Phương pháp này đang thực hiện tại trường Edmund Waller ở Lewisham, một thị trấn phía nam nước Anh. Zoe, một em bé bốn tháng tuổi là đối tượng chính cho các buổi học đặc biệt này.
Zoe, một trợ giảng tí hon |
Các học sinh lần lượt sẽ được hỏi về những hành động mà Zoe đã làm. Ai cũng háo hức kể về sự phấn khích của Zoe khi được vẫy tay đón chào, sự nũng nịu khi nép người vào mẹ hay nụ cười khúc khích khi bố cù vào vào người. Các học sinh cũng rất thích thú và thay nhau miêu tả lại cảm giác khi thấy Zoe hớn hở nhận ra mình trong gương và cả những lúc Zoe hơi cáu gắt một chút…
Phương pháp học này giúp các em hiểu được cảm xúc của người khác và diễn đạt lại những cảm xúc đó. Các em có sự cảm thông với nhau lớn hơn, biết quan tâm đến bạn bè và những người xung quanh. Khi đó, hiện tượng ẩu đả hay xô xát trong lớp học sẽ ít xảy ra.
Đồng thời, các học sinh đã có những bài học lớn về cảm xúc và hành vi chỉ bằng việc quan sát và tiếp xúc với một em bé sơ sinh - một đối tượng mỏng manh và rất dễ bị tổn thương.
Một học sinh tham gia tiết học “đặc biệt” này chia sẻ rằng: “Em có một người em trai đang còn bé lắm, đây cũng là một dịp để em nhớ lại những gì em của mình đã làm. Nếu không có buổi học này, chắc em cũng không bao giờ dám cầm tay em mình vì sợ làm em đau”.
Chị Laura Seabright không giữ nổi niềm tự hào khi con mình là đối tượng chính cho các tiết học này “Thật tuyệt vời khi Zoe là trung tâm của mọi sự chú ý, đây cũng là một ý tưởng thú vị để con tôi được giao tiếp ngay thời điểm đầu đời”.
Đây là một phần của chương trình có tên gọi là “Nguồn gốc của sự cảm thông” do Mary Gordon sáng lập từ năm 1966 và được thực hiện trên nhiều quốc gia như: Mỹ, New Zealand, Đức, Anh với mục đích tạo một môi trường học tập mà trong đó các em đối xử tốt với nhau và phát triển nhiều mặt về cảm xúc và kỹ năng xã hội.
Hơn 3000 học sinh từ nhiều nhóm tuổi được tham gia cho tới khi hoàn thành chương trình tiểu học.
Theo Đất Việt
Bình luận