Một nguyên nhân quan trọng khiến các chế độ chính sách đối với VĐV thể thao bất cập kéo dài chính là nhìn nhận chưa đầy đủ của xã hội.
Ngay cả các nhà quản lý còn nhìn nhận như vậy làm sao có thể mong người dân thấu hiểu cho nỗi niềm thiệt thòi, đặc thù lao động khắc nghiệt của VĐV. Bảo làm sao các VĐV qua các thế hệ, suốt nhiều năm qua cứ mặc nhiên phải ráng... chịu.
Điều này cũng tương tự chuyện suốt 2 thập kỷ, các ngành liên quan không chấp nhận cho dân thể thao được tính thêm công cho những ngày nghỉ, lễ mà họ tập luyện, thi đấu như thường. Mãi đến vừa rồi, sau cả quá trình “đấu tranh” bền bỉ của ngành thể thao, cũng như thực tế chứng minh, nên cách thức tính ngày công mới có sự thay đổi cho linh hoạt, chứ không bó chặt trong mức tối đa 22 ngày/ tháng như quy định chung.
Đặc thù mà... quá thường
Điều kiện, đòi hỏi của thể thao thành tích cao, nhất là ở đẳng cấp QG, rõ ràng mang tính đặc thù cao, và cần phải được chăm lo, đầu tư xứng đáng theo định mức và phương thức riêng. Ấy vậy mà lâu nay, chúng ta mới chỉ đối xử với các VĐV như những lao động thường, có thể nói là quá thường về mọi mặt.
Trở lại ngay chuyện dinh dưỡng thuốc men, vốn là tiêu chí đầu tiên, quyết định đối với sự phát triển của VĐV. Với cường độ tập luyện lớn như vậy, dĩ nhiên lượng calo cần thiết dành cho họ phải vừa nhiều vừa riêng theo môn, nhưng thật kỳ lạ là kể cả tuyển thủ QG (nhất là nhóm môn sức mạnh) vẫn thường xuyên phải kêu than.
Hồi còn ăn mức 120 nghìn/ngày, chứ chưa nói 60 nghìn đồng suốt mấy năm, các thành viên ĐTQG chỉ cốt sao ăn cho đủ số lượng. Mức 200 nghìn đồng như bây giờ, tương đối đáp ứng đủ về số lượng tuy nhiên còn lâu mới có thể nói đến chuyện chất lượng và đặc thù.
Còn từ cấp tỉnh trở xuống, phần lớn VĐV đều đang có chế độ ăn rất tồi, với mức thua xa trên ĐTQG cả vài lần. Thậm chí, hãy còn tình trạng ĐT cấp tỉnh của nhiều nơi còn phải ra quán ngoài, ăn cơm bình dân....
Chuyện ăn đã vậy, thuốc men và y tế hãy còn là gì đó quá xa xỉ. Trên ĐTQG, các Tuyển thủ quanh năm cũng mới được cấp nhỏ giọt thuốc vitamin dùng cho... có bổ, thì ở dưới có khi mấy năm VĐV không biết đến viên thuốc. Có ốm đau, hay chấn thương mới lại được quan tâm đến.
Trong khi đó, với các mặt khác từ bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, rồi học hành, tuyển dụng, giới VĐV đều chỉ đang được đáp ứng mức thấp nhất, có lẽ là tối thiểu so với quy định chung. Chưa kể rằng, tình trạng hễ VĐV nghỉ thi đấu là coi như "trắng tay" là phổ biến.
Cứ thế này, có lẽ các VĐV thể thao hãy còn khổ dài dài, chấp nhận thực tế buồn gắn với một "khẩu hiệu" đã cũ mèm: vượt khó vượt khổ.
200 nghìn đồng/ngày, ăn gì cho hết...
Câu chất vấn này được không ít những người có trách nhiệm của các ngành khác đặt ra khi bàn bạc về chế độ dinh dưỡng dành cho VĐV. Những vị công chức này còn lấy mức ăn của chính mình, của người dân nói chung để cho rằng mức ăn 200 nghìn đồng/người/ngày ở ĐTQG là quá cao, quá đủ rồi. Họ còn quả quyết rằng, với mức này, chẳng biết VĐV có thể ăn gì cho hết nổi….
