Gặp Thụy Điển sẽ là một cuộc thử bản lĩnh lớn của tuyển Anh. HLV Hodgson cần phải làm những điều ông đã làm ở Fulham hay Thụy Sỹ: chiến thắng khi không ai ủng hộ ông chiến thắng.
1.Roy Hodgson đi một đôi giày Adidas ra sân tập. Giày Adidas thì dễ nhận ra quá, mẫu nào cũng có 3 sọc màu chạy chéo thân giày. Ông Roy Hodgson, khác với người tiền nhiệm Capello, lại thích trực tiếp ra sân thị phạm cầu thủ bằng chân mình. Thế là đôi giày ấy nổi bật trên khắp các mặt báo.
Umbro, nhà tài trợ trang phục chính thức của đội tuyển Anh khó chịu. Họ triệu tập Roy Hodgson đến một cuộc họp và yêu cầu ông hãy đi giày Umbro. Hodgson không đồng ý: ông đã quen với giày Adidas từ thời còn ở West Brom (CLB này nhận tài trợ của hãng đồ thể thao Đức).
Chuyện còn “trẻ con” đến mức trước buổi tập hôm thứ Tư, người ta còn thấy một tấm đề can in nhãn Umbro chẳng biết ai đã dán lên giày của Hodgson. Ông phải bóc nó đi rồi mới ra sân chỉ đạo cầu thủ.
Không phải ngẫu nhiên mà năm 2008, khi Nike mua lại Umbro, hãng đồ thể thao truyền thống của người Anh về tay người Mỹ, báo chí Anh không ngừng than vãn và so sánh cuộc sáp nhập ấy với việc các ông chủ nước ngoài thôn tính Premier League. Quốc tịch của nhà tài trợ nghe qua chẳng liên quan gì đến chuyên môn. Nhưng hóa ra là có thật.
2.Một-cuộc-họp, trong bối cảnh nước sôi lửa bỏng này, trong khi nhân sự của Anh đang rối như tơ, và ông Hodgson vẫn đang đau đầu tìm một phương án chiến thuật mạch lạc để vượt qua Thụy Điển? Một cuộc họp để nói chuyện giày dép?
Cuộc họp ấy đã kéo dài bao lâu? 5 phút, 10 phút hay nửa tiếng đồng hồ? Chẳng thể biết được. Nhưng dù thế nào nó cũng đã bớt xén thời gian làm việc của ông, cắt đứt dòng tư duy của ông. Và trong thời điểm này, mỗi giây tư duy đều quý giá.
Bóng đá Anh, dù ở cấp CLB hay đội tuyển, đều chịu sức ép vô lý của thương hiệu. Họ đã từ lâu chẳng còn là một đội tuyển có đẳng cấp xưng hùng xưng bá, nhưng vẫn có nhiều nguyên nhân khách quan khiến họ đặc biệt nổi tiếng: một nền truyền thông mạnh (và sử dụng thứ ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới), các thành viên đến từ giải đấu ăn khách nhất hành tinh, hào quang quá khứ.
Cứ trước mỗi giải đấu lớn, người ta lại thấy một vài scandal lớn của đội tuyển Anh được tung hê trên mặt báo. Lúc nào họ cũng là “ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch” (?). Chuyện một cuộc họp được mở ra vì đôi giày của Hodgson, là một sự vô lý rất… hợp lý.
Người nổi tiếng thì dễ bị bới móc. Thương hiệu mạnh thì dễ bị săm soi. Và tất nhiên là sẽ khó làm việc.
3.Đội tuyển Anh trong hơn một thập kỷ qua mang tiếng là “thiếu bản lĩnh”. Nhưng đáng ra phải nhìn nhận ngược lại mà khen rằng họ cũng có bản lĩnh lắm: chẳng ai tạo điều kiện cho những ông HLV và tuyển thủ nước này làm việc, từ FA, nhà tài trợ cho đến giới truyền thông.
Đi dự giải lớn mà còn phải họp về đôi giày, người đàn ông ấy đáng thương biết bao.
Hodgson còn chưa tiết lộ toan tính, và cũng có thể là chưa toan tính xong, báo chí trong nước đã cho in hoa những từ “attack” (tấn công) tràn lên mặt báo. Họ thúc giáo vào lưng, họ cắm gai vào giày, và bắt Tam sư bước về phía trước.
Gặp Thụy Điển sẽ là một cuộc thử bản lĩnh lớn của tuyển Anh. HLV Hodgson cần phải làm những điều ông đã làm ở Fulham hay Thụy Sỹ: chiến thắng khi không ai ủng hộ ông chiến thắng.
