Một cuộc khảo sát nguyên nhân giá vàng hạ nhiệt đã làm nổi bật những nguyên nhân sâu xa, trong đó nguyên chân chính đến từ các biện pháp chưa từng có tiền lệ trong lịch sử.
Giá vàng giảm mạnh trong những ngày qua và ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ 30 năm qua. Đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng giảm phát đang gia tăng trong kinh tế toàn cầu.
Mạng tin “Business Spectator” nhận định: "Chúng ta đang chứng kiến một đợt suy thoái toàn cầu”, còn theo "Financial Times” thì sự suy giảm giá vàng cho thấy một sự “tan vỡ” trên thị trường kim loại.
Giá các sản phẩm tiêu dùng nhìn tổng thể cũng suy giảm. Ngay cả khi nếu giá vàng tăng trở lại trong những ngày tới thì việc giá vàng giảm gần đây cũng đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng.
Việc các ngân hàng trung ương bơm mạnh tiền vào hệ thống tài chính sau sự sụp đổ của ngân hàng Lehmann Brothers năm 2008 đã đẩy giá vàng tăng lên nhanh chóng. Được coi như một kênh dự trữ trước sự mất giá của tiền tệ, vàng đã tăng giá gấp 3 lần trong vòng 3 năm qua, đạt tới mức đỉnh 1.930 USD/ounce vào tháng 9/2011.
Tiếp đó, trong 12 tháng sau, giá vàng được giữ ở mức tương đối ổn định trước khi bắt đầu sụt giảm vào tháng 10/2012 - thời điểm giá vàng ở mức 1.600 USD/ounce. Hiện giá vàng được giao dịch chủ yếu quanh mức dưới 1.500 USD/ounce.
Sự giảm giá trên thách thức những kỳ vọng của thị trường rằng giá vàng sẽ lại tiếp tục tăng do các biện pháp can thiệp của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới.
Một cuộc khảo sát nguyên nhân giá vàng hạ nhiệt đã làm nổi bật những nguyên nhân sâu xa, trong đó nguyên chân chính đến từ các biện pháp chưa từng có tiền lệ trong lịch sử.
Đó là việc các ngân hàng trung ương trên thế giới bơm hàng nghìn tỷ USD vào hệ thống tiền tệ thông qua việc mua trái phiếu của các chính phủ. Đây là một hành động khẩn cấp cần thiết nhằm làm sống lại nền kinh tế. Những làn sóng tiền tệ trên không ra khỏi nhà băng và các thể chế tài chính khác. Thay vì tài trợ cho các dự án đầu tư mới, hành động trên lại khuyến khích nguồn cung và sản xuất vàng. Tiền được các ngân hàng cung cấp phần lớn phục vụ cho đầu cơ vào các thị trường chứng khoán và sản phẩm tiêu dùng.
Sự phát triển của các thị trường trên xảy ra trong bối cảnh xuất hiện xu hướng suy thoái kinh tế và giảm phát ngày càng gia tăng trong toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Tại Mỹ, tính đến tháng 3/2013, thất nghiệp đã tăng cao và kéo dài tới 37 tuần, trong đó thất nghiệp trong thanh niên là rất cao. Nền kinh tế của khu vực đồng euro nhìn chung cũng suy giảm trong năm 2012 và sẽ còn đình trệ hay thậm chí suy giảm tiếp trong năm 2013.
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, đã có nhiều khẳng định cho rằng mặc dù các nền kinh tế phát triển già cỗi đang gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế tư bản thế giới có thể được hỗ trợ từ sức tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc và những thị trường mới nổi khác.
Tuy nhiên, đến nay những khẳng định trên là không đúng. Ngày 15/3, trong lúc giá vàng ghi nhận mức giảm giá kỷ lục, chính quyền Trung Quốc thông báo tăng trưởng của nước này trong quý I/2013 ở mức 7,7% so với 7,9% của cùng kỳ năm 2012 và còn thấp hơn mức mong đợi là 8%.
Theo Financial Times, chỉ số phục hồi kinh tế thế giới “vẫn còn bị kẹt trong con đường mòn, không có khả năng hỗ trợ phục hồi thích hợp và có nguy cơ chững lại bất kỳ lúc nào”.
Việc giá vàng sụt giảm có thể sẽ là dấu hiệu đầu tiên của một đợt suy thoái kinh tế thế giới sâu rộng hơn và cũng có thể gây ra một chuỗi các cuộc khủng hoảng tài chính mới nếu các nhà đầu tư lớn rơi vào một chuyển động xấu.
Việc ùa vào giải cứu thị trường vàng những ngày qua đã gây ra một đợt giảm giá mạnh, có thể kéo theo xu hướng tương tự đối với thị trường chứng khoán và các thị trường khác.