Đến cấp tỉnh, huyện, sự so sánh còn quyết liệt hơn nhiều, mang nặng tính áp đặt. Thật dễ hiểu thực tế vì sao các địa phương, mức ăn của VĐV thường chỉ bằng phân nửa, thậm chí 1/3 so với ĐTQG.
Các VĐV ngày đêm hi sinh thầm lặng |
Ngay cả các nhà quản lý còn nhìn nhận như vậy làm sao có thể mong người dân thấu hiểu cho nỗi niềm thiệt thòi, đặc thù lao động khắc nghiệt của VĐV. Bảo làm sao các VĐV qua các thế hệ, suốt nhiều năm qua cứ mặc nhiên phải ráng... chịu.
Điều này cũng tương tự chuyện suốt 2 thập kỷ, các ngành liên quan không chấp nhận cho dân thể thao được tính thêm công cho những ngày nghỉ, lễ mà họ tập luyện, thi đấu như thường. Mãi đến vừa rồi, sau cả quá trình “đấu tranh” bền bỉ của ngành thể thao, cũng như thực tế chứng minh, nên cách thức tính ngày công mới có sự thay đổi cho linh hoạt, chứ không bó chặt trong mức tối đa 22 ngày/ tháng như quy định chung.
Đặc thù mà... quá thường
Điều kiện, đòi hỏi của thể thao thành tích cao, nhất là ở đẳng cấp QG, rõ ràng mang tính đặc thù cao, và cần phải được chăm lo, đầu tư xứng đáng theo định mức và phương thức riêng. Ấy vậy mà lâu nay, chúng ta mới chỉ đối xử với các VĐV như những lao động thường, có thể nói là quá thường về mọi mặt.
Trở lại ngay chuyện dinh dưỡng thuốc men, vốn là tiêu chí đầu tiên, quyết định đối với sự phát triển của VĐV. Với cường độ tập luyện lớn như vậy, dĩ nhiên lượng calo cần thiết dành cho họ phải vừa nhiều vừa riêng theo môn, nhưng thật kỳ lạ là kể cả tuyển thủ QG (nhất là nhóm môn sức mạnh) vẫn thường xuyên phải kêu than.
Bao nhiêu người còn nhớ hình ảnh này của Nguyễn Thị Phương? |
Hồi còn ăn mức 120 nghìn/ngày, chứ chưa nói 60 nghìn đồng suốt mấy năm, các thành viên ĐTQG chỉ cốt sao ăn cho đủ số lượng. Mức 200 nghìn đồng như bây giờ, tương đối đáp ứng đủ về số lượng tuy nhiên còn lâu mới có thể nói đến chuyện chất lượng và đặc thù.
Còn từ cấp tỉnh trở xuống, phần lớn VĐV đều đang có chế độ ăn rất tồi, với mức thua xa trên ĐTQG cả vài lần. Thậm chí, hãy còn tình trạng ĐT cấp tỉnh của nhiều nơi còn phải ra quán ngoài, ăn cơm bình dân....
Chuyện ăn đã vậy, thuốc men và y tế hãy còn là gì đó quá xa xỉ. Trên ĐTQG, các Tuyển thủ quanh năm cũng mới được cấp nhỏ giọt thuốc vitamin dùng cho... có bổ, thì ở dưới có khi mấy năm VĐV không biết đến viên thuốc. Có ốm đau, hay chấn thương mới lại được quan tâm đến.
Trong khi đó, với các mặt khác từ bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, rồi học hành, tuyển dụng, giới VĐV đều chỉ đang được đáp ứng mức thấp nhất, có lẽ là tối thiểu so với quy định chung. Chưa kể rằng, tình trạng hễ VĐV nghỉ thi đấu là coi như "trắng tay" là phổ biến.
Cứ thế này, có lẽ các VĐV thể thao hãy còn khổ dài dài, chấp nhận thực tế buồn gắn với một "khẩu hiệu" đã cũ mèm: vượt khó vượt khổ.
Phúc Tường (Thể thao 24h)
Bình luận