Chính phủ Lào ngừng phê duyệt hàng loạt dự án xây đập thủy điện mới trong khi rà soát lại các công trình đang xây dựng, sau sự cố vỡ đập thủy điện hồi tháng 7 khiến hàng chục người thiệt mạng.
Đêm 24/7, một nhóm hơn 30 người từng tham gia chiến dịch giải cứu đội bóng Lợn Hoang đã lên đường tới tỉnh Attapeu, Lào để cứu hộ những người còn mắc kẹt sau sự cố vỡ đập thủy điện.
3 ngày sau sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy (Attapeu, Lào), ngày 26/7, nước bắt đầu rút, người dân đã bắt đầu trở về nhà, dọn dẹp nhà cửa, ổn định lại cuộc sống.
Sau khi nước rút, những công nhân làm việc tại một nông trường của Công ty Hoàng Anh Gia Lai ở Lào trở về chỗ ở để dọn dẹp đống đổ nát ngập ngụa trong bùn, nhiều đồ đạc bị mất.
Bộ tư lệnh Quân khu 5 và các đơn vị trên địa bàn đã triển khai gần 1.000 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ Lào khắc phục hậu quả sự cố vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở tỉnh Attapeu.
Sau 3 ngày xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy (Lào), người dân tỉnh Attapeu khi được lực lượng cứu hộ đưa đến vùng an toàn vẫn còn run rẩy và kinh hoàng vì cho rằng chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng kinh hãi này.
Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi thừa nhận vấn đề đảm bảo an toàn đối với các hồ chứa nhỏ đang là thách thức lớn, đặc biệt là các hồ chứa nhỏ có đập là đập đất và hiện giao cho các địa phương ở các thôn, bản quản lý.
Công ty năng lượng Xe Pien-Xe Namnoy (PNPC), đã gửi một bức thư tới người dân nói rằng đập thủy điện đang rơi vào tình trạng nguy hiểm trước khi sự cố xảy đến; người dân cũng được kêu gọi sơ tán lên các vùng đất cao hơn để tránh những tai nạn không may do mưa gây ra.
Các nhân viên cứu hộ vẫn đang tiếp tục tìm kiếm người mất tích sau khi một phần đập thủy điện đang xây dựng ở miền Đông Nam Lào bị vỡ khiến ít nhất 26 người thiệt mạng.
Mặc dù sự cố xảy ra tại Lào nhưng những ảnh hưởng đến vùng hạ du các con sông, trong đó có sông Mekong chắc chắn sẽ có những tác động đến vùng ĐBSCL của Việt Nam.
Trong 6 thập niên trở lại đây, các thảm họa liên quan đến vỡ đập thủy điện và đê bao ở nhiều nơi trên thế giới đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, trong đó khu vực châu Á chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
19 người được xác nhận thiệt mạng trong vụ vỡ đập thủy điện Xe PianXe Namnoy hôm 23/7 tại huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu, phía Đông Nam Lào trong khi hơn 3.000 người vẫn đang mắc kẹt trong dòng nước lũ.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in chỉ đạo thực hiện các biện pháp cứu trợ bao gồm gửi đội cứu hộ khẩn cấp sang Lào để giúp đỡ các nạn nhân của vụ vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy.
Ngay sau khi có thông tin đập thủy điện ở tỉnh Attapeu, Lào bị vỡ, ngày 24/7 lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đã gửi điện thăm hỏi và điện đàm chia sẻ với lãnh đạo và nhân dân Lào về sự cố.
Công ty cổ phần Xây dựng và Nhân lực Việt Nam (CMVietnam) - nhà thầu phụ tham gia dự án thủy điện Xepian-Xe Namnoy (Lào) đã có thông tin liên quan đến dự án và sự cố vỡ đập.
Nhiều người tỏ ra lo ngại, khi trên sông Đà có tới 3 thủy điện rất lớn, mỗi cái gấp cả chục lần thủy điện ở Lào, nếu đập có vấn đề, thì sẽ là một thảm họa không thể tưởng tượng nổi.
Lực lượng cứu hộ Lào đang phải chạy đua với thời gian để giải cứu người dân ở các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề sau sự cố vỡ đập Xe Pian Xe Namnoy hôm 23/7.
Người Việt đang sinh sống ở tỉnh Attapeu (Lào) chủ yếu sống ở vị trí cao và cách xa nơi xảy ra thảm hoạ vỡ đập thuỷ điện nhưng vẫn đang lo sợ nước sẽ lên cao và gây ngập lụt trong thời gian tới.
Thảm họa vỡ đập thủy điện ở Lào giải phóng 5 tỷ m³ nước nhấn chìm 6 ngôi làng hạ lưu, ít nhất 20 người thiệt mạng và hàng trăm người vẫn đang mất tích.
Các công nhân đã phát hiện ra đập thủy điện tại Attapeu gặp vấn đề từ ngày 22/7, trước khi con đập bị vỡ mang theo 5 tỷ mét khối nước nhấn chìm 8 ngôi làng và hàng nghìn ngôi nhà ở hạ lưu.
Đài ABC Laos cho biết, ít nhất 100 người mất tích trong sự cố vỡ đập, hình ảnh được quay lại cho thấy, hàng trăm người dân tụ tập bên bờ một con sông nước chảy xiết.