(VTC News) – Bầu Kiên đã đưa ra những lý lẽ trong phần tự bào chữa để khẳng định rằng mình không phạm tội trong phiên xử chiều 29/5.
Chiều 29/5, phiên xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm “nóng” lên với phần tự bào chữa của các bị cáo, đặc biệt là phần tự bào chữa của bị cáo Kiên.“Bị bắt vì kinh doanh trái phép, trời đất như sụp đổ”
Mở đầu phần bào chữa, bị cáo Kiên nói “khi tôi nhận được lệnh bắt vì tội kinh doanh trái phép, trời đất như sụp đổ. Tôi không thể tin rằng minh kinh doanh 30 năm nay mà lại bị bắt vì tội kinh doanh trái phép. Tôi không kinh doanh trái phép và không làm ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ của đất nước. CQĐT đã ghi không đúng bản chất sự việc”.
Tiếp sau đó, ông Kiên nói việc cơ quan điều ghi mình là chủ sở hữu của B&B, ACI Hà Nội, ACBI, câu này sai vì bị cáo chỉ là đại diện phần vốn góp và đồng chủ sở hữu.
“Nội dung 2 nói rằng các công ty này không có chức năng kinh doanh tài chính nhưng mua cổ phần của ngân hàng khác. Cái này cũng sai vì đây là hoạt động đầu tư không phải hoạt động kinh doanh, thể hiện ở mục 4, mục 2 luật Doanh nghiệp và Điều 21 Luật đầu tư.
Nội dung 3 việc các công ty này phát hành trái phiếu bán cho ACB tạo ra tiền ảo ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, là sai. Các công ty này đã thực hiện đúng việc phát hành trái phiếu bán trái phiếu, thế chấp… đúng quy định không tạo ra vốn ảo mà là vốn thật để góp vốn vào các ngân hàng nhằm đảm bảo cho các ngân hàng tăng kịp vốn điều lệ theo quy định của Ngân hành Nhà nước trước 2010” – bị cáo Kiên nói và xin tòa đọc “đơn xin kêu oan” của mình.
Về hành vi kinh doanh vàng trái phép tại công ty Thiên Nam, bị cáo Kiên khẳng định mình chỉ là người đặt lệnh hộ. Việc đặt lệnh qua điện thoại được quy định tại khoản 4, tên người đặt lệnh bỏ trống.
“Trên tay tôi là một số phiếu lệnh ủy thác ghi rõ tên người ỷ thác là ông Chung, trách nhiệm của tôi là giúp ông Chung thông báo lệnh của ông Chung đến ACB, để trong trường hợp có tranh chấp giữa ACB với Thiên Nam…
Nếu xác định là sản phẩm tài chính thì Thiên Nam đã kinh doanh vàng trạng thái, là một sản phẩm phái sinh nên không sai. Dù xác định đây là việc mua bánvàng hàng hóa thì cũng không sai vì Thiên Nam có đăng ký kinh doanh hàng hóa, không phải tất cả các loại vàng đều thuộc phạm vi phải đăng kýkinh doanh có điều kiện. Đó là căn cứ khẳng định tôi không phạm tội kinh doanh trái phép” – ông Kiên nói trước vành móng ngựa.
“Tôi không trốn thuế”
Về cáo buộc trốn thuế của Viện Kiểm sát, ông Kiên đều đưa ra những lý lẽ để khẳng định mình không trốn thuế.
Theo bị cáo Kiên, “thu nhập tính thuế tính từ 1/1 đến 31/12 bằng thu nhập trừ đi các chi phí phát sinh, nhân với thuế suất. Vào 31/12/2009 nếu B&B phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hợp đồng nói trên thì được trích lập dự phòng rủi ro về trạng thái vàng và phát sinh lỗ nên không phải nộp thuế. Tôi yêu cầu giám định viên Bộ tài chính giám định lại toàn bộ hoạt động của B&B vì bản giám định có những yếu tố loại trừ”.
