(VTC News) - Tiếng động xào xạc. Một khối xám xám đang di chuyển. Qua ánh trăng nhờ, rõ ràng một con hổ lớn xuất hiện.
Tuy nhiên, giờ đây, hành động giết hổ là tội ác đáng lên án. Loài thú này đang có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn thế giới. Vậy nên, thay vì trưng bày hoành tráng khoe chiến tích, ông cất những tiêu bản hổ vào “căn phòng giết chóc thú rừng”, rồi cửa khóa im ỉm cả ngày.
Ông H. bảo, ngày xưa, với một thợ săn chuyên nghiệp, được nhìn thấy chúa sơn lâm lững thững đi trong rừng đã là một vinh dự lớn, nói gì đến việc hạ sát được nó.
Ở Sơn La, có lẽ cha ông H. là người hạ sát nhiều hổ nhất. Ông H. chỉ tiêu diệt được vài con, tuy nhiên, theo ông H., không phải vì khả năng bắn hổ của ông kém, mà vì rừng không còn hổ nữa.
Ngoài ra, hổ là thú quý hiếm, sắp tuyệt chủng, cấm săn bắn, buôn bán, giết hại, nên ông H. cũng không dám vác súng vào rừng tiêu diệt những con hổ cuối cùng ở Huổi Luông nữa.
Theo lời ông H., đại ngàn Huổi Luông vẫn còn hổ. Tôi thực sự không tin lắm vào thông tin ông H. cung cấp. Tôi đã đến nhiều cánh rừng, nhiều khu bảo tồn lớn, nhưng cũng chỉ được nghe chuyện về hổ từ mấy chục năm trước.
Cách đây chừng 6 năm, kiểm lâm ở vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) đặt bẫy ảnh, chụp được một con hổ hoang dã mà đã gây dư luận xôn xao. Theo ước đoán của các nhà khoa học, ở nước ta chỉ còn độ chục con hổ hoang dã.
Tuy nhiên, tôi cũng thử tìm xuống mấy bản quanh chân núi Huổi Luông, để tìm hiểu xem có còn hổ thực sự hay không. Tôi đã rất ngỡ ngàng, khi người dân mấy bản trong vùng khẳng định vẫn còn hổ.
Ông Điêu Chính Pâng, Trưởng bản Púm (xã Pha Khinh, Quỳnh Nhai, Sơn La, giờ đã di cư vì thủy điện Sơn La ngập nước) bảo: “Mỗi năm hổ về bản mấy lần bắt trâu, bò. Trong rừng Huổi Luông vẫn còn hổ đó nhà báo à”.
Theo lời ông Pâng, một ngày tháng 6-2006, vào khoảng 11h đêm, khi dân bản đang say giấc nồng thì bỗng nhiên nghe thấy tiếng trâu, bò rống thảm thiết.
Già bản Lò Văn Há kêu gọi dân bản đốt đuốc trèo qua đỉnh núi Huổi Luông cao ngất ngưởng vào rừng. Đoàn người chạy bộ suốt hai giờ mới vào đến nơi. Quang cảnh hoang tàn hiện ra dưới ánh trăng. Đàn trâu bò mấy trăm con của bản Púm vẫn còn nhớn nhác. Cây cỏ tướp đi vì những cuộc vật lộn của đàn gia súc với thú hoang.
Vài con trâu mộng, vài con nghé, vài con bò bị cắn chết, máu thịt vương vãi khắp rừng. Có con vì sợ quá mà lăn cả xuống vực thẳm. Con trâu 3 năm tuổi của anh Điêu Chính Pâng mất tích.
Nhìn những dấu chân to bằng cái bát tô hướng vào rừng rậm và vết cỏ tướp đi vì vết kéo con trâu mộng, mọi người biết ngay là hổ về bắt trâu. Qua những dấu vết để lại, mọi người khẳng định có 2 con hổ rất lớn.
Cũng theo anh Pâng, trung bình mỗi năm bản Púm mất 20 con trâu, bò, nghé vì chó sói và hổ. Đồng bào ở xã Pha Khinh, Cà Nàng, Mường Giôn, Chiềng Khay, Mường Chiên… cũng thường xuyên bị mất trâu, bò.
Mỗi khi bản nào có trâu bò mất tích, người ta tổ chức đốt đuốc lần vào trong rừng đi tìm. Nếu thấy vết hổ thì chỉ còn nước lắc đầu rồi quay trở ra.
