(VTC News) – Tổng Giám đốc của mạng S-Fone cho biết, ngay cả ông cũng chưa được lĩnh lương 2 năm qua, nhưng ông cũng khẳng định không có tình trạng "quịt" nợ người lao động.
Thứ hai, do công nghệ CDMA không còn phù hợp, S-Fone đang triển khai mạng lưới theo công nghệ 3G. Quá trình đầu tư mới phải thu hẹp lại nên một số trung tâm của S-Fone phải đóng cửa là điều bắt buộc.
Hiện tại, nhân viên S-Fone tại nhiều địa phương như Đà Nẵng, TP HCM đã khiếu nại lên Sở Lao động Thương binh & Xã hội tại địa bản để khiếu nại về các khoản thanh toán lương, trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội của mình.
Về vấn đề tiền lương, ông Phạm Văn Thịnh nói, ngay cả ông cũng chưa được lĩnh lương 2 năm qua. Tuy nhiên, ông khẳng định không có tình trạng "quịt" nợ người lao động. Khi kế hoạch đầu tư mạng mới của S-Telecom được Hội đồng quản trị SPT duyệt, lúc đó thấy khả thi, ngân hàng sẽ cho vay vốn, vấn đề lương của người lao động sẽ được ưu tiên giải quyết sớm.
S-Fone liên tục mất sóng
Theo ICT News, các thuê bao của S-Fone ở khu vực TPHCM và các tỉnh miền Tây đang rơi vào tình trạng mất sóng, bên cạnh đó các cửa hàng cũng lần lượt đóng cửa.
Nhiều địa điểm tại quận 6, Quận Thủ Đức, thậm chí là Quận 1, Quận 3, Quận 6 - TP HCM không bắt được, hoặc khó bắt sóng của S-Fone.
Những tỉnh thành khác như, An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hậu Giang, Tiền Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Sóc Trăng… cũng rơi vào tình trạng bị mất sóng tương tự.
Có gia đình sử dụng nhiều số S-Fone để liên lạc, như ông Dương Văn Tùng (P.5, Q.6 - TPHCM) và hiện tại việc tương tác qua những số S-Fone này bị ngưng do giãn đoạn sóng, ông đã liên lạc với Trung tâm CSKH của S-Fone nhưng cũng chỉ nhận được thông báo là 'về nhà chờ' và hiện không biết bao giờ có thể sử dụng lại những thuê bao S-Fone của mình trong tình trạng bình thường.
Thậm chí, ngay tại địa chỉ CSKH của S-Fone tại 49C Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận (TP HCM) tình trạng mất sóng cũng diễn ra.
Lê Tuấn (tổng hợp)
Chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên
Đầu tháng 6/2012, S-Telecom trực thuộc SPT (đơn vị chủ quản S-Fone) đưa ra thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên, việc thanh toán chế độ cho người lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Tổng giám đốc S-Fone Phạm Văn Thịnh cho biết, thứ nhất S-Fone được chuyển từ hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) sang mô hình Công ty TNHH Thông tin & Viễn thông di động S-Telecom. Để kết thúc hoạt động BCC, theo quy định, S-Fone phải thanh lý toàn bộ hợp đồng liên quan đến mô hình này, trong đó có cả hợp đồng lao động.
S-Fone đang gây ra tình trạng khó dự đoán về tương lai của nhà mạng này trên thị trường viễn thông Việt Nam - ảnh: Vneconomy |
Thứ hai, do công nghệ CDMA không còn phù hợp, S-Fone đang triển khai mạng lưới theo công nghệ 3G. Quá trình đầu tư mới phải thu hẹp lại nên một số trung tâm của S-Fone phải đóng cửa là điều bắt buộc.
Hiện tại, nhân viên S-Fone tại nhiều địa phương như Đà Nẵng, TP HCM đã khiếu nại lên Sở Lao động Thương binh & Xã hội tại địa bản để khiếu nại về các khoản thanh toán lương, trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội của mình.
Về vấn đề tiền lương, ông Phạm Văn Thịnh nói, ngay cả ông cũng chưa được lĩnh lương 2 năm qua. Tuy nhiên, ông khẳng định không có tình trạng "quịt" nợ người lao động. Khi kế hoạch đầu tư mạng mới của S-Telecom được Hội đồng quản trị SPT duyệt, lúc đó thấy khả thi, ngân hàng sẽ cho vay vốn, vấn đề lương của người lao động sẽ được ưu tiên giải quyết sớm.
S-Fone liên tục mất sóng
Theo ICT News, các thuê bao của S-Fone ở khu vực TPHCM và các tỉnh miền Tây đang rơi vào tình trạng mất sóng, bên cạnh đó các cửa hàng cũng lần lượt đóng cửa.
Nhiều địa điểm tại quận 6, Quận Thủ Đức, thậm chí là Quận 1, Quận 3, Quận 6 - TP HCM không bắt được, hoặc khó bắt sóng của S-Fone.
Những tỉnh thành khác như, An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hậu Giang, Tiền Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Sóc Trăng… cũng rơi vào tình trạng bị mất sóng tương tự.
Có gia đình sử dụng nhiều số S-Fone để liên lạc, như ông Dương Văn Tùng (P.5, Q.6 - TPHCM) và hiện tại việc tương tác qua những số S-Fone này bị ngưng do giãn đoạn sóng, ông đã liên lạc với Trung tâm CSKH của S-Fone nhưng cũng chỉ nhận được thông báo là 'về nhà chờ' và hiện không biết bao giờ có thể sử dụng lại những thuê bao S-Fone của mình trong tình trạng bình thường.
Thậm chí, ngay tại địa chỉ CSKH của S-Fone tại 49C Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận (TP HCM) tình trạng mất sóng cũng diễn ra.
Lê Tuấn (tổng hợp)
Bình luận