Thứ tư, hành vi trốn thuế được xác định như thế nào? Phải được căn cứ vào điều 108 luật thuế liên quan. Tôi đề nghị xác định trong Điều 108 đó, B&B sai ở đâu, vi phạm nội dung nào? VKS đã trích dẫn sai, vì NQ 32 của Quốc hội có giá trị tức thời, sau đó Chính phủ có NQ và Bộ Tài chính có một thông tư hướng dẫn thực hiện NQ32 với nội dung nếu các đơn vị nào trong 6 tháng đầu năm đã phải nộp thuế trước thì sẽ được nhà nước thoái thu. Vào ngày B&B chuyển tiền cho Hương không vi phạm bất kỳ quy định nào về thuế.
VKS nêu điều luật nhưng không nêu nội dung điều luật chỉ ra DN sai tại điểm nào của các quy định luật, là sai quy trình tố tụng. Nếu VKS chỉ ra được cụ thể, tôi sẽ nhận tội ngay. Nhưng tôi không sai bất kỳ quy định nào.
“Tội lừa đảo là điều làm tôi buồn nhất”
Liên quan đến cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công ty Thép Hòa Phát, bị cáo Kiên nói “đây là nghĩa cử tôi giúp anh Long, giúp bạn bè chứ không vì điều gì khác. Nhưng trong tất cả hồ sơ đều không cho chi tiết này vào. Ngay tại tòa, anh Long đã thừa nhận 3 nội dung tôi thỏa thuận với anh Long.
Hành vi thứ nhất, thỏa thuận của tôi với anh Long là thỏa thuận của 2 chủ tịch, dù bằng lời nói thì cũng được công nhận tại điều 74. Tôi chưa bao giờ từ chối nghĩa vụ thực hiện của tôi cũng như công ty ACBI với Hòa phát.
Hành vi thứ hai, Viện Kiểm sát kết luận rằng việc ký các biên bản họp HĐQT là khống, tôi đồng tình với trình bày của Luật sư, chỉ khẳng định đây là văn bản thật 100%.
Hành vi thứ 3, tôi ký nháy trên bản hợp đồng. Tại các trang khác thiếu chữ ký nháy của tôi, tôi rất cẩn thận với chữ ký của mình. Trước đây pháp chế của Hòa Phát viết rằng không thế chấp, tôi nói không đúng, họ đã sửa lại theo đúng pháp luật từng câu từng chữ.
Thứ 4, các anh có trách nhiệm tại Hòa Phát có biết về việc phong tỏa không. Tôi không tranh luận nhưng tôi chỉ nói tôi đã rất kiên nhẫn chịu đựng nhiều áp lực để không đẩy bạn bè tôi ở Hòa Phát vào vòng lao lý. Nếu tôi không chịu đựng thì có thể anh Dương đã bị bắt giam.
Thứ 5, tại ACBI, tôi là đại diện 70% vốn góp, đại diện cho ACB, anh Thanh đại diện hợp pháp của ACB. Khi đưa ra một quyết định, đòi hỏi phải được sự thông qua của cả 2 người.
Thứ 6, về việc nhận tiền và sử dụng tiền, anh Thanh đã nói chính xác rằng khi ký chi tiền thì phải nhận được chỉ đạo của tôi bằng văn bản. Tôi đã phê duyệt bản chi tài chính trước khi Hòa Phát chuyển tiền.
Thứ 7, khi biết về sai sót trong việc thi hành, hành xử của tôi là gì? Tôi đã nhiều lần yêu cầu ACB họp với tôi để làm rõ tài sản thế chấp, không phải 1 lần” – bị cáo Kiên tự bào chữa trước tòa đồng thời đưa ra chứng cứ về việc hành xử của mình là sổ tay ghi chép về số cổ phiếu làm tròn của Thép Hòa Phát, việc công ty đề nghị thanh lý tài sản thế chấp và bán cổ phiếu này, đánh giá danh mục tài sản thế chấp mới để mình chứng rằng mình không lừa đảo.
