11 tuổi đã thủng dạ dày
Tại khoa Phẫu thuật trẻ em - BV Việt Đức, những năm gần đây số trẻ được phẫu thuật dạ dày ngày càng tăng, trung bình 5-7 ca/tháng. Như trường hợp bệnh nhi Nguyễn Thành N., 11 tuổi (ở Hưng Yên) được đưa vào cấp cứu trong tình trạng đau đột ngột, vật vã, nôn ra máu...
Đáng chú ý, nếu như đau dạ dày trước kia chỉ gặp ở người lớn thì ngày nay, số trẻ em mắc bệnh cũng chiếm tỷ lệ đáng kể do học tập căng thẳng, thức khuya, ăn uống không điều độ.
Nguy hiểm hơn, đa phần trẻ viêm loét dạ dày nhập viện trong tình trạng muộn do viêm loét dạ dày ở trẻ em tiến triển rất nhanh. Bệnh nếu không được điều trị sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, đặc biệt là biến chứng gây hẹp môn vị.
Người lớn cũng bị
Chị Nguyễn Thu T. vốn là nhân viên truyền thông tại Hà Nội. Một căn bệnh mà chị muốn chữa dứt nhưng thấy rất khó khăn, là đau dạ dày. Sáng dậy, phải chuẩn bị cho 2 con đi học, sau đó vội vàng đến cơ quan khiến chị không có thời gian ăn sáng.
Giúp dân công sở thoát nỗi ám ảnh viêm loét dạ dày
Dạ dày bị trợt loét.
Hôm nào ít việc, chị đến cơ quan đúng giờ rồi tranh thủ ra ngoài ăn nhưng những hôm nhiều việc, bữa sáng bị bỏ bẵng. Những lúc đó, dạ dày chị đau tức, khó chịu. Khi chị ăn vào, bụng lại êm.
Một lần, chị dùng thuốc của thầy lang chữa hen phế quản. Đang trong thời gian uống thuốc, bỗng gần sáng chị tỉnh giấc vì dạ dày đau quặn, đau phát khóc. Chị ôm bụng rên rỉ đi tìm bánh quy và sữa để uống nhằm giảm cơn đau. Đợi đến sáng hôm sau mới đến bệnh viện Bưu điện khám.
Kết quả nội soi cho thấy chị bị loét trợt niêm mạc dạ dày. Bác sỹ cho biết, chị bị viêm trợt dạ dày do rất nhiều lý do: Có thể do sinh hoạt không đều đặn như bỏ bữa sáng, dùng thuốc không rõ thành phần, thậm chí thần kinh căng thẳng cũng khiến chị bị đau như vậy.
Theo một bác sỹ tại bệnh viện Quân y, các vấn đề của dạ dày có liên quan chặt chẽ đến yếu tố thần kinh. Nếu bị căng thẳng, phải suy nghĩ nhiều, thức khuya sẽ ảnh hưởng đến tiết dịch dạ dày. Khi thần kinh bị căng thẳng kéo dài sẽ làm dạ dày có nguy cơ viêm loét.
Một yếu tố nữa khiến dân công sở dễ bị loét dạ dày là uống cà phê. Caffeine kích thích sự tiết axit trong dạ dày khiến vết loét càng nặng.
Các thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, meloxicam, hoặc piroxicam, có thể cản trở khả năng sản xuất bicarbonat và dịch nhầy, cũng như ảnh hưởng đến dòng chảy của máu đến dạ dày của một người, cản trở sửa chữa tế bào. Từ đó, làm cho cơ chế phòng vệ của dạ dày yếu đi gây loét dạ dày
Theo các chuyên gia, loét tá tràng gần như luôn luôn lành tính, còn loét dạ dày có thể trở thành ác tính với nguy cơ cao biến chứng thành ung thư, đặc biệt là những trường hợp viêm, loét bờ cong nhỏ, môn vị và viêm loét hang vị. Máu chảy từ vết loét dạ dày có thể gây ra thiếu máu, thiếu sắt. Ngoài ra, nhiễm vi khuẩn HP cũng làm tăng 2-6 lần nguy cơ gây ung thư dạ dày
Làm gì để tránh bị loét, biến chứng dạ dày
Điều trị viêm loét dạ dày liên quan đến một vài yếu tố, bao gồm thay đổi lối sống, giảm căng thẳng.
Một bác sỹ cho biết, để điều trị và tránh biến chứng như ung thư dạ dày, chúng tôi thường kê một số loại thuốc làm giảm lượng axit trong dạ dày, thuốc bảo vệ niêm mạc, và các thuốc ức chế bơm proton.
Để điều trị vi khuẩn H. Pylori, các loại thuốc này được sử dụng kết hợp với thuốc kháng sinh.
Với bệnh loét tá tràng cần uống thuốc trong khoảng thời gian bốn tuần. Loét dạ dày cần uống thuốc từ sáu đến tám tuần.
