Nhiều người cho rằng túi khí phải bung khi xảy ra va chạm ô tô, nhưng cũng không ít ý kiến nói là nếu túi khí chưa bung và người điều khiển vẫn sống sót, không bị thương nặng thì nó đã làm đúng chức năng của mình.
Túi khí ô tô lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970, nhằm bảo vệ người lái và những người trên xe trong những tình huống tai nạn có thể dẫn tới tử vong.
Túi khí ô tô chỉ hoạt động hiệu quả khi người dùng luôn thắt dây an toàn khi lái xe, dù ở bất kỳ vị trí ngồi nào trên xe. Nếu không thắt dây an toàn, túi khí thậm chí còn gây những chấn thương nặng nề hơn so với việc nó không bung trong vụ tai nạn.
Dường như mỗi chiếc xe được thiết kế và tính toàn để túi khí bung ở những điều kiện khác nhau.
Trong khi chiếc Mini Cooper S 3 cửa bung túi khí ở tốc độ hơn 40 km/h, đâm vào vỉa hè trong sự kiện lái thử ở Hà Nội, thì nhiều chiếc xe khác va chạm ở tốc độ cao hơn túi khí vẫn không bung.
Điều này khiến nhiều người ngay lập tức so sánh sự an toàn giữa túi khí của Mini với những chiếc xe khác.
Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người lại cho rằng, túi khí ô tô bung như chiếc Mini là không có tác dụng bảo vệ và chỉ khiến chủ nhân chiếc xe tốn chi phí tới cả vài ngàn đô mà thôi.
Túi khí bung trong trường hợp như chiếc Mini rõ ràng là thừa thãi. Tốc độ đó nếu người lái thắt dây an toàn, thì va chạm không thể khiến người lái bị thương, chứ chưa nói tới việc nguy hiểm đến tính mạng.
Việc bung túi khí ở tốc độ thấp và va chạm chưa nguy hiểm có thể là cách khiến người trên xe cảm thấy an toàn, nhưng thực ra là cách “móc túi” êm ái.
Ở góc độ kỹ thuật, túi khí bung không nhằm giúp người trong xe khỏi bị thương, mà là để cứu mạng. Bởi túi khí khi bung sẽ gây ra những chấn thương nhất định cho người được bảo vệ.
Va chạm từ túi khí nổ có thể hiến người trên xe bị thương nặng hơn là họ tưởng tượng, tất nhiên là thoát chết. Với những người đeo kính, chấn thương gặp phải khi túi khí bung còn nặng nề hơn.
Trong nhiều trường hợp va chạm mạnh, ở tốc độ khá cao, nhưng chưa đủ để nguy hiểm đến tính mạng, túi khí có thể sẽ không bung, vì nếu nổ túi khí, có thể chấn thương sẽ nặng hơn là chỉ cần sử dụng dây an toàn là đủ để cứu sống người trên xe.
Đã có nhiều trường hợp, người ta mong là túi khí sẽ không bung, để giảm thiểu chấn thương, và cũng là để tiết kiệm phần nào chi phí sửa chữa xe.
Tất nhiên túi khí là rất quan trọng, nó cứu mạng người trên xe trong những tình huống mà lúc đó, bị thương không còn là điều quan trọng nữa, mà là sự sống và cái chết.
Trong những vụ va chạm mà dây an toàn, ghế ngồi không còn giữ được người lao về phía trước, túi khí sẽ bung để cản lại va chạm gây chết người này.
Chẳng có lý do nào để túi khí phải bung trong những va chạm mà dù đầu xe bẹp dúm, nhưng tài xế vẫn có thể bước xuống xe mà không có chấn thương nào nghiêm trọng.
Tranh cãi sẽ vẫn còn tiếp diễn, không chỉ ở Việt Nam mà trên bất kỳ nơi nào ô tô lăn bánh. Những người cẩn trọng luôn cho rằng túi khí phải bung ở những lúc nguy hiểm, dù là 40 km/h.
Những người khác thì cho rằng, nếu sau va chạm mà túi khí ô tô chưa bung và bạn vẫn sống sót, không bị thương nặng, thì túi khí đã làm đúng chức năng của nó.
