(VTC News) - Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an phân tích lý do khiến Triều Tiên đột ngột thử bom nhiệt hạch.
Sáng 6/1, một cơn địa chấn mạnh 5,1 độ richter được phát hiện gần khu thử hạt nhân của Triều Tiên. Ngay lập tức nhiều nguồn tin cho rằng rất có thể đó là một vụ thử vũ khí của Bình Nhưỡng.
Chỉ vài giờ sau, thông tin chính thức được Triều Tiên phát đi với nội dung thử thành công bom nhiệt hạch, loại vũ khí mà ông Kim Jong-un từng tuyên bố nước này có sở hữu hồi đầu tháng 12/2015.
Động thái này đã gây ra những lo ngại không nhỏ cho các quốc gia trên thế giới, nhất là những nước láng giềng của Triều Tiên.
Liên quan vấn đề này, VTC News phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an về nguyên nhân của vụ việc.
Tướng Cương cho rằng: "Triều Tiên thực hiện hành động thử vũ khí này nhằm lôi kéo sự chú ý của dư luận".
- Ông có nhận định gì về thời điểm diễn ra vụ thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên?
Những sự kiện tương tự như thử tên lửa, bom, phóng vệ tinh thường được Triều Tiên thực hiện vào thời điểm mà lãnh đạo nước này có cảm giác Mỹ và cộng đồng quốc tế thiếu sự quan tâm đến họ.
Đặc biệt, khi Mỹ tập trung vào những vấn đề khác mà không quan tâm đến khu vực Đông Bắc Á, Bình Nhưỡng sẽ có động thái nhằm thu hút sự chú ý của Washington.
Ngoài Mỹ, thì Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ có những phản ứng nhanh nhạy nhất với động thái này của Triều Tiên.
- Theo ông, vì sao Triều Tiên lại nghĩ mình đang không có được sự quan tâm từ thế giới?
Hiện nay, Mỹ đang có rất nhiều mối quan tâm bên ngoài bán đảo Triều Tiên. Có thể kể đến là hoạt động tuần tra và phản đối các hoạt động cải tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ngoài ra, cùng với Nga giải quyết vấn đề IS ở Trung Đông cũng khiến chính quyền Mỹ phải bận tâm. Chưa kể đến là sắp đến mùa bầu cử, các chính trị gia Mỹ cùng cần tập trung nhiều vào cuộc đua này.
- Hệ quả của việc Triều Tiên thử nghiệm bom nhiệt hạch là gì, thưa ông?
Có thể thấy, hành động này của Bình Nhưỡng đã thu hút được sự chú ý của dư luận, đặc biệt là các nước lớn.
Mỹ, Trung Quốc và 2 nước lân cận là Nhật Bản, Hàn Quốc đã ngay lập tức đưa ra những phản ứng sau khi có thông tin Triều Tiên thử bom.
Có thể nói, hậu quả của việc thử bom ở Triều Tiên với thế giới thì chưa lớn, nhưng nó đã khiến không khí ở khu vực Đông Bắc Á trở nên nóng hơn.
Hạt nhân Triều Tiên là một điểm nóng trên thế giới như những vấn đề khác.
Việc thử nghiệm bom khiến cộng đồng thế giới lo ngại, nhưng nhiều nhất vẫn là Hàn Quốc và Nhật Bản, 2 quốc gia có thể nằm trong tầm ảnh hưởng nếu Bình Nhưỡng sử dụng bom hạt nhân.
- Liệu vụ thử này có liên quan gì đến ngày sinh nhật ông Kim Jong-un 8/1 sắp tới, thưa ông?
Có thể nói, vụ việc này chỉ vì Triều Tiên cảm thấy bị cô độc trong giai đoạn hiện nay.
Nếu sinh nhật ông Kim Jong-un diễn ra trong bối cảnh đang là điểm thu hút dư luận của thế giới thì có thể sẽ không có vụ thử nào được thực hiện.
Xin cảm ơn ông!
Tùng Đinh (thực hiện)
Sáng 6/1, một cơn địa chấn mạnh 5,1 độ richter được phát hiện gần khu thử hạt nhân của Triều Tiên. Ngay lập tức nhiều nguồn tin cho rằng rất có thể đó là một vụ thử vũ khí của Bình Nhưỡng.
Chỉ vài giờ sau, thông tin chính thức được Triều Tiên phát đi với nội dung thử thành công bom nhiệt hạch, loại vũ khí mà ông Kim Jong-un từng tuyên bố nước này có sở hữu hồi đầu tháng 12/2015.
Triều Tiên thử bom nhiệt hạch - Ảnh minh họa |
Liên quan vấn đề này, VTC News phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an về nguyên nhân của vụ việc.
Tướng Cương cho rằng: "Triều Tiên thực hiện hành động thử vũ khí này nhằm lôi kéo sự chú ý của dư luận".
- Ông có nhận định gì về thời điểm diễn ra vụ thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên?
Những sự kiện tương tự như thử tên lửa, bom, phóng vệ tinh thường được Triều Tiên thực hiện vào thời điểm mà lãnh đạo nước này có cảm giác Mỹ và cộng đồng quốc tế thiếu sự quan tâm đến họ.
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an - Ảnh: Tùng Đinh |
Ngoài Mỹ, thì Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ có những phản ứng nhanh nhạy nhất với động thái này của Triều Tiên.
- Theo ông, vì sao Triều Tiên lại nghĩ mình đang không có được sự quan tâm từ thế giới?
Hiện nay, Mỹ đang có rất nhiều mối quan tâm bên ngoài bán đảo Triều Tiên. Có thể kể đến là hoạt động tuần tra và phản đối các hoạt động cải tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ngoài ra, cùng với Nga giải quyết vấn đề IS ở Trung Đông cũng khiến chính quyền Mỹ phải bận tâm. Chưa kể đến là sắp đến mùa bầu cử, các chính trị gia Mỹ cùng cần tập trung nhiều vào cuộc đua này.
- Hệ quả của việc Triều Tiên thử nghiệm bom nhiệt hạch là gì, thưa ông?
Có thể thấy, hành động này của Bình Nhưỡng đã thu hút được sự chú ý của dư luận, đặc biệt là các nước lớn.
Mỹ, Trung Quốc và 2 nước lân cận là Nhật Bản, Hàn Quốc đã ngay lập tức đưa ra những phản ứng sau khi có thông tin Triều Tiên thử bom.
Video so sánh bom nhiệt hạch và bom nguyên tử
Có thể nói, hậu quả của việc thử bom ở Triều Tiên với thế giới thì chưa lớn, nhưng nó đã khiến không khí ở khu vực Đông Bắc Á trở nên nóng hơn.
Hạt nhân Triều Tiên là một điểm nóng trên thế giới như những vấn đề khác.
Việc thử nghiệm bom khiến cộng đồng thế giới lo ngại, nhưng nhiều nhất vẫn là Hàn Quốc và Nhật Bản, 2 quốc gia có thể nằm trong tầm ảnh hưởng nếu Bình Nhưỡng sử dụng bom hạt nhân.
- Liệu vụ thử này có liên quan gì đến ngày sinh nhật ông Kim Jong-un 8/1 sắp tới, thưa ông?
Có thể nói, vụ việc này chỉ vì Triều Tiên cảm thấy bị cô độc trong giai đoạn hiện nay.
Nếu sinh nhật ông Kim Jong-un diễn ra trong bối cảnh đang là điểm thu hút dư luận của thế giới thì có thể sẽ không có vụ thử nào được thực hiện.
Xin cảm ơn ông!
Tùng Đinh (thực hiện)
Bình luận