Tháng 10/2013, ông Nguyễn Thanh Chấn được trả tự do. Gần hai năm sau, chiều 5/6, Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình cho biết đã thỏa thuận bồi thường cho ông Chấn 7,2 tỉ đồng.
Sau khi được trả tự do, tháng 4/2014 ông Chấn có đơn chính thức gửi tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội yêu cầu bồi thường 9,3 tỉ đồng.
Tháng 8/2014, tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội có buổi làm việc đầu tiên với ông Chấn để hướng dẫn ông làm lại đơn theo mẫu, yêu cầu ông bổ sung các loại hóa đơn, giấy tờ làm căn cứ bồi thường.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Chấn cho biết sau khi được tòa án xin lỗi công khai tại địa phương vào tháng 4/2015, ông và gia đình đã có thêm ba lần làm việc với tòa án mới đi đến thống nhất con số bồi thường cụ thể.
“Gia đình tôi mong muốn nhận được 9,3 tỉ đồng tiền bồi thường như trong đơn yêu cầu. Tuy nhiên qua thỏa thuận, gia đình tôi đã nhất trí con số 7,2 tỉ đồng vì đây là tiền của Nhà nước, cái gì cũng có mức độ hợp lý của nó” - ông Chấn nói.
Ông Thân Văn Hoạt, người đi kêu oan cho ông Chấn trong suốt 10 năm và trực tiếp làm việc với tòa án trong quá trình thỏa thuận bồi thường, cho biết số tiền 7,2 tỉ đồng ông Chấn được nhận gồm có đầy đủ tiền tổn thất sức khỏe, tổn thất tinh thần của ông Chấn và gia đình, thu nhập thực tế bị mất trong thời gian ông Chấn ngồi tù, chi phí thuê luật sư bảo vệ, chi phí vợ ông đi kêu oan, chi phí gia đình thăm nuôi ông tại trại giam, chi phí đón ông về, chi phí cho những người đi kêu oan cho ông... Số tiền này đều đã được thể hiện tại biên bản thương lượng thành do tòa án lập.
Mỗi ngày tù được bồi thường hơn 52.000 đồng
Theo ông Hoạt, mỗi ngày ngồi tù oan, ông Chấn được bồi thường hơn 52.000 đồng. Tổng số tiền cho khoản này được hơn 500 triệu đồng.
Về khoản thu nhập thực tế của ông Chấn bị mất khi ngồi tù, tổ công tác đã về tận địa phương khảo sát giá cả việc bán hàng tạp hóa, thu nhập từ việc nuôi heo, nấu rượu, thồ xe ngựa mà ông Chấn đã làm trước khi bị bắt. Sau khi khảo sát, ông Chấn được tính thu thập cho mỗi ngày công là 410.000 đồng.
Ông Chấn được nhận tổng số tiền thu nhập thực tế bị mất trong 10 năm ngồi tù là hơn 1,6 tỉ đồng. Về khoản tiền thăm nuôi, gửi thăm ông Chấn trong trại giam, ông Hoạt cho biết gia đình đã tốn rất nhiều nhưng trại giam thống kê gửi tòa án chỉ hơn 13 triệu đồng, gia đình cũng chấp nhận.
Ngoài ra, các khoản chi phí tổn thất tinh thần cho mẹ, vợ và con ông Chấn đều được tính. Tiền công những người đi kêu oan cho ông Chấn trong 10 năm của ông Thân Văn Hoạt, bà Thân Thị Hải đều được tính. Tuy nhiên ông Hoạt không muốn tiết lộ con số cụ thể.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội cho biết sau khi thỏa thuận xong về số tiền bồi thường với ông Nguyễn Thanh Chấn, theo đúng quy trình, tòa sẽ chuyển hồ sơ vụ việc cho Vụ kế hoạch tài chính của TAND tối cao.
Nếu không phát hiện sai sót, hồ sơ sẽ được chuyển cho lãnh đạo TAND tối cao xem xét, sau đó chuyển sang Bộ Tài chính để được cấp kinh phí. Sau khi Bộ Tài chính phê duyệt, tiền chi trả bồi thường sẽ được rót về Vụ kế hoạch tài chính của TAND tối cao để chi trả cho ông Chấn.
