Các chương trình ưu đãi với mức lãi suất (LS) cho vay thấp được nhiều ngân hàng đưa ra nhưng thị trường hấp thụ khá chậm.
Từ đầu tháng 4, NH TMCP Đại Á (DaiABank) triển khai chương trình cho vay “tái cấu trúc doanh nghiệp” với tổng hạn mức 1.000 tỉ đồng, thời gian vay từ 3 - 5 năm, hạn mức cho vay mỗi khách hàng 30 tỉ đồng, LS cho vay dao động từ 14 - 19%/năm.
Đại diện DaiABank cho biết NH chưa tiếp nhận được nhiều hồ sơ vay của khách hàng. Việc giải ngân cũng còn chậm bởi cần thời gian để nhân viên NH và khách hàng hiểu được sản phẩm.
Tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), từ đầu năm tới nay đã cho vay 154.061 tỉ đồng, tổng dư nợ tăng thêm 11.343 tỉ đồng, tương ứng 4,1%. Nhưng sau khi BIDV giảm LS cho vay từ giữa tháng 4 đến nay, doanh số cho vay chỉ đạt 9.240 tỉ đồng, tổng dư nợ tín dụng tăng thêm 1.840 tỉ đồng.
Ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc NH TMCP Á Châu (ACB), cũng cho biết từ sau khi NH giảm LS cho vay nhu cầu vay của khách đã bắt đầu tăng nhẹ nhưng cần phải có thời gian mới đánh giá xem đó đã trở thành xu hướng hay chưa.
Theo ông Lý Xuân Hải, vấn đề của các DN hiện nay không hẳn nằm ở chỗ LS thấp, bởi cái họ cần là thị trường tiêu thụ như thế nào trong khi lượng hàng tồn kho hiện còn cao. Đó là nguyên nhân khiến việc giải ngân vốn chậm.
Trên thực tế, mặt bằng LS cho vay quá cao và kéo dài đã khiến thể trạng DN trở nên quá ốm yếu. Nên khi các NH mở "hầu bao" cho vay trở lại, không phải DN nào cũng có thể tiếp nhận được “bình đạm” vốn này. Chủ tịch Hội đồng tín dụng một NH cổ phần nhận xét tình trạng DN không hấp thụ được vốn NH đã đến mức cần báo động.
Một mặt, tình hình thị trường hiện nay liên tục thay đổi thì phương án kinh doanh của DN cũng khó ổn định. Chính vì vậy mà NH “sợ” không dám cho vay dù khách hàng có tài sản bảo đảm khoản vay. Đối với một số lĩnh vực, NH gần như đóng cửa như thép, vật liệu xây dựng. Đây là lý do tốc độ tăng trưởng tín dụng của 3 tháng đầu năm âm.
Ngân hàng cho vay trả nợ
LS cho vay đối với cá nhân hiện nay giảm còn 16 - 18%/năm nhưng khách hàng cá nhân đến hỏi thăm vay vẫn còn rời rạc, có tăng nhưng chưa đáng kể. Một số NH kỳ vọng việc NH Nhà nước mở rộng cho cá nhân vay trong lĩnh vực bất động sản vừa qua sẽ kích thích khách hàng cá nhân vay mua nhà trong thời gian tới.
Không chỉ không hấp thụ nổi, rất nhiều DN lại bị kìm kẹp bởi "nợ cũ lãi cao". Đây cũng là lý do khiến dòng vốn với LS ưu đãi bị "tắc" lại như nói trên. Giám đốc một công ty vận tải tại TP.HCM cho hay trước đây công ty vay NH N. hơn 10 tỉ đồng.
Gần đây NH giảm LS cho vay từ 25%/năm xuống 23,5%/năm, trong khi các NH khác đã giảm LS cho vay xuống dưới 20%/năm, có nơi cho vay 17 - 18%/năm.
“Chúng tôi trả nợ đúng hạn nhưng lãi vay cao quá nên muốn chuyển khoản vay này sang NH khác có LS thấp hơn. Thế nhưng không biết phải làm như thế nào”, vị giám đốc này than. Đây cũng là tình trạng của nhiều DN hiện nay. Vì vậy, để "giải thoát" cho cả hai bên, nhiều NH đã chủ động cho DN cơ cấu lại nợ.
Theo đại diện BIDV, cuối tuần qua NH cũng vừa triển khai cho vay đối với DN bị mất cân đối vốn do thiếu nguồn vốn đầu tư dự án, mua sắm tài sản cố định và có khả năng khắc phục tình trạng mất cân đối vốn, đảm bảo khả năng trả nợ NH.
BIDV cũng cho DN vay cơ cấu lại dòng tiền, tái cơ cấu tài chính, khắc phục tình trạng mất cân đối vốn. Bởi với NH này, "cứu" DN cũng là cứu NH trong bối cảnh hiện nay.
Một số NH hiện nay thực hiện cho DN vay mới trả nợ cũ để cơ cấu lại nợ đang có xu hướng nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao, bản thân DN đi vay phần nào giảm được gánh nặng trả lãi cao.