Đức Hoàng (Bóng đá)
1.Roy Hodgson đi một đôi giày Adidas ra sân tập. Giày Adidas thì dễ nhận ra quá, mẫu nào cũng có 3 sọc màu chạy chéo thân giày. Ông Roy Hodgson, khác với người tiền nhiệm Capello, lại thích trực tiếp ra sân thị phạm cầu thủ bằng chân mình. Thế là đôi giày ấy nổi bật trên khắp các mặt báo.
Umbro, nhà tài trợ trang phục chính thức của đội tuyển Anh khó chịu. Họ triệu tập Roy Hodgson đến một cuộc họp và yêu cầu ông hãy đi giày Umbro. Hodgson không đồng ý: ông đã quen với giày Adidas từ thời còn ở West Brom (CLB này nhận tài trợ của hãng đồ thể thao Đức).
Tuyển Anh trước giờ thử lửa |
Chuyện còn “trẻ con” đến mức trước buổi tập hôm thứ Tư, người ta còn thấy một tấm đề can in nhãn Umbro chẳng biết ai đã dán lên giày của Hodgson. Ông phải bóc nó đi rồi mới ra sân chỉ đạo cầu thủ.
Không phải ngẫu nhiên mà năm 2008, khi Nike mua lại Umbro, hãng đồ thể thao truyền thống của người Anh về tay người Mỹ, báo chí Anh không ngừng than vãn và so sánh cuộc sáp nhập ấy với việc các ông chủ nước ngoài thôn tính Premier League. Quốc tịch của nhà tài trợ nghe qua chẳng liên quan gì đến chuyên môn. Nhưng hóa ra là có thật.
2.Một-cuộc-họp, trong bối cảnh nước sôi lửa bỏng này, trong khi nhân sự của Anh đang rối như tơ, và ông Hodgson vẫn đang đau đầu tìm một phương án chiến thuật mạch lạc để vượt qua Thụy Điển? Một cuộc họp để nói chuyện giày dép?
Cuộc họp ấy đã kéo dài bao lâu? 5 phút, 10 phút hay nửa tiếng đồng hồ? Chẳng thể biết được. Nhưng dù thế nào nó cũng đã bớt xén thời gian làm việc của ông, cắt đứt dòng tư duy của ông. Và trong thời điểm này, mỗi giây tư duy đều quý giá.
Bóng đá Anh, dù ở cấp CLB hay đội tuyển, đều chịu sức ép vô lý của thương hiệu. Họ đã từ lâu chẳng còn là một đội tuyển có đẳng cấp xưng hùng xưng bá, nhưng vẫn có nhiều nguyên nhân khách quan khiến họ đặc biệt nổi tiếng: một nền truyền thông mạnh (và sử dụng thứ ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới), các thành viên đến từ giải đấu ăn khách nhất hành tinh, hào quang quá khứ.
Cứ trước mỗi giải đấu lớn, người ta lại thấy một vài scandal lớn của đội tuyển Anh được tung hê trên mặt báo. Lúc nào họ cũng là “ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch” (?). Chuyện một cuộc họp được mở ra vì đôi giày của Hodgson, là một sự vô lý rất… hợp lý.
Người nổi tiếng thì dễ bị bới móc. Thương hiệu mạnh thì dễ bị săm soi. Và tất nhiên là sẽ khó làm việc.
3.Đội tuyển Anh trong hơn một thập kỷ qua mang tiếng là “thiếu bản lĩnh”. Nhưng đáng ra phải nhìn nhận ngược lại mà khen rằng họ cũng có bản lĩnh lắm: chẳng ai tạo điều kiện cho những ông HLV và tuyển thủ nước này làm việc, từ FA, nhà tài trợ cho đến giới truyền thông.
Đi dự giải lớn mà còn phải họp về đôi giày, người đàn ông ấy đáng thương biết bao.
Hodgson còn chưa tiết lộ toan tính, và cũng có thể là chưa toan tính xong, báo chí trong nước đã cho in hoa những từ “attack” (tấn công) tràn lên mặt báo. Họ thúc giáo vào lưng, họ cắm gai vào giày, và bắt Tam sư bước về phía trước.
Gặp Thụy Điển sẽ là một cuộc thử bản lĩnh lớn của tuyển Anh. HLV Hodgson cần phải làm những điều ông đã làm ở Fulham hay Thụy Sỹ: chiến thắng khi không ai ủng hộ ông chiến thắng.
Đức Hoàng (Bóng đá)
Bình luận