Vị bác sỹ này đặc biệt lưu ý, với người hay thấy đau tức dạ dày, từng được chẩn đoán bị viêm loét dạ dày cần đi kiểm tra dạ dày 6 tháng 1 lần và nên sử dụng thường xuyên các thảo dược hỗ trợ bao lót để bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh bị tổn thương. Trong đó nổi bật là cây nghệ vàng, một thảo dược đã được dân gian ta truyền tai nhau như một bài thuốc quý trị bệnh dạ dày
Chị Nguyễn Thu T. vốn là nhân viên truyền thông tại Hà Nội. Một căn bệnh mà chị muốn chữa dứt nhưng thấy rất khó khăn, là đau dạ dày. Sáng dậy, phải chuẩn bị cho 2 con đi học, sau đó vội vàng đến cơ quan khiến chị không có thời gian ăn sáng.
Giúp dân công sở thoát nỗi ám ảnh viêm loét dạ dày
Dạ dày bị trợt loét.
Hôm nào ít việc, chị đến cơ quan đúng giờ rồi tranh thủ ra ngoài ăn nhưng những hôm nhiều việc, bữa sáng bị bỏ bẵng. Những lúc đó, dạ dày chị đau tức, khó chịu. Khi chị ăn vào, bụng lại êm.
Một lần, chị dùng thuốc của thầy lang chữa hen phế quản. Đang trong thời gian uống thuốc, bỗng gần sáng chị tỉnh giấc vì dạ dày đau quặn, đau phát khóc. Chị ôm bụng rên rỉ đi tìm bánh quy và sữa để uống nhằm giảm cơn đau. Đợi đến sáng hôm sau mới đến bệnh viện Bưu điện khám.
Kết quả nội soi cho thấy chị bị loét trợt niêm mạc dạ dày. Bác sỹ cho biết, chị bị viêm trợt dạ dày do rất nhiều lý do: Có thể do sinh hoạt không đều đặn như bỏ bữa sáng, dùng thuốc không rõ thành phần, thậm chí thần kinh căng thẳng cũng khiến chị bị đau như vậy.
Theo một bác sỹ tại bệnh viện Quân y, các vấn đề của dạ dày có liên quan chặt chẽ đến yếu tố thần kinh. Nếu bị căng thẳng, phải suy nghĩ nhiều, thức khuya sẽ ảnh hưởng đến tiết dịch dạ dày. Khi thần kinh bị căng thẳng kéo dài sẽ làm dạ dày có nguy cơ viêm loét.
Một yếu tố nữa khiến dân công sở dễ bị loét dạ dày là uống cà phê. Caffeine kích thích sự tiết axit trong dạ dày khiến vết loét càng nặng.
Các thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, meloxicam, hoặc piroxicam, có thể cản trở khả năng sản xuất bicarbonat và dịch nhầy, cũng như ảnh hưởng đến dòng chảy của máu đến dạ dày của một người, cản trở sửa chữa tế bào. Từ đó, làm cho cơ chế phòng vệ của dạ dày yếu đi gây loét dạ dày
Theo các chuyên gia, loét tá tràng gần như luôn luôn lành tính, còn loét dạ dày có thể trở thành ác tính với nguy cơ cao biến chứng thành ung thư, đặc biệt là những trường hợp viêm, loét bờ cong nhỏ, môn vị và viêm loét hang vị. Máu chảy từ vết loét dạ dày có thể gây ra thiếu máu, thiếu sắt. Ngoài ra, nhiễm vi khuẩn HP cũng làm tăng 2-6 lần nguy cơ gây ung thư dạ dày
Làm gì để tránh bị loét, biến chứng dạ dày
Điều trị viêm loét dạ dày liên quan đến một vài yếu tố, bao gồm thay đổi lối sống, giảm căng thẳng.
Một bác sỹ cho biết, để điều trị và tránh biến chứng như ung thư dạ dày, chúng tôi thường kê một số loại thuốc làm giảm lượng axit trong dạ dày, thuốc bảo vệ niêm mạc, và các thuốc ức chế bơm proton.
Để điều trị vi khuẩn H. Pylori, các loại thuốc này được sử dụng kết hợp với thuốc kháng sinh.
Với bệnh loét tá tràng cần uống thuốc trong khoảng thời gian bốn tuần. Loét dạ dày cần uống thuốc từ sáu đến tám tuần.
Vị bác sỹ này đặc biệt lưu ý, với người hay thấy đau tức dạ dày, từng được chẩn đoán bị viêm loét dạ dày cần đi kiểm tra dạ dày 6 tháng 1 lần và nên sử dụng thường xuyên các thảo dược hỗ trợ bao lót để bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh bị tổn thương. Trong đó nổi bật là cây nghệ vàng, một thảo dược đã được dân gian ta truyền tai nhau như một bài thuốc quý trị bệnh dạ dày
Tuấn Huy
Bình luận