Rừng Huổi Luông mênh mông. Vực đá, dốc cao thăm thẳm. Gai góc chằng chịt, vắt nhảy tanh tách như đỉa đói. Nếu có xuyên rừng thì mấy ngày may ra mới tìm thấy, mà lúc đó thì cũng chỉ còn bộ xương, cặp sừng hoặc đống thịt thối của trâu, bò mà thôi. Biết đâu, xác trâu bò không thấy mà lại bỏ mạng nơi rừng già.
Ông Lò Văn Định – kiểm lâm Quỳnh Nhai cũng khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng ở Quỳnh Nhai còn ít nhất hai con hổ, một con rất lớn và một con nhỏ hơn. Đã có nhiều người báo cáo với kiểm lâm rằng đã tận mắt nhìn thấy hổ về các bản quanh rừng Huổi Luông. Cũng theo ông Định, cách đây 20 năm, hổ là loài khá phổ biến ở Quỳnh Nhai, thợ săn giết vô số hổ. Nhưng địa bàn sống thu hẹp, lại bị săn bắt nhiều, nên hổ có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện lực lượng kiểm lâm ra sức bảo vệ những con hổ cuối cùng này, dù ít ai thật sự nhìn thấy nó.
Sở dĩ tôi phải đi điều tra kỹ lưỡng, vì tôi không tin lắm chuyện vẫn còn hổ hoang dã ở một khu rừng không được bảo tồn nghiêm ngặt này. Huổi Luông không phải khu bảo tồn thiên nhiên, không phải vườn quốc gia, mà vẫn còn hổ thì kể cũng lạ. Tuy nhiên, nếu thực sự còn hổ, thì chính quyền cần vào cuộc ráo riết bảo vệ loài vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất này.
Theo thợ săn Điêu Chính H., vì rừng Huổi Luông quá rộng, cây cối um tùm, với hàng triệu gốc nghiến ngàn năm tuổi, núi non hiểm trở, lại được bao quanh bởi những dãy núi cao chất ngất, không có người ở, nên hổ và rất nhiều loại thú vẫn còn tồn tại. Chính địa bàn hiểm trở, rộng lớn đã bảo vệ được những con hổ này.
Hồi người dân bản Púm bị mất trâu, cùng hàng loạt trâu, bò bị giết vào năm 2006, người dân rất bức xúc. Thế nhưng, đồng bào rất sợ hổ (họ gọi là ông hổ, chứ không dám gọi là con hổ) nên không ai dám vào sâu trong rừng chứ đứng nói đến chuyện vác súng kíp vào rừng bắn hổ.
Vả lại, hầu hết súng đã bị công an huyện thu giữ. Một số người đã tìm ông H., đề nghị ông trừ mối họa cho dân chúng.
Ông H. kể, khi dân bản đến nhờ, ông đã nhất quyết từ chối, vì đây là việc trái luật. Tuy nhiên, người thợ săn này bật mí rằng, khi đồng bào về, ông âm thầm chuẩn bị cho cuộc luồn rừng giết hổ.
Đêm ấy, trăng xế, mùa thu năm 2006, ông vác súng trèo qua dãy núi cao ngất ngưởng vào rừng Huổi Luông. Ông vác theo khẩu CKC cũ kỹ, nhưng màu thép vẫn sáng bóng và bắn cực chuẩn.
Trước đó, ông đã nhiều lần vào Huổi Luông thám thính địa điểm cặp hổ giết hại đàn trâu bò của dân bản Púm. Ông vẫn phát hiện dấu chân mới, có nghĩa là cặp hổ này vẫn quay lại kiếm mồi.
Đêm trăng xế là thời điểm hổ thường đi kiếm mồi. Ông H. chọn một vách đá phía cuối chiều gió để ẩn thân. Từ vách đá nhìn xuống địa điểm thả trâu rất thoáng, nhưng tầm bắn hơi xa.
Khoảng 12 giờ đêm, tiếng động xào xạc từ xa, đúng tiếng hổ đi vọng lại. Một khối xám xám đang di chuyển. Qua ánh trăng nhờ nhờ, rõ ràng một con hổ lớn xuất hiện.
Tiếng súng nổ đanh gọn, con thú gầm lên, nhảy chồm chồm. Nó lao bên nọ, lao bên kia. Ông H. lên đạn, tiếp tục ngắm bắn. Tuy nhiên, con hổ dữ đã quay lưng chạy tót vào rừng.
Theo ông H., đấy là lần sai sót duy nhất trong đời cầm súng của ông. Ông nhắm vào đầu nó, song có lẽ chỉ sượt da. Đêm trăng xế, ánh sáng nhập nhờ, lại ở khoảng cách khá xa, nên phát súng đã không chuẩn xác.