Về quan hệ với lãnh đạo tập đoàn Hòa Phát, ông Kiên nói “quan hệ của tôi với anh Long cũng như ban lãnh đạo Hòa Phát không phải một sớm một chiều. Đó là quan hệ đã nhiều năm, từ khi Hòa Phát mới thành lập cho đến khi hùng mạnh như ngày hôm nay. Tôi không thể có ý đồ chiếm đoạt tiền của Hòa Phát. Đây chỉ có thể nhìn nhận là sai sót của anh Hà, sai sót nhỏ của anh Thanh và chị Yến vì đã không cho tôi biết về văn bản đã ký xác nhận của Hòa Phát”.
Sau những lý lẽ này, bị cáo Nguyễn Đức Kiên tiếp tục bào chữa cho mình về các tội danh khác mà Viện Kiểm sát nhân dân truy tố.
Trước đó, trong phần tự bào chữa cho mình, bị cáo Trịnh Kim Quang đã lý giải một số vấn đề liên quan đến việc ủy thác, chuyển nhượng, đầu tư cổ phiếu.
Bị cáo Lý Xuân Hải nêu ý kiến bổ sung phần bào chữa của Luật sư cho biết, đề xuất ủy thác gửi tiền không phải là bắt buộc bất kỳ ai mà là một “đề xuất” để xin ý kiến. Đó là trách nhiệm của một người đứng đầu trong vai trò điều hành. Về việc ký vào biên bản họp, yếu tố pháp lý của việc ký này là không sai lầm theo quyết định 742 của Ngân hành Nhà nước.
“Vào thời điểm đó chúng tôi luôn cho rằng chưa có luật hướng dẫn thi hành thì vẫn thi hành theo các văn bản cũ. Việc áp dụng như vậy trong năm 2011 không có gì là sai” – ông Hải nói.
Phiên tòa tiếp tục diễn ra với phần tranh tụng.
Nguyễn DũngMở đầu phần bào chữa, bị cáo Kiên nói “khi tôi nhận được lệnh bắt vì tội kinh doanh trái phép, trời đất như sụp đổ. Tôi không thể tin rằng minh kinh doanh 30 năm nay mà lại bị bắt vì tội kinh doanh trái phép. Tôi không kinh doanh trái phép và không làm ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ của đất nước. CQĐT đã ghi không đúng bản chất sự việc”.
Tiếp sau đó, ông Kiên nói việc cơ quan điều ghi mình là chủ sở hữu của B&B, ACI Hà Nội, ACBI, câu này sai vì bị cáo chỉ là đại diện phần vốn góp và đồng chủ sở hữu.
“Nội dung 2 nói rằng các công ty này không có chức năng kinh doanh tài chính nhưng mua cổ phần của ngân hàng khác. Cái này cũng sai vì đây là hoạt động đầu tư không phải hoạt động kinh doanh, thể hiện ở mục 4, mục 2 luật Doanh nghiệp và Điều 21 Luật đầu tư.
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên. Ảnh TTXVN |
Nội dung 3 việc các công ty này phát hành trái phiếu bán cho ACB tạo ra tiền ảo ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, là sai. Các công ty này đã thực hiện đúng việc phát hành trái phiếu bán trái phiếu, thế chấp… đúng quy định không tạo ra vốn ảo mà là vốn thật để góp vốn vào các ngân hàng nhằm đảm bảo cho các ngân hàng tăng kịp vốn điều lệ theo quy định của Ngân hành Nhà nước trước 2010” – bị cáo Kiên nói và xin tòa đọc “đơn xin kêu oan” của mình.
Về hành vi kinh doanh vàng trái phép tại công ty Thiên Nam, bị cáo Kiên khẳng định mình chỉ là người đặt lệnh hộ. Việc đặt lệnh qua điện thoại được quy định tại khoản 4, tên người đặt lệnh bỏ trống.
