Mới nhất
Xem nhiều
Bình luận nhiều
Hotline: 0855 911 911
RSS
Liên hệ quảng cáo:
024 36321592
Bình luận
Facebook
Twitter
Zalo
Zalo
Vẻ đẹp mê hoặc của loài rồng biển xanh
Kinh tế
Thứ Hai, 16/09/2013 06:30:00 +07:00
(VTC News) - Loài rồng xanh, còn có tên là ốc sên biển xanh, hay có tên khoa học là Glaucus Atlanticus mang một vẻ đẹp mê hoặc.
Được phát hiện năm 2010 bởi CarryB, loài Glaucus Atlanticus sống ở khắp các vùng biển trên thế giới từ vùng Duyên hải của Nam Phi, vùng biển Châu Âu đến bờ biển nhiệt đới phía đông của Úc.
Không chỉ là một loài sên biển quý hiếm mà chúng còn được mệnh danh là những con rồng biển huyền thoại của biển cả.
Chúng dành phần lớn thời gian trong cuộc đời mình để trôi nổi theo dòng nước biển nhờ những túi khí trong dạ dày.
Tuy nhiên, những túi khí lại được phân bố lộn ngược nên phần ngửa lên mặt nước thực ra chính là bụng của con vật.
Sên biển còn có loài Glaucus marginatus cỡ nhỏ, kích thước của chúng chỉ đạt 3 - 4cm.
Người ta cũng bắt gặp những con rồng xanh lớn tới 40 cm, còn bình thường một con trưởng thành cũng chỉ đạt tới chiều dài 10-15cm.
Hầu hết chúng có bạc trên nền đen và một vệt màu xanh tím lớn chạy dọc theo chiều dài thân cùng với các súc tu, tạo nên 1 vẻ đẹp rất cuốn hút. Đúng như cái tên 'rồng xanh' đầy mê hoặc.
Màu sắc đã tạo nên sự thích nghi hoàn hảo cho đời sống nhàn nhã của rồng xanh. Quan sát từ trên xuống thì màu xanh của mặt bụng hòa lẫn với màu nước còn nhìn từ dưới lên mặt lưng lại có màu xám bạc khó nhận biết.
Rồng xanh là một loài ăn tạp cực khỏe và thức ăn của chúng cũng rất quái đảng…Bao gồm cả các loài sứa biển cực độc như loài Portugese Man-O’-War nổi tiếng với “ chiến tích “ giết người hay để lại những vết cắn cực rát và đau.
Rồng xanh có thể nuốt trọn các con sữa biển độc hoặc xâu xé con mồi mà không hề thấy đau đớn vì dưới lớp da của chúng có chứa những chiếc đĩa, có tác dụng như những kho dự trữ, và tiết ra những chất nhầy để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của những cú c
Không chỉ có khả năng tự bảo vệ bản thân khỏi chất độc, loài sên này còn dự trữ lượng chất độc này để sử dụng về sau. Chất độc được giữ trong những “ngón tay” bố chí xung quanh hai bên cơ thể. Hơn 80 'ngón tay' ấy giữ vai trò quan trọng trong hoạt độ
Khi đói, rồng xanh có thể ăn bất cứ thứ gì chúng tìm được hoặc thậm chí chúng còn có thể ăn thịt lẫn nhau.
Rồng xanh là một loài lưỡng tính, chúng có cả 2 bộ phận sinh dục đực, cái. Đặc biệt cơ quan sinh dục đực rát lớn, màu trắng trong nằm sát phần đầu.
Bộ phận sinh dục đực của rồng xanh.
Sau khi giao phối cả 2 con đều đẻ trứng, chúng thường đẻ trứng trên các cây gỗ trôi nổi trên biển hoặc trên xương của các con vật khác.
Quá trình giao phối của hai con rồng xanh.
Rồng xanh cha mẹ sẽ chăm sóc đàn con nhỏ cho tới khi trưởng thành đến tuổi sinh sản.
Khi ở trên cạn rồng xanh thường co tròn các chi súc tu và cơ thể chúng lại, chỉ đến khi được trở lại nước chúng mới duỗi ra bình thường.
Bình luận
Bình luận