Kinh phí bồi thường từ ngân sách nhà nước
Ông Trần Việt Hưng - phó cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp - cho biết theo quy định của pháp luật, tất cả kinh phí bồi thường ở trung ương đều do Bộ Tài chính quản lý.
Sau khi cơ quan bồi thường thương lượng thành với ông Chấn, tòa án sẽ ra quyết định giải quyết bồi thường và chuyển giao quyết định cho ông Nguyễn Thanh Chấn.
15 ngày sau khi nhận được quyết định, nếu ông Chấn không khiếu nại, khởi kiện thì quyết định sẽ có hiệu lực pháp luật. Sau đó, tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội lập hồ sơ đề nghị cấp kinh phí để chuyển qua Vụ kế hoạch tài chính TAND tối cao.
Sau khi thẩm định hồ sơ, nếu thấy thủ tục bồi thường đã đầy đủ, đúng trình tự thủ tục, Vụ kế hoạch tài chính sẽ chuyển hồ sơ sang Vụ hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính. Vụ hành chính sự nghiệp lại tiếp tục thẩm định.
Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong 10 ngày, Bộ Tài chính sẽ cấp phát kinh phí qua tài khoản của TAND tối cao. Trong vòng năm ngày kể từ khi nhận tiền từ Bộ Tài chính, tòa án sẽ phải chi trả tiền bồi thường cho ông Chấn.
Về trách nhiệm hoàn trả số tiền 7,2 tỉ đồng cho Nhà nước, ông Trần Việt Hưng cho biết trong vòng 20 ngày sau khi chi trả tiền bồi thường cho ông Chấn, các cơ quan sẽ thành lập hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả.
Hội đồng sẽ ngồi lại với nhau để bàn xem ai là người chịu trách nhiệm hoàn trả số tiền này.
“Thực tế ai là người làm oan sai cho ông Chấn trong thời gian truy tố, điều tra, xét xử đều phải xem xét. Liên quan đến vụ án này đã có điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán bị khởi tố nên có thể hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả sẽ phải đợi bản án của tòa án.
Nếu tòa án tuyên các điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán có lỗi cố ý trong việc làm oan ông Chấn thì các đối tượng này sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn trả tiền bồi thường cho Nhà nước. Trong trường hợp tòa tuyên điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán có lỗi vô ý thì họ không phải chịu trách nhiệm hoàn trả” - ông Hưng cho biết.
Nguồn: Tâm Lụa (Tuổi Trẻ)
Sau khi được trả tự do, tháng 4/2014 ông Chấn có đơn chính thức gửi tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội yêu cầu bồi thường 9,3 tỉ đồng.
Tháng 8/2014, tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội có buổi làm việc đầu tiên với ông Chấn để hướng dẫn ông làm lại đơn theo mẫu, yêu cầu ông bổ sung các loại hóa đơn, giấy tờ làm căn cứ bồi thường.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Chấn cho biết sau khi được tòa án xin lỗi công khai tại địa phương vào tháng 4/2015, ông và gia đình đã có thêm ba lần làm việc với tòa án mới đi đến thống nhất con số bồi thường cụ thể.
“Gia đình tôi mong muốn nhận được 9,3 tỉ đồng tiền bồi thường như trong đơn yêu cầu. Tuy nhiên qua thỏa thuận, gia đình tôi đã nhất trí con số 7,2 tỉ đồng vì đây là tiền của Nhà nước, cái gì cũng có mức độ hợp lý của nó” - ông Chấn nói.
Ông Nguyễn Thanh Chấn và gia đình tại nhà riêng - Ảnh: Việt Dũng |
Mỗi ngày tù được bồi thường hơn 52.000 đồng
Theo ông Hoạt, mỗi ngày ngồi tù oan, ông Chấn được bồi thường hơn 52.000 đồng. Tổng số tiền cho khoản này được hơn 500 triệu đồng.