“Trên tay tôi là một số phiếu lệnh ủy thác ghi rõ tên người ỷ thác là ông Chung, trách nhiệm của tôi là giúp ông Chung thông báo lệnh của ông Chung đến ACB, để trong trường hợp có tranh chấp giữa ACB với Thiên Nam…
Nếu xác định là sản phẩm tài chính thì Thiên Nam đã kinh doanh vàng trạng thái, là một sản phẩm phái sinh nên không sai. Dù xác định đây là việc mua bánvàng hàng hóa thì cũng không sai vì Thiên Nam có đăng ký kinh doanh hàng hóa, không phải tất cả các loại vàng đều thuộc phạm vi phải đăng kýkinh doanh có điều kiện. Đó là căn cứ khẳng định tôi không phạm tội kinh doanh trái phép” – ông Kiên nói trước vành móng ngựa.
“Tôi không trốn thuế”
Về cáo buộc trốn thuế của Viện Kiểm sát, ông Kiên đều đưa ra những lý lẽ để khẳng định mình không trốn thuế.
Theo bị cáo Kiên, “thu nhập tính thuế tính từ 1/1 đến 31/12 bằng thu nhập trừ đi các chi phí phát sinh, nhân với thuế suất. Vào 31/12/2009 nếu B&B phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hợp đồng nói trên thì được trích lập dự phòng rủi ro về trạng thái vàng và phát sinh lỗ nên không phải nộp thuế. Tôi yêu cầu giám định viên Bộ tài chính giám định lại toàn bộ hoạt động của B&B vì bản giám định có những yếu tố loại trừ”.
Bị cáo Kiên tự bào chữa cho mình trước tòa. Ảnh chụp qua màn hình. |
Thứ tư, hành vi trốn thuế được xác định như thế nào? Phải được căn cứ vào điều 108 luật thuế liên quan. Tôi đề nghị xác định trong Điều 108 đó, B&B sai ở đâu, vi phạm nội dung nào? VKS đã trích dẫn sai, vì NQ 32 của Quốc hội có giá trị tức thời, sau đó Chính phủ có NQ và Bộ Tài chính có một thông tư hướng dẫn thực hiện NQ32 với nội dung nếu các đơn vị nào trong 6 tháng đầu năm đã phải nộp thuế trước thì sẽ được nhà nước thoái thu. Vào ngày B&B chuyển tiền cho Hương không vi phạm bất kỳ quy định nào về thuế.
VKS nêu điều luật nhưng không nêu nội dung điều luật chỉ ra DN sai tại điểm nào của các quy định luật, là sai quy trình tố tụng. Nếu VKS chỉ ra được cụ thể, tôi sẽ nhận tội ngay. Nhưng tôi không sai bất kỳ quy định nào.
“Tội lừa đảo là điều làm tôi buồn nhất”
Liên quan đến cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công ty Thép Hòa Phát, bị cáo Kiên nói “đây là nghĩa cử tôi giúp anh Long, giúp bạn bè chứ không vì điều gì khác. Nhưng trong tất cả hồ sơ đều không cho chi tiết này vào. Ngay tại tòa, anh Long đã thừa nhận 3 nội dung tôi thỏa thuận với anh Long.
Hành vi thứ nhất, thỏa thuận của tôi với anh Long là thỏa thuận của 2 chủ tịch, dù bằng lời nói thì cũng được công nhận tại điều 74. Tôi chưa bao giờ từ chối nghĩa vụ thực hiện của tôi cũng như công ty ACBI với Hòa phát.
Hành vi thứ hai, Viện Kiểm sát kết luận rằng việc ký các biên bản họp HĐQT là khống, tôi đồng tình với trình bày của Luật sư, chỉ khẳng định đây là văn bản thật 100%.
