Lợi nhiều hơn hại. Đó là quan điểm của PCT VFF Phạm Ngọc Viễn khi nói về việc Đại hội thường niên VFF thông qua quyết định kéo dài độ tuổi đào tạo cầu thủ trẻ từ 23 lên 25 tuổi. Theo ông Viễn, sự thay đổi này là cần thiết trong điều kiện cụ thể của bóng đá Việt Nam để các CLB chú trọng vào đào tạo hơn thay vì đổ tiền ra mua cầu thủ của CLB khác.
Giúp các địa phương duy trì bản sắc
Nhìn vào tình cảnh của bóng đá Nam Định hiện nay, không ít người phải tiếc nuối cho một địa phương thường xuyên đóng góp vài ba tuyển thủ cho ĐTQG trong nhiều năm.
Hết mùa giải 2009, Nam Định mất liền 8 cầu thủ, trong đó phần lớn là những trụ cột mà không thu được bao nhiêu từ phí chuyển nhượng nên đã kiệt quệ ở V.League 2010 rồi rơi một mạch xuống hạng Nhì.
Hoàn cảnh của Nam Định hiện nay cũng có thể là tương lai của bóng đá Thanh Hóa, Đồng Tháp, Khánh Hòa..., những địa phương dựa chủ yếu vào việc đào tạo trẻ thay vì đổ tiền ra mua cầu thủ như các đội khác.
Chính đội CS.Đồng Tháp ở mùa qua cũng từng phải sử dụng những cầu thủ trụ cột mới 19-20 tuổi như Thanh Hiền, Bửu Ngọc... khi mà đội thường xuyên mất 5-6 trụ cột sau mỗi mùa giải và không kịp đào tạo lực lượng trẻ thay thế. Với đội quân thiếu và yếu như thế, việc CS.Đồng Tháp cầm cự đến tận những vòng cuối mới chịu xuống hạng cũng đã là nỗ lực đáng khen.
Tình trạng này nếu kéo dài sẽ kéo theo các trung tâm đào tạo truyền thống không còn mặn mà với đào tạo cầu thủ nữa như tuyên bố của 1 lãnh đạo đội bóng thành Nam. Chính Chủ tịch CLB SLNA Nguyễn Hồng Thanh cũng nhiều lần nói rằng, độ tuổi đào tạo chỉ là 23 tuổi sẽ là quá thấp và chưa đủ để đảm bảo quyền lợi cho các CLB đào tạo.
PCT VFF Phạm Ngọc Viễn cũng cho biết, sở dĩ phải nâng độ tuổi đào tạo lên là bởi thời điểm bắt đầu đào tạo của các CLB Việt Nam khá muộn, quá trình đào tạo lại dài nên các CLB chưa sử dụng được cầu thủ mà mình nuôi dạy bao nhiêu đã đối mặt với nguy cơ bị mất cầu thủ mà không thu được phí đào tạo.
Sự lệch pha giữa Quy định của FIFA với Bộ luật Lao động của Việt Nam càng khiến cho quyền lợi của các CLB bị ảnh hưởng. Bởi thay vì được ký hợp đồng với thời hạn tối đa 5 năm như FIFA quy định chung với tất cả các nền bóng đá trên thế giới thì các CLB Việt Nam chỉ được ký tối đa 3 năm theo Bộ luật Lao động. Thế nên, nhiều CLB chỉ sử dụng được cầu thủ 2-3 năm là đã mất trắng.
Đứng trước tình cảnh đó, VFF buộc phải ra tay chấn chỉnh, bởi sức mạnh của ĐTQG chính là dựa trên các CLB địa phương mà nếu các trung tâm đào tạo chết hàng loạt thì tất yếu cả nền bóng đá sẽ bị ảnh hưởng.
Thêm nữa, theo ông Viễn việc đưa ra quy định mới về độ tuổi đào tạo sẽ giúp các đội bóng duy trì được bản sắc hơn thay vì cầu thủ chuyển nhượng liên tục như hiện nay khiến khán giả không còn nhận ra yếu tố truyền thống của từng địa phương.
