Trong trí nhớ người già, khu mộ cổ này trước đây có tới hàng trăm mộ với rất nhiều bia đá. Thế nhưng, hiện nay, tại khu vườn của gia đình ông Hà Văn Khâm (70 tuổi), làng Bo Thượng chỉ còn sót lại một vài mộ.
Các chuyên gia vừa phát hiện một khu mộ cổ bị tàn phá tại khu vườn một người dân sống ở làng Bo Thượng, xã Kỳ Tân, huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa).
Theo người dân địa phương, trước đây khu vực này được gọi là Mường Kỷ. Trong trí nhớ người già, khu mộ cổ này trước đây có tới hàng trăm mộ với rất nhiều bia đá. Thế nhưng, hiện nay, tại khu vườn của gia đình ông Hà Văn Khâm (70 tuổi), làng Bo Thượng chỉ còn sót lại một vài mộ.
Khu mộ cổ nằm trong vườn nhà ông Hà Văn Khâm làng Bo Thượng, xã Kỳ Tân, huyện Bá Thước (Thanh Hóa). Ảnh: Hoàng Lam |
Ông Khâm cho biết, ngày xưa mỗi ngôi mộ có từ 5, 7 đến 9 bia đá. Hiện nay, khu mộ không còn nguyên vẹn là do có thông tin dưới mộ có cổ vật nên nhiều người đã thi nhau vào đào bới trộm để tìm kiếm.
Mỗi mộ trong khu mộ có đặc điểm bia, đá khác nhau. Mộ của người con trai thường có chiều rộng của bia khoảng 40cm, cao 3 m; còn cháu chắt rộng 20cm, cao 50cm…Ngôi mộ được sắp xếp theo dòng họ. Hiện gia đình ông Hà Văn Khâm cũng còn lưu giữ được một vài đồ vật xưa mà ông tìm thấy ở xung quanh khu mộ trong vườn nhà.
Theo ông Hà Văn Minh, cán bộ văn hóa xã Kỳ Tân, trước đây trên địa bàn bản Bo Thượng có khoảng 200 ngôi mộ nằm rải rác trên diện tích khoảng 3 - 4 héc ta. "Nhưng hiện giờ khu mộ cổ không còn nhiều mộ nữa. Chỉ còn dấu tích là vài tấm bia và các vỉa than dưới mộ”, ông Hà Văn Minh nói.
Còn ông Hà Nam Ninh, ở thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước – là người có nhiều năm nghiên cứu về vùng đất và văn hóa Thái nơi đây- cho biết: Từ thời nhà Trần, khi người Thái di cư từ Lào Cai (Mường Khà) vào đến đây đã có mộ cổ rồi. Người Thái có tập quán khi khâm liệm bỏ vòng bạc vào tay, mặt nạ bằng bạc có thể làm ốp lên trán. Đồ dùng của người sống như thế nào khi chết người ta cho mang theo đặt lên nhà mồ.
Thường trước khi khâm liệm, nhà giàu lấy bạc nén gói vào vải đặt dưới đầu người chết. Việc chôn bia đá là để đánh dấu, qua đó tìm hiểu được nguồn gốc. Đá chôn cả ở phía đầu, chân và xung quanh, trong đó bia ở đầu cao hơn tất cả, vò sành để ở phía chân. Con cháu hết đời này đến đời khác chỉ căn cứ vào đá chôn để tìm lại nguồn gốc tổ tiên. Có thể những ngôi mộ này xuất phát từ người Tày Thái cổ.
Trước đó, báo Tiền Phong cũng đã thông tin một khu mộ cổ đang còn hàng trăm bia đá đang được nhân dân, chính quyền địa phương bảo vệ ở xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa).
Video những ngôi mộ cổ của tầng lớp quý tộc Trung Quốc
Nguồn: Tiền Phong
Bình luận