Chiến lược Trung Quốc áp dụng là thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài là con đường tạo cho các DN trong nước đổi công nghệ mới ít tốn kém nhất.
Trong nghiên cứu của mình TS Nguyễn Đình Liêm, Viện nghiên cứu Trung Quốc đã chỉ ra điều này cùng với nhiều ví dụ minh chứng. Theo đó, còn nhiều mặt lợi khác khi Trung Quốc thực hiện chiến lược mở rộng đầu tư ra nước ngoài.
Chiến lược ‘đổi cũ thay mới’
Theo TS Liêm, để duy trì tốc độ tăng trưởng thực hiện khẩu hiệu “phát triển kinh tế là trọng tâm”, Trung Quốc đang đứng trước một đòi hỏi khách quan là phải mở rộng không gian kinh tế đảm bảo cho cỗ máy “công xưởng sản xuất toàn cầu” vận hành trôi chảy. Khi đó thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài là một trong những chủ trương và giải pháp lớn của Đảng và Nhà nước Trung Quốc luôn được quán triệt trong các bước chuyển đổi mô hình và phương thức phát triển.
Đầu tư ra nước ngoài giúp Trung Quốc một mặt giải quyết các vấn đề mang tính chiến lược “từ phát triển bề rộng sang phát triển chiều sâu”, từ 'thiếu bền vững sang phát triển bền vững”.
“Mặt khác, thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài còn là con đường thay đổi công nghệ, là quá trình chu chuyển các ngành nghề, các nhà máy, xí nghiệp công nghệ cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường sang các nước phát triển và kém phát triển, tạo cho các doanh nghiệp trong nước thay đổi công nghệ mới ít tốn kém nhất”, TS Liêm nhận định.
Nhận định này xem ra khá hợp lý bởi theo TS Lê Kim Sa, Trung tâm phân tích và dự báo Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, hiện Trung Quốc đang đối mặt với khó khăn lớn trong việc thay đổi công nghệ.
“Tuy nhiên việc chuyển đổi không phải dễ vì một đất nước càng lớn thì chi phí cho sự chuyển đổi càng lớn. Thế cho nên hiện nay chưa có một động thái nào cho thấy phương thức của Trung Quốc đang thay đổi”, TS Sa chỉ rõ.
Trong khi đó Trung Quốc lại là cái nôi chuyên sản xuất ra quá nhiều công nghệ tạo ra sản phẩm chất lượng thấp, giá rẻ và rồi chính họ lại rơi vào bẫy công nghệ thấp và buộc phải thay đổi.
Có thể thấy với tiêu chí này, con số đầu tư và sự tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc vào châu Phi đặc biệt tăng mạnh trong 10 năm qua. Như năm 2012 đầu tư nói chung ra nước ngoài nói chung của Trung Quốc đạt 120 tỷ USD, trong đó gần một nửa đã trút vào châu Phi. Trong đó, 3 nước được quan tâm nhất là Nigeria, Algeria, Nam Phi.
Trong số vốn đầu tư này có hơn 34 tỷ được dành cho vận tải, 31 tỷ hướng tới công nghiệp khai thác dầu khí, còn lại là lĩnh vực xây dựng, khai thác quặng mỏ.
Còn tại Việt Nam có đến 90% dự án tổng thầu EPC do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm, trong đó chủ yếu là dầu khi, hóa chất, điện, dệt may.
Trong số này có tới 30 dự án trọng điểm quốc gia, trong đó có nhiều dự án tỷ USD của ngành điện do doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện.
Tuy nhiên theo đánh giá của giới chuyên môn, phần lớn các công nghệ được đưa vào trong các dự án đầu tư này là lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên.
Phản ứng?
Sự chuyển dịch công nghệ lạc hậu của Trung Quốc thông qua các dự án đầu tư ra nước ngoài từng bị châu Phi 'vạch mặt'.