Con hổ quý đó thật may mắn, đã thoát khỏi họng súng của “Võ Tòng diệt hổ”. Tuy nhiên, không phải con hổ nào cũng may mắn như vậy. Đã có 5 hổ dữ mất mạng trước nòng súng của ông.
Sau vụ bắn hụt đó, hai con hổ không về khu vực giáp bản Púm để bắt trâu bò của dân bản nữa. Thợ săn H. cũng khẳng định sẽ không bao giờ tìm giết con hổ đó nữa.
Nhìn cảnh những con hổ trong “bảo tàng giết chóc” của ông H. (Quỳnh Nhai, Sơn La), con bị cắt đầu treo lên tường, con còn đủ cả đầu lẫn đuôi (nhồi bông), cong đuôi, uốn mình, nghe nanh, tròn mắt mà hãi hùng, xót xa.
Theo ông H., cách đây mấy chục năm, việc ông giết được hổ chẳng khác nào anh hùng diệt thú dữ. Xưa kia, quan lang Thái ở vùng Tây Bắc còn tặng bạc lớn cho thợ săn diệt hổ, bảo vệ mạng sống dân lành và thú nuôi.
Đầu bò rừng treo rất nhiều trên tường nhà ông H. |
Ông H. bảo, ngày xưa, với một thợ săn chuyên nghiệp, được nhìn thấy chúa sơn lâm lững thững đi trong rừng đã là một vinh dự lớn, nói gì đến việc hạ sát được nó.
Ở Sơn La, có lẽ cha ông H. là người hạ sát nhiều hổ nhất. Ông H. chỉ tiêu diệt được vài con, tuy nhiên, theo ông H., không phải vì khả năng bắn hổ của ông kém, mà vì rừng không còn hổ nữa.
Một con hổ nhồi bông trong nhà ông H. |
Theo lời ông H., đại ngàn Huổi Luông vẫn còn hổ. Tôi thực sự không tin lắm vào thông tin ông H. cung cấp. Tôi đã đến nhiều cánh rừng, nhiều khu bảo tồn lớn, nhưng cũng chỉ được nghe chuyện về hổ từ mấy chục năm trước.
Cách đây chừng 6 năm, kiểm lâm ở vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) đặt bẫy ảnh, chụp được một con hổ hoang dã mà đã gây dư luận xôn xao. Theo ước đoán của các nhà khoa học, ở nước ta chỉ còn độ chục con hổ hoang dã.
Tuy nhiên, tôi cũng thử tìm xuống mấy bản quanh chân núi Huổi Luông, để tìm hiểu xem có còn hổ thực sự hay không. Tôi đã rất ngỡ ngàng, khi người dân mấy bản trong vùng khẳng định vẫn còn hổ.
Ông Điêu Chính Pâng bảo trong rừng Huổi Luông vẫn còn hổ. |
Theo lời ông Pâng, một ngày tháng 6-2006, vào khoảng 11h đêm, khi dân bản đang say giấc nồng thì bỗng nhiên nghe thấy tiếng trâu, bò rống thảm thiết.
Già bản Lò Văn Há kêu gọi dân bản đốt đuốc trèo qua đỉnh núi Huổi Luông cao ngất ngưởng vào rừng. Đoàn người chạy bộ suốt hai giờ mới vào đến nơi. Quang cảnh hoang tàn hiện ra dưới ánh trăng. Đàn trâu bò mấy trăm con của bản Púm vẫn còn nhớn nhác. Cây cỏ tướp đi vì những cuộc vật lộn của đàn gia súc với thú hoang.
Ông Pâng chỉ cho phóng viên chuồng bò mà ông rào kín để ngăn hổ. |
Nhìn những dấu chân to bằng cái bát tô hướng vào rừng rậm và vết cỏ tướp đi vì vết kéo con trâu mộng, mọi người biết ngay là hổ về bắt trâu. Qua những dấu vết để lại, mọi người khẳng định có 2 con hổ rất lớn.
Cũng theo anh Pâng, trung bình mỗi năm bản Púm mất 20 con trâu, bò, nghé vì chó sói và hổ. Đồng bào ở xã Pha Khinh, Cà Nàng, Mường Giôn, Chiềng Khay, Mường Chiên… cũng thường xuyên bị mất trâu, bò.
