bờ, người ta còn thả nhiều sen lắm’.
Con người mà nhắm mắt cũng có thể tới bất cứ khu phố nào đã tái hiện một Hà Nội tường tận, rõ ràng và đầy yêu mến như thế.
Hơn 60 năm sau Dế mèn phiêu lưu ký, ở tuổi 83, bằng sức bền bỉ của một ngòi bút dồi dào sức viết, vượt lên tuổi tác và những cái bóng của hàng loạt tác phẩm đỉnh cao Tô Hoài cho ra đời Cát bụi chân ai – tác phẩm được ví như cuốn hồi ký trung thực nhất của một nhà văn.
Nhiều người cho rằng, Cát bụi chân ai là một bứt phá trong hành trình văn học của nhà văn Tô Hoài, mang đến sự độc đáo, mới mẻ cho làng văn những năm đầu thập kỷ 90.
Những năm tháng cuối đời, cha đẻ của Dế mèn phiêu lưu ký vẫn đủ minh mẫn để hồi ức về một thời tuổi trẻ cầm bút, sống và chiến đấu trên những chiến trường ác liệt nhất, trong niềm rưng rưng xúc động.
Trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 95 sau gần một thế kỷ cầm bút, Tô Hoài về với ‘Cát bụi chân ai’ trong niềm nhớ, niềm thương…
An My
Lấy bút danh từ hai địa danh sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức, Tô Hoài thừa hưởng trọn vẹn tinh hoa của xứ Đoài địa linh văn vật - nơi gợi nhiều cảm hứng về văn chương nghệ thuật cho những người cầm bút.
Từ đó, cây đại thụ của nền văn học cách mạng Việt Nam cho ra đời hàng loạt tác phẩm đỉnh cao, trở thành sách ‘gối đầu giường’ cho nhiều thế hệ bạn đọc.
Ông đã kể về tác phẩm để đời của mình như thế này: Khi tôi vừa bước khỏi tuổi thiếu niên, tất cả những trò chơi ở bãi sông đầu làng của tuổi thơ đã vào thẳng tác phẩm của tôi. Khi cầm bút, những nhân vật trong truyện không cần phải nghĩ mãi mới ra mà nó đã nằm giữa những say mê của mình.
Ra đời từ chính những ký ức một thời niên thiếu, Dế mèn phiêu lưu ký lập tức trở thành tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật dành cho lứa tuổi thiếu nhi.
Lối quan sát tinh tế về loài vật, kết hợp sự khéo léo, thông minh và đầy hóm hỉnh của người cầm bút, mỗi tác phẩm của Tô Hoài hiện lên dưới góc nhìn nhân sinh và thế hiện khát khao một cuộc sống hạnh phúc, bình yên, đoàn kết.
Ba năm sau Tô Hoài gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc. Chàng thanh niên 23 tuổi bước vào chiến trường khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp với hành trang cây bút và ý chí đánh thù.
Đây là khoảng thời gian Tô Hoài vừa hoạt động trong lĩnh vực báo chí, vừa cho ra đời Truyện Tây Bắc – tác phẩm đánh dấu sự chuyển mình trong đề tài và cách tiếp cận đời sống của nhà văn.
Nổi bật nhất trong tập Truyện Tây Bắc là tác phẩm Vợ chồng A Phủ - một trong những tác phẩm hay nhất viết về đề tài miền núi mọi thời.
Một cảnh trong Vợ chồng A Phủ |
Câu chuyện tinh yêu cất lên giữa hoang sơ của núi rừng Tây Bắc trong Vợ chồng A Phủ là khát vọng đẹp về cuộc sống bình yên, về tình yêu đôi lứa. Tác phẩm văn học xuất sắc này của Tô Hoài được chuyển thể lên màn ảnh và trở thành hình mẫu những tác phẩm viết về đề tài miền núi.
Sau năm 1954, Tô Hoài tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm văn học đỉnh cao, đánh dấu một chặng đường cầm bút với sức viết không mệt mỏi.
Tô Hoài còn được biết đến như một người con gắn bó thân thuộc với Hà Nội. Dưới con mắt của ông, Hà Nội hiện lên sinh động và đầy đủ cung bậc cảm xúc trong Chuyện cũ Hà Nội, Nhà nghèo, Mười năm…
Nhớ nhất, khi Tô Hoài viết về những ngõ phố nối liền của khu phố cổ Hà Nội, nhà văn Tô Hoài từng tâm sự: 'Nhà cửa có thể khác tí chút, có tân trang hơn hoặc nâng thêm tầng, nhưng đường phố vẫn vậy, nên phố phường về cơ bản vẫn không có gì thay đổi. Ngày xưa thế nào thì bây giờ vẫn thế.
Tôi có thể nhắm mắt đi đến khu phố nào cũng được. Vỉa hè vẫn là vỉa hè cũ. Ở các phố Ngô Quyền, Hàng Khay, Tràng Tiền, Hàng Bài, hay Nguyễn Xí, Đinh Lễ… đầu vỉa hè còn bọc đá xanh. Đấy là vỉa hè xưa, vỉa hè đầu tiên của Hà Nội. Đá bọc vỉa hè là đá lấy từ núi Thầy, núi Trầm. Lý do dùng đá ốp vỉa hè vì dạo ấy ta chưa có lắm xi-măng.
Đi trên đường phố Hà Nội, tôi thấy quen thuộc vô cùng. Cả hệ thống cống ngầm bên dưới cũng thế, cũng là hệ thống cũ. Ta còn thấy những nắp cống tròn còn nguyên cả dòng chữ 'Marseille'.
Đó là nắp cống đúc từ bên Pháp, rồi mang sang bán ở ta. Hồi bấy giờ, ở phố Quán Thánh, ngay cạnh đền Quán Thánh bây giờ, Pháp có mở Công ty Sacric. Đấy là công ty gạch ngói Đông Dương. Khu sản xuất khá rộng, đến mấy ngàn mét vuông. Đất sét đóng gạch lấy ở Quán La, bên kia Tây Hồ, rồi dùng thuyền chuyên chở sang.
Thuyền bè bấy giờ tấp nập lắm. Hồ Tây trước đây rộng lắm. Ngút ngát cả một vùng trời nước. Xung quanh hồ, um tùm cây lá rậm rạp. Ven bờ, người ta còn thả nhiều sen lắm’.
Con người mà nhắm mắt cũng có thể tới bất cứ khu phố nào đã tái hiện một Hà Nội tường tận, rõ ràng và đầy yêu mến như thế.
Hơn 60 năm sau Dế mèn phiêu lưu ký, ở tuổi 83, bằng sức bền bỉ của một ngòi bút dồi dào sức viết, vượt lên tuổi tác và những cái bóng của hàng loạt tác phẩm đỉnh cao Tô Hoài cho ra đời Cát bụi chân ai – tác phẩm được ví như cuốn hồi ký trung thực nhất của một nhà văn.
Nhiều người cho rằng, Cát bụi chân ai là một bứt phá trong hành trình văn học của nhà văn Tô Hoài, mang đến sự độc đáo, mới mẻ cho làng văn những năm đầu thập kỷ 90.
Những năm tháng cuối đời, cha đẻ của Dế mèn phiêu lưu ký vẫn đủ minh mẫn để hồi ức về một thời tuổi trẻ cầm bút, sống và chiến đấu trên những chiến trường ác liệt nhất, trong niềm rưng rưng xúc động.
Trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 95 sau gần một thế kỷ cầm bút, Tô Hoài về với ‘Cát bụi chân ai’ trong niềm nhớ, niềm thương…
An My
Bình luận