Báo cáo gửi về cho thấy toàn cán bộ, công chức xuất sắc hoặc tốt, "chả ai không hoàn thành nhiệm vụ cả", Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nói.
Không thấy công chức không xuất sắc
Thông tin trên tờ VietnamNet cho biết, báo cáo gửi về lần đầu đánh giá cán bộ, công chức năm 2013 của Bộ Nội vụ cho thấy cán bộ, công chức toàn đạt xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ đến mức lãnh đạo Bộ phải triệu tập họp để “tham mưu” cho các đơn vị, ra văn bản hướng dẫn lại.
Kết quả lần sau cũng chỉ xác định được 1 đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ, còn lại kéo hết xuống không có đơn vị hoàn thành xuất sắc và phần lớn "hoàn thành tốt".
“Đi kiểm tra một số bộ, ngành, địa phương chúng tôi thấy hầu hết đều đánh giá cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt, chả ai không hoàn thành nhiệm vụ cả”, Thứ trưởng Nội vụ cho hay áp dụng các tiêu chí, kể cả xoay 360 độ để đánh giá mà các báo cáo gửi về toàn màu hồng.
Khó nghĩ nhất là những trường hợp mà Bộ trưởng “biết mười mươi” kém nhưng cuối năm bình xét “cứ ngồi im kiểu gì không được khen vẫn là hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
“Việc này như một cuộc đấu tranh nội bộ rất căng thẳng, lãnh đạo chịu nhiều sức ép, đòi hỏi bản lĩnh xử lý”, Thứ trưởng chia sẻ với đại diện bộ, ngành.
Càng tinh giản, biên chế càng tăng
Có lẽ vì đã xoay 360 độ để đánh giá nhưng từ bộ, ngành, địa phương đều không thấy cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ, thời gian vừa qua mặc dù việc tinh giản biên chế đã được thực hiện đến 10 năm nhưng thực tế, số lượng biên chế lại tăng tới 20%.
Cụ thể, Bộ Nội vụ từng công bố số liệu qua 5 năm thực hiện Nghị định 132 của Chính phủ về tinh giản biên chế, đến cuối năm 2012, tổng số biên chế cán bộ, công chức (CBCC) từ Trung ương đến cấp huyện tăng thêm 388 – 480 người và CBCC cấp xã tăng hơn 14.000 biên chế).
Tổng biên chế cả nước năm 2013 cũng tăng hơn năm 2012. Riêng Hà Nội, tổng biên chế năm 2013, so với trước khi có chủ trương tinh giản biên chế tăng 4.704 người. Nhiều tỉnh có số biên chế rất cao, như Nghệ An 18.000 người, Thanh Hóa 17.300 người, nhiều hơn cả CBCC ở TP. Hồ Chí Minh - nơi có số dân đông nhất và nhiều cơ quan hành chính công.
Điều đáng nói, trong khi các nỗ lực cắt giảm biên chế đang thực hiện thì nhiều bộ, ngành, địa phương tiếp tục có văn bản đề nghị xin thêm biên chế.
Đến nỗi, Vụ trưởng Vụ Tổ chức- Biên chế (Bộ Nội vụ) Thái Quang Toản phải than rằng: “Hầu như bộ, ngành, địa phương nào cũng xin thêm biên chế gây áp lực rất lớn lên Bộ Nội vụ".
Ngay cả Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cũng từng cho biết lâu nay việc thực hiện tinh giản biên chế có lúc đặt ra mục tiêu giảm 15%, có lúc là 20%, nhưng đều không thực hiện được.
Chính vì vậy, mới đây Bộ Nội vụ tiếp tục xây dựng Dự thảo Nghị định trình Chính phủ về tinh giản 100.000 biên chế từ nay đến năm 2020 với kinh phí hỗ trợ người thuộc diện tinh giản ước tính khoảng 8.000 tỷ đồng.
Thứ trưởng Tuấn còn khẳng định: “Mục tiêu của đợt tinh giản biên chế lần này là nhằm vào những người “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” - người không làm được việc hoặc không làm việc - để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức”.
Thế nhưng, nghịch lý "càng giảm lại càng tăng" khiến Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, ông Bùi Sỹ Lợi nghi ngại.
"Thực tế, đến năm 2013, sau 10 năm thực hiện tinh giản, số lượng biên chế không những không giảm, mà còn tăng thêm tới 20% là điều khó có thể chấp nhận. Do đó, hoàn toàn dễ hiểu và có cơ sở để dư luận hoài nghi về tính thực tiễn của Dự thảo, khi chỉ còn hơn 6 năm mà phải cắt giảm tới 100.000 người", ông Lợi nói.
Cùng quan điểm, GS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia cũng chỉ ra: "nghịch lý sau 4 lần sắp xếp tổ chức, tinh giảm biên chế nhưng sau 2-3 năm lại thấy bộ máy tăng gấp đôi".