Về khoản thu nhập thực tế của ông Chấn bị mất khi ngồi tù, tổ công tác đã về tận địa phương khảo sát giá cả việc bán hàng tạp hóa, thu nhập từ việc nuôi heo, nấu rượu, thồ xe ngựa mà ông Chấn đã làm trước khi bị bắt. Sau khi khảo sát, ông Chấn được tính thu thập cho mỗi ngày công là 410.000 đồng.
Ông Chấn được nhận tổng số tiền thu nhập thực tế bị mất trong 10 năm ngồi tù là hơn 1,6 tỉ đồng. Về khoản tiền thăm nuôi, gửi thăm ông Chấn trong trại giam, ông Hoạt cho biết gia đình đã tốn rất nhiều nhưng trại giam thống kê gửi tòa án chỉ hơn 13 triệu đồng, gia đình cũng chấp nhận.
Ngoài ra, các khoản chi phí tổn thất tinh thần cho mẹ, vợ và con ông Chấn đều được tính. Tiền công những người đi kêu oan cho ông Chấn trong 10 năm của ông Thân Văn Hoạt, bà Thân Thị Hải đều được tính. Tuy nhiên ông Hoạt không muốn tiết lộ con số cụ thể.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội cho biết sau khi thỏa thuận xong về số tiền bồi thường với ông Nguyễn Thanh Chấn, theo đúng quy trình, tòa sẽ chuyển hồ sơ vụ việc cho Vụ kế hoạch tài chính của TAND tối cao.
Nếu không phát hiện sai sót, hồ sơ sẽ được chuyển cho lãnh đạo TAND tối cao xem xét, sau đó chuyển sang Bộ Tài chính để được cấp kinh phí. Sau khi Bộ Tài chính phê duyệt, tiền chi trả bồi thường sẽ được rót về Vụ kế hoạch tài chính của TAND tối cao để chi trả cho ông Chấn.
Kinh phí bồi thường từ ngân sách nhà nước
Ông Trần Việt Hưng - phó cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp - cho biết theo quy định của pháp luật, tất cả kinh phí bồi thường ở trung ương đều do Bộ Tài chính quản lý.
Sau khi cơ quan bồi thường thương lượng thành với ông Chấn, tòa án sẽ ra quyết định giải quyết bồi thường và chuyển giao quyết định cho ông Nguyễn Thanh Chấn.
15 ngày sau khi nhận được quyết định, nếu ông Chấn không khiếu nại, khởi kiện thì quyết định sẽ có hiệu lực pháp luật. Sau đó, tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội lập hồ sơ đề nghị cấp kinh phí để chuyển qua Vụ kế hoạch tài chính TAND tối cao.
Sau khi thẩm định hồ sơ, nếu thấy thủ tục bồi thường đã đầy đủ, đúng trình tự thủ tục, Vụ kế hoạch tài chính sẽ chuyển hồ sơ sang Vụ hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính. Vụ hành chính sự nghiệp lại tiếp tục thẩm định.
Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong 10 ngày, Bộ Tài chính sẽ cấp phát kinh phí qua tài khoản của TAND tối cao. Trong vòng năm ngày kể từ khi nhận tiền từ Bộ Tài chính, tòa án sẽ phải chi trả tiền bồi thường cho ông Chấn.
Về trách nhiệm hoàn trả số tiền 7,2 tỉ đồng cho Nhà nước, ông Trần Việt Hưng cho biết trong vòng 20 ngày sau khi chi trả tiền bồi thường cho ông Chấn, các cơ quan sẽ thành lập hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả.
Hội đồng sẽ ngồi lại với nhau để bàn xem ai là người chịu trách nhiệm hoàn trả số tiền này.
“Thực tế ai là người làm oan sai cho ông Chấn trong thời gian truy tố, điều tra, xét xử đều phải xem xét. Liên quan đến vụ án này đã có điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán bị khởi tố nên có thể hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả sẽ phải đợi bản án của tòa án.
Nếu tòa án tuyên các điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán có lỗi cố ý trong việc làm oan ông Chấn thì các đối tượng này sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn trả tiền bồi thường cho Nhà nước. Trong trường hợp tòa tuyên điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán có lỗi vô ý thì họ không phải chịu trách nhiệm hoàn trả” - ông Hưng cho biết.
Bình luận