Theo đó châu Phi đã cáo buộc Trung Quốc chỉ tập trung vào việc khai thác tài nguyên chứ không giúp tạo công ăn việc làm và thị trường tại các nước này. Đồng thời nhiều dự án được đưa vào đây với công nghệ lạc hậu và cũng là nhằm phục vụ ý đồ của Trung Quốc khai thác nhân công giá rẻ, đối xử bất công với người dân địa phương.
Tại Việt Nam, Th.S Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế thế giới, Viện Nghiên cứu chính trị thế giới nhận định: “Phải cởi mở, bảo vệ những doanh nghiệp làm ăn tốt, chính đáng ở trong nước và nhanh chóng canh tân nền sản xuất trong nước, có được công nghệ cao, vốn liếng lớn, kỹ năng... để chiếm lại thì phần ít nhất là trong nước, sau đó mới hướng đến nước ngoài. Thế nhưng các phản ứng của chúng ta rất mờ nhạt, thụ động, manh mún”.
PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại thì cho rằng sự giật mình cảnh giác của châu Phi cũng chỉ là mấy năm gần đây và xuất hiện ở một số nước cũng chưa nhiều.
“Có thể đặt giải thiết, lợi ích nhóm của một số người (chủ đầu tư của Việt Nam) khiến họ sẵn sàng chấp nhận doanh nghiệp, nhà thầu Trung Quốc vì có lại quả lớn, chia chác nhiều”.
Trên thực tế không chỉ đẩy được công nghệ lạc hậu ra nước ngoài để các doanh nghiệp trong nước có cơ hội nâng cấp công nghệ mới, việc thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài Trung Quốc còn lợi dụng được “hai thị trường, hai nguồn tài nguyên”.
“Họ lợi dụng vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm của nước ngoài, có điều kiện để học hỏi, hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, hợp tác với các nước trên thế giới để phát triển nền kinh tế khổng lồ vươn tới mục tiêu vượt Mỹ trở thành siêu cường thế giới, đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với thế giới”, TS Liêm chỉ rõ trong nghiên cứu của mình.
Theo Đất Việt
Trong nghiên cứu của mình TS Nguyễn Đình Liêm, Viện nghiên cứu Trung Quốc đã chỉ ra điều này cùng với nhiều ví dụ minh chứng. Theo đó, còn nhiều mặt lợi khác khi Trung Quốc thực hiện chiến lược mở rộng đầu tư ra nước ngoài.
Chiến lược ‘đổi cũ thay mới’
Theo TS Liêm, để duy trì tốc độ tăng trưởng thực hiện khẩu hiệu “phát triển kinh tế là trọng tâm”, Trung Quốc đang đứng trước một đòi hỏi khách quan là phải mở rộng không gian kinh tế đảm bảo cho cỗ máy “công xưởng sản xuất toàn cầu” vận hành trôi chảy. Khi đó thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài là một trong những chủ trương và giải pháp lớn của Đảng và Nhà nước Trung Quốc luôn được quán triệt trong các bước chuyển đổi mô hình và phương thức phát triển.
Đầu tư ra nước ngoài giúp Trung Quốc một mặt giải quyết các vấn đề mang tính chiến lược “từ phát triển bề rộng sang phát triển chiều sâu”, từ 'thiếu bền vững sang phát triển bền vững”.
Không chỉ đưa công nghệ lạc hậu vào Việt Nam mà các dự án còn sử dụng đa số công nhân người Trung Quốc |
“Mặt khác, thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài còn là con đường thay đổi công nghệ, là quá trình chu chuyển các ngành nghề, các nhà máy, xí nghiệp công nghệ cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường sang các nước phát triển và kém phát triển, tạo cho các doanh nghiệp trong nước thay đổi công nghệ mới ít tốn kém nhất”, TS Liêm nhận định.
Nhận định này xem ra khá hợp lý bởi theo TS Lê Kim Sa, Trung tâm phân tích và dự báo Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, hiện Trung Quốc đang đối mặt với khó khăn lớn trong việc thay đổi công nghệ.
