Ngày 24/9, đại tá Lê Huy Sinh, Phó chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, cho biết Vùng Cảnh sát biển 4 đã phóng thích 3 tàu cá Thái Lan vi phạm lãnh hải Việt Nam.
Đây là việc làm được thực hiện theo chính sách đối ngoại nhân đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong xử lý vi phạm trên biển.
Cũng theo đại tá Sinh, đây là lần đầu các tàu cá Thái Lan trên vi phạm và tính chất vụ việc chưa nghiêm trọng nên chỉ lập biên bản vi phạm lãnh hải; tuyên truyền để các ngư dân Thái Lan không tái diễn.
Trước đó, trưa 23/9, các lực lượng chức năng Vùng Cảnh sát biển 4 phát hiện 3 tàu cá Thái Lan đang đánh bắt trái phép trên vùng biển Việt Nam gồm: tàu số 01 có công suất 350 CV, do Panumas (30 tuổi, quốc tịch Thái Lan) làm thuyền trưởng; tàu số 08 công suất 298 CV do Takking Thông Chai (43 tuổi, quốc tịch Thái Lan) làm thuyền trưởng và tàu số 37 công suất 261 CV do Sonklin (54 tuổi, quốc tịch Thái Lan) làm thuyền trưởng.
Đây đều là tàu đánh cá có công suất lớn, khi bị bắt trên 3 tàu có 56 thuyền viên. Vị trí các tàu cá Thái Lan vi phạm cách nam đảo Thổ Chu khoảng 50 hải lý (tọa độ φ = 08025’00’’N; λ=103032’00’’E).
Sau khi kiểm tra, lấy lời khai, Vùng Cảnh sát biển 4 đã lập biên bản cảnh cáo; đồng thời tiến hành áp giải các tàu cá của ngư dân Thái Lan ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Chiều cùng ngày, ông Tanee Sangrat, Vụ phó Đông Á - Bộ Ngoại giao Thái Lan, và bà Panpimon Suwannapongse, Tổng lãnh sự Thái Lan tại TP.HCM, đã đến làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang về việc ngư dân hai nước đánh bắt thủy sản trên vùng biển chồng lấn.
Mục đích chính của đoàn công tác đến Kiên Giang là để trao đổi thêm về ngư dân hai nước đánh bắt thủy sản trái phép; những quy định pháp luật của hai nước về việc khai thác thủy sản và việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Ông Tanee Sangrat cho rằng có thể do nguồn lợi thủy sản biển cạn kiệt, đời sống ngư dân còn khó khăn, hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên thời gian qua vẫn có sự việc ngư dân hai nước vi phạm các quy định khai thác thủy sản hay pháp luật của mỗi nước.
Về điều này, ông Mai Anh Nhịn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cho biết: “Đúng như ngài Vụ phó Đông Á nói, hiện vẫn có những vụ việc ngư dân vi phạm trên vùng biển Thái Lan và VN. Tuy nhiên, cần xử lý theo pháp luật của hai nước và pháp luật quốc tế. Chúng tôi phản đối hành động nổ súng vào 6 tàu cá Việt Nam của lực lượng vũ trang Thái Lan vào hôm 11.9”.
Ông Nhịn cũng đề nghị đoàn công tác Bộ Ngoại giao Thái Lan chuyển đến các cơ quan chức năng của chính phủ Thái Lan yêu cầu điều tra làm rõ về vụ việc và có trách nhiệm bồi thường cho gia đình ngư dân thiệt mạng và ngư dân bị thương.
Ông Tanee Sangrat nói: “Chính phủ Thái Lan đã chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra làm rõ vụ án và có báo cáo sớm nhất, đồng thời có thông báo với Việt Nam".
Nguồn: Thanh niên
Cũng theo đại tá Sinh, đây là lần đầu các tàu cá Thái Lan trên vi phạm và tính chất vụ việc chưa nghiêm trọng nên chỉ lập biên bản vi phạm lãnh hải; tuyên truyền để các ngư dân Thái Lan không tái diễn.
Trước đó, trưa 23/9, các lực lượng chức năng Vùng Cảnh sát biển 4 phát hiện 3 tàu cá Thái Lan đang đánh bắt trái phép trên vùng biển Việt Nam gồm: tàu số 01 có công suất 350 CV, do Panumas (30 tuổi, quốc tịch Thái Lan) làm thuyền trưởng; tàu số 08 công suất 298 CV do Takking Thông Chai (43 tuổi, quốc tịch Thái Lan) làm thuyền trưởng và tàu số 37 công suất 261 CV do Sonklin (54 tuổi, quốc tịch Thái Lan) làm thuyền trưởng.
Đây đều là tàu đánh cá có công suất lớn, khi bị bắt trên 3 tàu có 56 thuyền viên. Vị trí các tàu cá Thái Lan vi phạm cách nam đảo Thổ Chu khoảng 50 hải lý (tọa độ φ = 08025’00’’N; λ=103032’00’’E).
Tàu cá Thái Lan được áp giải ra khỏi lãnh hải VN - Ảnh: Hải Lăng |
Sau khi kiểm tra, lấy lời khai, Vùng Cảnh sát biển 4 đã lập biên bản cảnh cáo; đồng thời tiến hành áp giải các tàu cá của ngư dân Thái Lan ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Chiều cùng ngày, ông Tanee Sangrat, Vụ phó Đông Á - Bộ Ngoại giao Thái Lan, và bà Panpimon Suwannapongse, Tổng lãnh sự Thái Lan tại TP.HCM, đã đến làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang về việc ngư dân hai nước đánh bắt thủy sản trên vùng biển chồng lấn.
Mục đích chính của đoàn công tác đến Kiên Giang là để trao đổi thêm về ngư dân hai nước đánh bắt thủy sản trái phép; những quy định pháp luật của hai nước về việc khai thác thủy sản và việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Ông Tanee Sangrat cho rằng có thể do nguồn lợi thủy sản biển cạn kiệt, đời sống ngư dân còn khó khăn, hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên thời gian qua vẫn có sự việc ngư dân hai nước vi phạm các quy định khai thác thủy sản hay pháp luật của mỗi nước.
Về điều này, ông Mai Anh Nhịn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cho biết: “Đúng như ngài Vụ phó Đông Á nói, hiện vẫn có những vụ việc ngư dân vi phạm trên vùng biển Thái Lan và VN. Tuy nhiên, cần xử lý theo pháp luật của hai nước và pháp luật quốc tế. Chúng tôi phản đối hành động nổ súng vào 6 tàu cá Việt Nam của lực lượng vũ trang Thái Lan vào hôm 11.9”.
Ông Nhịn cũng đề nghị đoàn công tác Bộ Ngoại giao Thái Lan chuyển đến các cơ quan chức năng của chính phủ Thái Lan yêu cầu điều tra làm rõ về vụ việc và có trách nhiệm bồi thường cho gia đình ngư dân thiệt mạng và ngư dân bị thương.
Ông Tanee Sangrat nói: “Chính phủ Thái Lan đã chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra làm rõ vụ án và có báo cáo sớm nhất, đồng thời có thông báo với Việt Nam".
Video: Indonesia cho nổ 2 tàu cá Thái Lan
Nguồn: Thanh niên
Bình luận