Không lo FIFA tuýt còi
Cái được từ việc nâng độ tuổi đào tạo cầu thủ lên 25 tuổi là rất nhiều nhưng ở chiều ngược lại cũng cần chú ý đến các quy định có liên quan để không biến Việt Nam trở thành dị biệt.
Trên thực tế, có lẽ Việt Nam là nước hiếm hoi, nếu không muốn nói là duy nhất, nâng độ tuổi đào tạo của cầu thủ lên 25. Điều này sẽ khiến quyền lợi của các cầu thủ sẽ bị ảnh hưởng trước tiên, bởi thay vì có thể ra đi sau độ tuổi 23 mà không phải trả phí đào tạo thì bây giờ chi phí để mua cầu thủ từ 23-25 tuổi sẽ đắt hơn nhiều. Điều đó cũng đồng nghĩa với cơ hội ra đi để thoát nghèo và làm giầu của nhiều cầu thủ sẽ giảm đi.
Theo ông Phạm Ngọc Viễn, việc nâng độ tuổi đào tạo lên chỉ có ý nghĩa đối với các vụ chuyển nhượng trong nước, còn trong việc chuyển nhượng cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài thì độ tuổi đào tạo vẫn được tính là 23 tuổi theo đúng quy định chung của FIFA. Việc đưa ra điều này cũng để tránh độ vênh giữa Việt Nam với quốc tế, đồng thời cũng không để xảy ra nguy cơ một cầu thủ có thể khởi kiện VFF lên FIFA khi có tranh chấp, mâu thuẫn.
Đối với những vụ chuyển nhượng trong nước thì quy định về độ tuổi lại được nâng lên 25 và khi đó nếu có trường hợp cầu thủ nào kiện thì cũng chỉ giải quyết trong nội bộ VN do FIFA và CAS chỉ phán quyết với những trường hợp có yếu tố quốc tế.
''Quy định nào cũng có mặt lợi, mặt hại nhưng riêng với trường hợp này thì lợi nhiều hơn hại. Sẽ có nhiều CLB đầu tư vào đào tạo cầu thủ hơn thay vì đi mua cầu thủ của địa phương khác. Khi có nhiều cầu thủ cầu thủ trẻ hơn thì ĐTQG và ĐT trẻ QG cũng sẽ được hưởng lợi…”, PCT VFF Phạm Ngọc Viễn kết luận.
Giúp các địa phương duy trì bản sắc
Nhìn vào tình cảnh của bóng đá Nam Định hiện nay, không ít người phải tiếc nuối cho một địa phương thường xuyên đóng góp vài ba tuyển thủ cho ĐTQG trong nhiều năm.
Hết mùa giải 2009, Nam Định mất liền 8 cầu thủ, trong đó phần lớn là những trụ cột mà không thu được bao nhiêu từ phí chuyển nhượng nên đã kiệt quệ ở V.League 2010 rồi rơi một mạch xuống hạng Nhì.
Trọng Hoàng sẽ ở lại SLNA theo luật mới của VFF |
Hoàn cảnh của Nam Định hiện nay cũng có thể là tương lai của bóng đá Thanh Hóa, Đồng Tháp, Khánh Hòa..., những địa phương dựa chủ yếu vào việc đào tạo trẻ thay vì đổ tiền ra mua cầu thủ như các đội khác.
Chính đội CS.Đồng Tháp ở mùa qua cũng từng phải sử dụng những cầu thủ trụ cột mới 19-20 tuổi như Thanh Hiền, Bửu Ngọc... khi mà đội thường xuyên mất 5-6 trụ cột sau mỗi mùa giải và không kịp đào tạo lực lượng trẻ thay thế. Với đội quân thiếu và yếu như thế, việc CS.Đồng Tháp cầm cự đến tận những vòng cuối mới chịu xuống hạng cũng đã là nỗ lực đáng khen.
Tình trạng này nếu kéo dài sẽ kéo theo các trung tâm đào tạo truyền thống không còn mặn mà với đào tạo cầu thủ nữa như tuyên bố của 1 lãnh đạo đội bóng thành Nam. Chính Chủ tịch CLB SLNA Nguyễn Hồng Thanh cũng nhiều lần nói rằng, độ tuổi đào tạo chỉ là 23 tuổi sẽ là quá thấp và chưa đủ để đảm bảo quyền lợi cho các CLB đào tạo.