“Tuy nhiên việc chuyển đổi không phải dễ vì một đất nước càng lớn thì chi phí cho sự chuyển đổi càng lớn. Thế cho nên hiện nay chưa có một động thái nào cho thấy phương thức của Trung Quốc đang thay đổi”, TS Sa chỉ rõ.
Trong khi đó Trung Quốc lại là cái nôi chuyên sản xuất ra quá nhiều công nghệ tạo ra sản phẩm chất lượng thấp, giá rẻ và rồi chính họ lại rơi vào bẫy công nghệ thấp và buộc phải thay đổi.
Có thể thấy với tiêu chí này, con số đầu tư và sự tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc vào châu Phi đặc biệt tăng mạnh trong 10 năm qua. Như năm 2012 đầu tư nói chung ra nước ngoài nói chung của Trung Quốc đạt 120 tỷ USD, trong đó gần một nửa đã trút vào châu Phi. Trong đó, 3 nước được quan tâm nhất là Nigeria, Algeria, Nam Phi.
Trong số vốn đầu tư này có hơn 34 tỷ được dành cho vận tải, 31 tỷ hướng tới công nghiệp khai thác dầu khí, còn lại là lĩnh vực xây dựng, khai thác quặng mỏ.
Còn tại Việt Nam có đến 90% dự án tổng thầu EPC do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm, trong đó chủ yếu là dầu khi, hóa chất, điện, dệt may.
Trong số này có tới 30 dự án trọng điểm quốc gia, trong đó có nhiều dự án tỷ USD của ngành điện do doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện.
Tuy nhiên theo đánh giá của giới chuyên môn, phần lớn các công nghệ được đưa vào trong các dự án đầu tư này là lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên.
Phản ứng?
Sự chuyển dịch công nghệ lạc hậu của Trung Quốc thông qua các dự án đầu tư ra nước ngoài từng bị châu Phi 'vạch mặt'.
Theo đó châu Phi đã cáo buộc Trung Quốc chỉ tập trung vào việc khai thác tài nguyên chứ không giúp tạo công ăn việc làm và thị trường tại các nước này. Đồng thời nhiều dự án được đưa vào đây với công nghệ lạc hậu và cũng là nhằm phục vụ ý đồ của Trung Quốc khai thác nhân công giá rẻ, đối xử bất công với người dân địa phương.
Tại Việt Nam, Th.S Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế thế giới, Viện Nghiên cứu chính trị thế giới nhận định: “Phải cởi mở, bảo vệ những doanh nghiệp làm ăn tốt, chính đáng ở trong nước và nhanh chóng canh tân nền sản xuất trong nước, có được công nghệ cao, vốn liếng lớn, kỹ năng... để chiếm lại thì phần ít nhất là trong nước, sau đó mới hướng đến nước ngoài. Thế nhưng các phản ứng của chúng ta rất mờ nhạt, thụ động, manh mún”.
PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại thì cho rằng sự giật mình cảnh giác của châu Phi cũng chỉ là mấy năm gần đây và xuất hiện ở một số nước cũng chưa nhiều.
“Có thể đặt giải thiết, lợi ích nhóm của một số người (chủ đầu tư của Việt Nam) khiến họ sẵn sàng chấp nhận doanh nghiệp, nhà thầu Trung Quốc vì có lại quả lớn, chia chác nhiều”.
Trên thực tế không chỉ đẩy được công nghệ lạc hậu ra nước ngoài để các doanh nghiệp trong nước có cơ hội nâng cấp công nghệ mới, việc thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài Trung Quốc còn lợi dụng được “hai thị trường, hai nguồn tài nguyên”.
“Họ lợi dụng vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm của nước ngoài, có điều kiện để học hỏi, hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, hợp tác với các nước trên thế giới để phát triển nền kinh tế khổng lồ vươn tới mục tiêu vượt Mỹ trở thành siêu cường thế giới, đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với thế giới”, TS Liêm chỉ rõ trong nghiên cứu của mình.
Theo Đất Việt
Bình luận