Nguồn: Tiền Phong
Túi khí ô tô lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970, nhằm bảo vệ người lái và những người trên xe trong những tình huống tai nạn có thể dẫn tới tử vong.
Túi khí ô tô chỉ hoạt động hiệu quả khi người dùng luôn thắt dây an toàn khi lái xe, dù ở bất kỳ vị trí ngồi nào trên xe. Nếu không thắt dây an toàn, túi khí thậm chí còn gây những chấn thương nặng nề hơn so với việc nó không bung trong vụ tai nạn.
Dường như mỗi chiếc xe được thiết kế và tính toàn để túi khí bung ở những điều kiện khác nhau.
Trong khi chiếc Mini Cooper S 3 cửa bung túi khí ở tốc độ hơn 40 km/h, đâm vào vỉa hè trong sự kiện lái thử ở Hà Nội, thì nhiều chiếc xe khác va chạm ở tốc độ cao hơn túi khí vẫn không bung.
Điều này khiến nhiều người ngay lập tức so sánh sự an toàn giữa túi khí của Mini với những chiếc xe khác.
Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người lại cho rằng, túi khí ô tô bung như chiếc Mini là không có tác dụng bảo vệ và chỉ khiến chủ nhân chiếc xe tốn chi phí tới cả vài ngàn đô mà thôi.
Túi khí bung trong trường hợp như chiếc Mini rõ ràng là thừa thãi. Tốc độ đó nếu người lái thắt dây an toàn, thì va chạm không thể khiến người lái bị thương, chứ chưa nói tới việc nguy hiểm đến tính mạng.
Việc bung túi khí ở tốc độ thấp và va chạm chưa nguy hiểm có thể là cách khiến người trên xe cảm thấy an toàn, nhưng thực ra là cách “móc túi” êm ái.
Ở góc độ kỹ thuật, túi khí bung không nhằm giúp người trong xe khỏi bị thương, mà là để cứu mạng. Bởi túi khí khi bung sẽ gây ra những chấn thương nhất định cho người được bảo vệ.
Va chạm từ túi khí nổ có thể hiến người trên xe bị thương nặng hơn là họ tưởng tượng, tất nhiên là thoát chết. Với những người đeo kính, chấn thương gặp phải khi túi khí bung còn nặng nề hơn.
Trong nhiều trường hợp va chạm mạnh, ở tốc độ khá cao, nhưng chưa đủ để nguy hiểm đến tính mạng, túi khí có thể sẽ không bung, vì nếu nổ túi khí, có thể chấn thương sẽ nặng hơn là chỉ cần sử dụng dây an toàn là đủ để cứu sống người trên xe.
Đã có nhiều trường hợp, người ta mong là túi khí sẽ không bung, để giảm thiểu chấn thương, và cũng là để tiết kiệm phần nào chi phí sửa chữa xe.
Tất nhiên túi khí là rất quan trọng, nó cứu mạng người trên xe trong những tình huống mà lúc đó, bị thương không còn là điều quan trọng nữa, mà là sự sống và cái chết.
Trong những vụ va chạm mà dây an toàn, ghế ngồi không còn giữ được người lao về phía trước, túi khí sẽ bung để cản lại va chạm gây chết người này.
Chẳng có lý do nào để túi khí phải bung trong những va chạm mà dù đầu xe bẹp dúm, nhưng tài xế vẫn có thể bước xuống xe mà không có chấn thương nào nghiêm trọng.
Tranh cãi sẽ vẫn còn tiếp diễn, không chỉ ở Việt Nam mà trên bất kỳ nơi nào ô tô lăn bánh. Những người cẩn trọng luôn cho rằng túi khí phải bung ở những lúc nguy hiểm, dù là 40 km/h.
Những người khác thì cho rằng, nếu sau va chạm mà túi khí ô tô chưa bung và bạn vẫn sống sót, không bị thương nặng, thì túi khí đã làm đúng chức năng của nó.
Nguồn: Tiền Phong
Bình luận