Hành vi thứ 3, tôi ký nháy trên bản hợp đồng. Tại các trang khác thiếu chữ ký nháy của tôi, tôi rất cẩn thận với chữ ký của mình. Trước đây pháp chế của Hòa Phát viết rằng không thế chấp, tôi nói không đúng, họ đã sửa lại theo đúng pháp luật từng câu từng chữ.
Thứ 4, các anh có trách nhiệm tại Hòa Phát có biết về việc phong tỏa không. Tôi không tranh luận nhưng tôi chỉ nói tôi đã rất kiên nhẫn chịu đựng nhiều áp lực để không đẩy bạn bè tôi ở Hòa Phát vào vòng lao lý. Nếu tôi không chịu đựng thì có thể anh Dương đã bị bắt giam.
Thứ 5, tại ACBI, tôi là đại diện 70% vốn góp, đại diện cho ACB, anh Thanh đại diện hợp pháp của ACB. Khi đưa ra một quyết định, đòi hỏi phải được sự thông qua của cả 2 người.
Bị cáo Lý Xuân Hải. Ảnh chụp qua màn hình. |
Thứ 6, về việc nhận tiền và sử dụng tiền, anh Thanh đã nói chính xác rằng khi ký chi tiền thì phải nhận được chỉ đạo của tôi bằng văn bản. Tôi đã phê duyệt bản chi tài chính trước khi Hòa Phát chuyển tiền.
Thứ 7, khi biết về sai sót trong việc thi hành, hành xử của tôi là gì? Tôi đã nhiều lần yêu cầu ACB họp với tôi để làm rõ tài sản thế chấp, không phải 1 lần” – bị cáo Kiên tự bào chữa trước tòa đồng thời đưa ra chứng cứ về việc hành xử của mình là sổ tay ghi chép về số cổ phiếu làm tròn của Thép Hòa Phát, việc công ty đề nghị thanh lý tài sản thế chấp và bán cổ phiếu này, đánh giá danh mục tài sản thế chấp mới để mình chứng rằng mình không lừa đảo.
Về quan hệ với lãnh đạo tập đoàn Hòa Phát, ông Kiên nói “quan hệ của tôi với anh Long cũng như ban lãnh đạo Hòa Phát không phải một sớm một chiều. Đó là quan hệ đã nhiều năm, từ khi Hòa Phát mới thành lập cho đến khi hùng mạnh như ngày hôm nay. Tôi không thể có ý đồ chiếm đoạt tiền của Hòa Phát. Đây chỉ có thể nhìn nhận là sai sót của anh Hà, sai sót nhỏ của anh Thanh và chị Yến vì đã không cho tôi biết về văn bản đã ký xác nhận của Hòa Phát”.
Sau những lý lẽ này, bị cáo Nguyễn Đức Kiên tiếp tục bào chữa cho mình về các tội danh khác mà Viện Kiểm sát nhân dân truy tố.
Trước đó, trong phần tự bào chữa cho mình, bị cáo Trịnh Kim Quang đã lý giải một số vấn đề liên quan đến việc ủy thác, chuyển nhượng, đầu tư cổ phiếu.
Bị cáo Lý Xuân Hải nêu ý kiến bổ sung phần bào chữa của Luật sư cho biết, đề xuất ủy thác gửi tiền không phải là bắt buộc bất kỳ ai mà là một “đề xuất” để xin ý kiến. Đó là trách nhiệm của một người đứng đầu trong vai trò điều hành. Về việc ký vào biên bản họp, yếu tố pháp lý của việc ký này là không sai lầm theo quyết định 742 của Ngân hành Nhà nước.
“Vào thời điểm đó chúng tôi luôn cho rằng chưa có luật hướng dẫn thi hành thì vẫn thi hành theo các văn bản cũ. Việc áp dụng như vậy trong năm 2011 không có gì là sai” – ông Hải nói.
Phiên tòa tiếp tục diễn ra với phần tranh tụng.
>> ĐỌC TIẾP...
Bình luận