» Tinh giản 100.000 công chức 'cắp ô': ĐBQH lên tiếng
» Dự thảo tinh giản 100.000 công chức 'cắp ô' gây lo lắng
» Sắp tinh giản 100.000 công chức 'cắp ô'
Theo Đất Việt
Thông tin trên tờ VietnamNet cho biết, báo cáo gửi về lần đầu đánh giá cán bộ, công chức năm 2013 của Bộ Nội vụ cho thấy cán bộ, công chức toàn đạt xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ đến mức lãnh đạo Bộ phải triệu tập họp để “tham mưu” cho các đơn vị, ra văn bản hướng dẫn lại.
Kết quả lần sau cũng chỉ xác định được 1 đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ, còn lại kéo hết xuống không có đơn vị hoàn thành xuất sắc và phần lớn "hoàn thành tốt".
“Đi kiểm tra một số bộ, ngành, địa phương chúng tôi thấy hầu hết đều đánh giá cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt, chả ai không hoàn thành nhiệm vụ cả”, Thứ trưởng Nội vụ cho hay áp dụng các tiêu chí, kể cả xoay 360 độ để đánh giá mà các báo cáo gửi về toàn màu hồng.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn |
“Việc này như một cuộc đấu tranh nội bộ rất căng thẳng, lãnh đạo chịu nhiều sức ép, đòi hỏi bản lĩnh xử lý”, Thứ trưởng chia sẻ với đại diện bộ, ngành.
Càng tinh giản, biên chế càng tăng
Có lẽ vì đã xoay 360 độ để đánh giá nhưng từ bộ, ngành, địa phương đều không thấy cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ, thời gian vừa qua mặc dù việc tinh giản biên chế đã được thực hiện đến 10 năm nhưng thực tế, số lượng biên chế lại tăng tới 20%.
Cụ thể, Bộ Nội vụ từng công bố số liệu qua 5 năm thực hiện Nghị định 132 của Chính phủ về tinh giản biên chế, đến cuối năm 2012, tổng số biên chế cán bộ, công chức (CBCC) từ Trung ương đến cấp huyện tăng thêm 388 – 480 người và CBCC cấp xã tăng hơn 14.000 biên chế).
Tổng biên chế cả nước năm 2013 cũng tăng hơn năm 2012. Riêng Hà Nội, tổng biên chế năm 2013, so với trước khi có chủ trương tinh giản biên chế tăng 4.704 người. Nhiều tỉnh có số biên chế rất cao, như Nghệ An 18.000 người, Thanh Hóa 17.300 người, nhiều hơn cả CBCC ở TP. Hồ Chí Minh - nơi có số dân đông nhất và nhiều cơ quan hành chính công.
Điều đáng nói, trong khi các nỗ lực cắt giảm biên chế đang thực hiện thì nhiều bộ, ngành, địa phương tiếp tục có văn bản đề nghị xin thêm biên chế.
Đau đầu tinh giản biên chế 'càng giảm càng tăng' |
Ngay cả Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cũng từng cho biết lâu nay việc thực hiện tinh giản biên chế có lúc đặt ra mục tiêu giảm 15%, có lúc là 20%, nhưng đều không thực hiện được.
Chính vì vậy, mới đây Bộ Nội vụ tiếp tục xây dựng Dự thảo Nghị định trình Chính phủ về tinh giản 100.000 biên chế từ nay đến năm 2020 với kinh phí hỗ trợ người thuộc diện tinh giản ước tính khoảng 8.000 tỷ đồng.
Thứ trưởng Tuấn còn khẳng định: “Mục tiêu của đợt tinh giản biên chế lần này là nhằm vào những người “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” - người không làm được việc hoặc không làm việc - để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức”.
Thế nhưng, nghịch lý "càng giảm lại càng tăng" khiến Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, ông Bùi Sỹ Lợi nghi ngại.
"Thực tế, đến năm 2013, sau 10 năm thực hiện tinh giản, số lượng biên chế không những không giảm, mà còn tăng thêm tới 20% là điều khó có thể chấp nhận. Do đó, hoàn toàn dễ hiểu và có cơ sở để dư luận hoài nghi về tính thực tiễn của Dự thảo, khi chỉ còn hơn 6 năm mà phải cắt giảm tới 100.000 người", ông Lợi nói.
Cùng quan điểm, GS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia cũng chỉ ra: "nghịch lý sau 4 lần sắp xếp tổ chức, tinh giảm biên chế nhưng sau 2-3 năm lại thấy bộ máy tăng gấp đôi".
» Tinh giản 100.000 công chức 'cắp ô': ĐBQH lên tiếng
» Dự thảo tinh giản 100.000 công chức 'cắp ô' gây lo lắng
» Sắp tinh giản 100.000 công chức 'cắp ô'
Theo Đất Việt
Bình luận