Người dân Quỳnh Nhai phải bịt kín chuồng gia súc, gia cầm để ngăn hổ về bắt. |
Rừng Huổi Luông mênh mông. Vực đá, dốc cao thăm thẳm. Gai góc chằng chịt, vắt nhảy tanh tách như đỉa đói. Nếu có xuyên rừng thì mấy ngày may ra mới tìm thấy, mà lúc đó thì cũng chỉ còn bộ xương, cặp sừng hoặc đống thịt thối của trâu, bò mà thôi. Biết đâu, xác trâu bò không thấy mà lại bỏ mạng nơi rừng già.
Ông Lò Văn Định – kiểm lâm Quỳnh Nhai cũng khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng ở Quỳnh Nhai còn ít nhất hai con hổ, một con rất lớn và một con nhỏ hơn. Đã có nhiều người báo cáo với kiểm lâm rằng đã tận mắt nhìn thấy hổ về các bản quanh rừng Huổi Luông. Cũng theo ông Định, cách đây 20 năm, hổ là loài khá phổ biến ở Quỳnh Nhai, thợ săn giết vô số hổ. Nhưng địa bàn sống thu hẹp, lại bị săn bắt nhiều, nên hổ có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện lực lượng kiểm lâm ra sức bảo vệ những con hổ cuối cùng này, dù ít ai thật sự nhìn thấy nó.
Sở dĩ tôi phải đi điều tra kỹ lưỡng, vì tôi không tin lắm chuyện vẫn còn hổ hoang dã ở một khu rừng không được bảo tồn nghiêm ngặt này. Huổi Luông không phải khu bảo tồn thiên nhiên, không phải vườn quốc gia, mà vẫn còn hổ thì kể cũng lạ. Tuy nhiên, nếu thực sự còn hổ, thì chính quyền cần vào cuộc ráo riết bảo vệ loài vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất này.
Thú rừng nhồi bông trong nhà ông H. |
Hồi người dân bản Púm bị mất trâu, cùng hàng loạt trâu, bò bị giết vào năm 2006, người dân rất bức xúc. Thế nhưng, đồng bào rất sợ hổ (họ gọi là ông hổ, chứ không dám gọi là con hổ) nên không ai dám vào sâu trong rừng chứ đứng nói đến chuyện vác súng kíp vào rừng bắn hổ.
Vả lại, hầu hết súng đã bị công an huyện thu giữ. Một số người đã tìm ông H., đề nghị ông trừ mối họa cho dân chúng.
Ông H. kể, khi dân bản đến nhờ, ông đã nhất quyết từ chối, vì đây là việc trái luật. Tuy nhiên, người thợ săn này bật mí rằng, khi đồng bào về, ông âm thầm chuẩn bị cho cuộc luồn rừng giết hổ.
Đêm ấy, trăng xế, mùa thu năm 2006, ông vác súng trèo qua dãy núi cao ngất ngưởng vào rừng Huổi Luông. Ông vác theo khẩu CKC cũ kỹ, nhưng màu thép vẫn sáng bóng và bắn cực chuẩn.
Con gấu nhồi bông được ông H. che đậy cho đỡ bụi. |
Đêm trăng xế là thời điểm hổ thường đi kiếm mồi. Ông H. chọn một vách đá phía cuối chiều gió để ẩn thân. Từ vách đá nhìn xuống địa điểm thả trâu rất thoáng, nhưng tầm bắn hơi xa.
Khoảng 12 giờ đêm, tiếng động xào xạc từ xa, đúng tiếng hổ đi vọng lại. Một khối xám xám đang di chuyển. Qua ánh trăng nhờ nhờ, rõ ràng một con hổ lớn xuất hiện.
Tiếng súng nổ đanh gọn, con thú gầm lên, nhảy chồm chồm. Nó lao bên nọ, lao bên kia. Ông H. lên đạn, tiếp tục ngắm bắn. Tuy nhiên, con hổ dữ đã quay lưng chạy tót vào rừng.
Theo ông H., đấy là lần sai sót duy nhất trong đời cầm súng của ông. Ông nhắm vào đầu nó, song có lẽ chỉ sượt da. Đêm trăng xế, ánh sáng nhập nhờ, lại ở khoảng cách khá xa, nên phát súng đã không chuẩn xác.
Con hổ quý đó thật may mắn, đã thoát khỏi họng súng của “Võ Tòng diệt hổ”. Tuy nhiên, không phải con hổ nào cũng may mắn như vậy. Đã có 5 hổ dữ mất mạng trước nòng súng của ông.
Sau vụ bắn hụt đó, hai con hổ không về khu vực giáp bản Púm để bắt trâu bò của dân bản nữa. Thợ săn H. cũng khẳng định sẽ không bao giờ tìm giết con hổ đó nữa.
Còn tiếp…
Phong Nguyệt - Quân Lê
Bình luận