Theo Thanh niên
Hết sức hấp thụ vốn
Từ đầu tháng 4, NH TMCP Đại Á (DaiABank) triển khai chương trình cho vay “tái cấu trúc doanh nghiệp” với tổng hạn mức 1.000 tỉ đồng, thời gian vay từ 3 - 5 năm, hạn mức cho vay mỗi khách hàng 30 tỉ đồng, LS cho vay dao động từ 14 - 19%/năm.
Đại diện DaiABank cho biết NH chưa tiếp nhận được nhiều hồ sơ vay của khách hàng. Việc giải ngân cũng còn chậm bởi cần thời gian để nhân viên NH và khách hàng hiểu được sản phẩm.
Tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), từ đầu năm tới nay đã cho vay 154.061 tỉ đồng, tổng dư nợ tăng thêm 11.343 tỉ đồng, tương ứng 4,1%. Nhưng sau khi BIDV giảm LS cho vay từ giữa tháng 4 đến nay, doanh số cho vay chỉ đạt 9.240 tỉ đồng, tổng dư nợ tín dụng tăng thêm 1.840 tỉ đồng.
Ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc NH TMCP Á Châu (ACB), cũng cho biết từ sau khi NH giảm LS cho vay nhu cầu vay của khách đã bắt đầu tăng nhẹ nhưng cần phải có thời gian mới đánh giá xem đó đã trở thành xu hướng hay chưa.
Theo ông Lý Xuân Hải, vấn đề của các DN hiện nay không hẳn nằm ở chỗ LS thấp, bởi cái họ cần là thị trường tiêu thụ như thế nào trong khi lượng hàng tồn kho hiện còn cao. Đó là nguyên nhân khiến việc giải ngân vốn chậm.
Trên thực tế, mặt bằng LS cho vay quá cao và kéo dài đã khiến thể trạng DN trở nên quá ốm yếu. Nên khi các NH mở "hầu bao" cho vay trở lại, không phải DN nào cũng có thể tiếp nhận được “bình đạm” vốn này. Chủ tịch Hội đồng tín dụng một NH cổ phần nhận xét tình trạng DN không hấp thụ được vốn NH đã đến mức cần báo động.
Một mặt, tình hình thị trường hiện nay liên tục thay đổi thì phương án kinh doanh của DN cũng khó ổn định. Chính vì vậy mà NH “sợ” không dám cho vay dù khách hàng có tài sản bảo đảm khoản vay. Đối với một số lĩnh vực, NH gần như đóng cửa như thép, vật liệu xây dựng. Đây là lý do tốc độ tăng trưởng tín dụng của 3 tháng đầu năm âm.
Ngân hàng cho vay trả nợ
LS cho vay đối với cá nhân hiện nay giảm còn 16 - 18%/năm nhưng khách hàng cá nhân đến hỏi thăm vay vẫn còn rời rạc, có tăng nhưng chưa đáng kể. Một số NH kỳ vọng việc NH Nhà nước mở rộng cho cá nhân vay trong lĩnh vực bất động sản vừa qua sẽ kích thích khách hàng cá nhân vay mua nhà trong thời gian tới.
Không chỉ không hấp thụ nổi, rất nhiều DN lại bị kìm kẹp bởi "nợ cũ lãi cao". Đây cũng là lý do khiến dòng vốn với LS ưu đãi bị "tắc" lại như nói trên. Giám đốc một công ty vận tải tại TP.HCM cho hay trước đây công ty vay NH N. hơn 10 tỉ đồng.
Gần đây NH giảm LS cho vay từ 25%/năm xuống 23,5%/năm, trong khi các NH khác đã giảm LS cho vay xuống dưới 20%/năm, có nơi cho vay 17 - 18%/năm.
“Chúng tôi trả nợ đúng hạn nhưng lãi vay cao quá nên muốn chuyển khoản vay này sang NH khác có LS thấp hơn. Thế nhưng không biết phải làm như thế nào”, vị giám đốc này than. Đây cũng là tình trạng của nhiều DN hiện nay. Vì vậy, để "giải thoát" cho cả hai bên, nhiều NH đã chủ động cho DN cơ cấu lại nợ.
Theo đại diện BIDV, cuối tuần qua NH cũng vừa triển khai cho vay đối với DN bị mất cân đối vốn do thiếu nguồn vốn đầu tư dự án, mua sắm tài sản cố định và có khả năng khắc phục tình trạng mất cân đối vốn, đảm bảo khả năng trả nợ NH.
BIDV cũng cho DN vay cơ cấu lại dòng tiền, tái cơ cấu tài chính, khắc phục tình trạng mất cân đối vốn. Bởi với NH này, "cứu" DN cũng là cứu NH trong bối cảnh hiện nay.
Một số NH hiện nay thực hiện cho DN vay mới trả nợ cũ để cơ cấu lại nợ đang có xu hướng nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao, bản thân DN đi vay phần nào giảm được gánh nặng trả lãi cao.
Theo Thanh niên
Bình luận