Thời gian qua, giá vàng thế giới lao dốc nhanh chóng mặt, gây ra tình trạng hỗn loạn trên nhiều thị trường tài chính.
Giá vàng ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ 30 năm qua. |
Mạng tin “Business Spectator” nhận định: "Chúng ta đang chứng kiến một đợt suy thoái toàn cầu”, còn theo "Financial Times” thì sự suy giảm giá vàng cho thấy một sự “tan vỡ” trên thị trường kim loại.
Giá các sản phẩm tiêu dùng nhìn tổng thể cũng suy giảm. Ngay cả khi nếu giá vàng tăng trở lại trong những ngày tới thì việc giá vàng giảm gần đây cũng đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng.
Việc các ngân hàng trung ương bơm mạnh tiền vào hệ thống tài chính sau sự sụp đổ của ngân hàng Lehmann Brothers năm 2008 đã đẩy giá vàng tăng lên nhanh chóng. Được coi như một kênh dự trữ trước sự mất giá của tiền tệ, vàng đã tăng giá gấp 3 lần trong vòng 3 năm qua, đạt tới mức đỉnh 1.930 USD/ounce vào tháng 9/2011.
Tiếp đó, trong 12 tháng sau, giá vàng được giữ ở mức tương đối ổn định trước khi bắt đầu sụt giảm vào tháng 10/2012 - thời điểm giá vàng ở mức 1.600 USD/ounce. Hiện giá vàng được giao dịch chủ yếu quanh mức dưới 1.500 USD/ounce.
Sự giảm giá trên thách thức những kỳ vọng của thị trường rằng giá vàng sẽ lại tiếp tục tăng do các biện pháp can thiệp của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới.
Một cuộc khảo sát nguyên nhân giá vàng hạ nhiệt đã làm nổi bật những nguyên nhân sâu xa, trong đó nguyên chân chính đến từ các biện pháp chưa từng có tiền lệ trong lịch sử.
Đó là việc các ngân hàng trung ương trên thế giới bơm hàng nghìn tỷ USD vào hệ thống tiền tệ thông qua việc mua trái phiếu của các chính phủ. Đây là một hành động khẩn cấp cần thiết nhằm làm sống lại nền kinh tế. Những làn sóng tiền tệ trên không ra khỏi nhà băng và các thể chế tài chính khác. Thay vì tài trợ cho các dự án đầu tư mới, hành động trên lại khuyến khích nguồn cung và sản xuất vàng. Tiền được các ngân hàng cung cấp phần lớn phục vụ cho đầu cơ vào các thị trường chứng khoán và sản phẩm tiêu dùng.
Sự phát triển của các thị trường trên xảy ra trong bối cảnh xuất hiện xu hướng suy thoái kinh tế và giảm phát ngày càng gia tăng trong toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Tại Mỹ, tính đến tháng 3/2013, thất nghiệp đã tăng cao và kéo dài tới 37 tuần, trong đó thất nghiệp trong thanh niên là rất cao. Nền kinh tế của khu vực đồng euro nhìn chung cũng suy giảm trong năm 2012 và sẽ còn đình trệ hay thậm chí suy giảm tiếp trong năm 2013.
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, đã có nhiều khẳng định cho rằng mặc dù các nền kinh tế phát triển già cỗi đang gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế tư bản thế giới có thể được hỗ trợ từ sức tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc và những thị trường mới nổi khác.
Tuy nhiên, đến nay những khẳng định trên là không đúng. Ngày 15/3, trong lúc giá vàng ghi nhận mức giảm giá kỷ lục, chính quyền Trung Quốc thông báo tăng trưởng của nước này trong quý I/2013 ở mức 7,7% so với 7,9% của cùng kỳ năm 2012 và còn thấp hơn mức mong đợi là 8%.
Theo Financial Times, chỉ số phục hồi kinh tế thế giới “vẫn còn bị kẹt trong con đường mòn, không có khả năng hỗ trợ phục hồi thích hợp và có nguy cơ chững lại bất kỳ lúc nào”.
Việc giá vàng sụt giảm có thể sẽ là dấu hiệu đầu tiên của một đợt suy thoái kinh tế thế giới sâu rộng hơn và cũng có thể gây ra một chuỗi các cuộc khủng hoảng tài chính mới nếu các nhà đầu tư lớn rơi vào một chuyển động xấu.
Việc ùa vào giải cứu thị trường vàng những ngày qua đã gây ra một đợt giảm giá mạnh, có thể kéo theo xu hướng tương tự đối với thị trường chứng khoán và các thị trường khác.
Theo Chinhphu
Bình luận