PCT VFF Phạm Ngọc Viễn cũng cho biết, sở dĩ phải nâng độ tuổi đào tạo lên là bởi thời điểm bắt đầu đào tạo của các CLB Việt Nam khá muộn, quá trình đào tạo lại dài nên các CLB chưa sử dụng được cầu thủ mà mình nuôi dạy bao nhiêu đã đối mặt với nguy cơ bị mất cầu thủ mà không thu được phí đào tạo.
Sự lệch pha giữa Quy định của FIFA với Bộ luật Lao động của Việt Nam càng khiến cho quyền lợi của các CLB bị ảnh hưởng. Bởi thay vì được ký hợp đồng với thời hạn tối đa 5 năm như FIFA quy định chung với tất cả các nền bóng đá trên thế giới thì các CLB Việt Nam chỉ được ký tối đa 3 năm theo Bộ luật Lao động. Thế nên, nhiều CLB chỉ sử dụng được cầu thủ 2-3 năm là đã mất trắng.
Đứng trước tình cảnh đó, VFF buộc phải ra tay chấn chỉnh, bởi sức mạnh của ĐTQG chính là dựa trên các CLB địa phương mà nếu các trung tâm đào tạo chết hàng loạt thì tất yếu cả nền bóng đá sẽ bị ảnh hưởng.
Thêm nữa, theo ông Viễn việc đưa ra quy định mới về độ tuổi đào tạo sẽ giúp các đội bóng duy trì được bản sắc hơn thay vì cầu thủ chuyển nhượng liên tục như hiện nay khiến khán giả không còn nhận ra yếu tố truyền thống của từng địa phương.
Không lo FIFA tuýt còi
Cái được từ việc nâng độ tuổi đào tạo cầu thủ lên 25 tuổi là rất nhiều nhưng ở chiều ngược lại cũng cần chú ý đến các quy định có liên quan để không biến Việt Nam trở thành dị biệt.
Ronaldo sang MU khi 18 tuổi, tới Real lúc 24 tuổi |
Trên thực tế, có lẽ Việt Nam là nước hiếm hoi, nếu không muốn nói là duy nhất, nâng độ tuổi đào tạo của cầu thủ lên 25. Điều này sẽ khiến quyền lợi của các cầu thủ sẽ bị ảnh hưởng trước tiên, bởi thay vì có thể ra đi sau độ tuổi 23 mà không phải trả phí đào tạo thì bây giờ chi phí để mua cầu thủ từ 23-25 tuổi sẽ đắt hơn nhiều. Điều đó cũng đồng nghĩa với cơ hội ra đi để thoát nghèo và làm giầu của nhiều cầu thủ sẽ giảm đi.
Theo ông Phạm Ngọc Viễn, việc nâng độ tuổi đào tạo lên chỉ có ý nghĩa đối với các vụ chuyển nhượng trong nước, còn trong việc chuyển nhượng cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài thì độ tuổi đào tạo vẫn được tính là 23 tuổi theo đúng quy định chung của FIFA. Việc đưa ra điều này cũng để tránh độ vênh giữa Việt Nam với quốc tế, đồng thời cũng không để xảy ra nguy cơ một cầu thủ có thể khởi kiện VFF lên FIFA khi có tranh chấp, mâu thuẫn.
Đối với những vụ chuyển nhượng trong nước thì quy định về độ tuổi lại được nâng lên 25 và khi đó nếu có trường hợp cầu thủ nào kiện thì cũng chỉ giải quyết trong nội bộ VN do FIFA và CAS chỉ phán quyết với những trường hợp có yếu tố quốc tế.
''Quy định nào cũng có mặt lợi, mặt hại nhưng riêng với trường hợp này thì lợi nhiều hơn hại. Sẽ có nhiều CLB đầu tư vào đào tạo cầu thủ hơn thay vì đi mua cầu thủ của địa phương khác. Khi có nhiều cầu thủ cầu thủ trẻ hơn thì ĐTQG và ĐT trẻ QG cũng sẽ được hưởng lợi…”, PCT VFF Phạm Ngọc Viễn kết luận.
Hồng Vân (Thể thao 24h)
Bình luận