(VTC News) - Tháng Cô hồn hay Tháng Ngâu – cách gọi khác của tháng 7 Âm lịch, là khoảng thời gian trong năm khiến rất nhiều người sợ hãi kiêng kỵ, đặc biệt với những người làm ăn kinh doanh.
Vì kiêng tháng Cô hồn, nên dù sắp bắt đầu hay đang thực hiện dở dang một kế hoạch, mọi người đều có tâm lý trì hoãn, án binh bất động, làm cầm chừng, chờ cho tháng 7 âm lịch qua đi. Các mong muốn đi chơi, mua sắm, đầu tư hay sửa chữa nhà đều bị tạm gác lại.
Sở dĩ có sự kiêng kỵ như vậy là do người Việt Nam coi tháng 7 Âm lịch là tháng dành riêng cho người cõi âm – đặc biệt là những vong hồn lang thang cơ nhỡ không có người thờ cúng. Trong tháng này, Hỏa ngục sẽ được mở để những vong hồn này được về lại Dương gian, và các âm hồn sẽ được xá mọi tội lỗi vào ngày Rằm tháng 7. Có không ít người quan niệm đây là tháng đen đủi, không nên dựng nhà, sửa cửa, đám cưới…
Tuy nhiên, tháng 7 Âm lịch thực ra không đáng sợ như vậy. Còn những sợ hãi kiêng kỵ mà mọi người vẫn lan truyền hay chịu ảnh hưởng của đám đông đã khiến nhiều công việc quan trọng hay kế hoạch lớn phải đình lại, gây ra những thiệt hại không nhỏ. Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, GS TS Phạm Đức Dương, chuyên gia ngôn ngữ dân tộc và Đông Nam Á học, đã giải thích về nguồn gốc tháng cô hồn và gợi ý cách giải thoát nỗi lo âu thiếu căn cứ bị gắn với tháng 7 hàng năm.
Theo GS Phạm Đức Dương, truyền thuyết có kể lại rằng, vào tháng này Bồ Tát Mục Kiền Liên - một vị cao tăng vô cùng hiếu nghĩa đã cứu mẹ ra khỏi kiếp quỷ đói. Khi còn sống mẹ ông gây nhiều nghiệp ác nên khi chết bà phải làm quỷ đói và bị hành hạ rất thương tâm. Ông rất thương và nhớ mẹ da diết nên cố gắng đi tìm và thấy mẹ ở Địa ngục. Thương mẹ, ông đem cơm đến dâng, tuy nhiên cứ khi nào đồ ăn được dâng tới miệng thì chúng lại hóa thành than lửa, mẹ ông không tài nào ăn được. Bồ Tát khẩn thiết van xin Phật tìm cách cứu mẹ. Đức Phật đã đồng ý chọn ngày Rằm tháng 7 là ngày thích hợp mang đồ ăn cho các vong, nên Bồ Tát đã cứu mẹ thành công.
Chính nhờ truyền thuyết cứu mẹ này mà ngày lễ Vu Lan cũng được sinh ra và trở thành ngày để tưởng nhớ công ơn sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ đồng thời là một trong những ngày trọng đại và thiêng liêng nhất của Phật giáo.
Hiểu được ý nghĩa của lễ Vu Lan, nhiều người không ngần ngại tìm những món quà có ý nghĩa nhất gửi tới cha mẹ như một cách thể hiện sự hiếu thảo của mình.
Chị Nguyễn Kim Oanh (Quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết: “Để gây bất ngờ cho cha mẹ, mỗi năm tôi đều nghĩ ra một món quà khác nhau. Năm nay, tôi quyết định tặng cha mẹ sổ tiết kiệm gửi góp “Bảo an tích lũy” của SeABank. Các cụ cũng có tuổi rồi nên tôi muốn tặng món quà này để cha mẹ tôi có thể an hưởng tuổi già và an tâm trước mọi rủi ro.”
Cũng theo chị Oanh, những hình thức tiết kiệm gửi góp hoặc tiết kiệm bảo hiểm khá thiết thực đối với phần đông khách hàng lớn tuổi như cha mẹ chị. Tiết kiệm “Bảo an tích lũy” của SeABank là một sản phẩm linh hoạt “2 trong 1”, vừa là tiết kiệm vừa là bảo hiểm giúp tôi vừa gửi tiền tặng bố mẹ vừa bảo vệ bản thân và gia đình trước những rủi ro, chưa kể đến lãi suất gửi rất cạnh tranh so với các hình thức tiết kiệm khác.
Như vậy bản chất của ngày Rằm tháng 7 rất nhân văn, là lòng yêu thương con người với con người. Ngoài ý nghĩa lễ Vu Lan, những người con hướng về cha mẹ, Rằm tháng 7 còn có thêm ý nghĩa nhân văn thể hiện qua việc thắp hương cúng cô hồn, cầu nguyện cho những vong linh sa cơ nhỡ vận, những vong linh ẩn dật thân cô thế cô không nơi nương tựa, được xá tội và siêu thoát. Do đó không thể nói đây là thời điểm đen đủi xui xẻo như nhiều người tâm niệm và hoàn toàn không có cơ sở.
Chị Phạm Thanh Hương ở Trương Định, Hà Nội chia sẻ: “Bốn năm trước con trai tôi du học ở Mỹ tốt nghiệp loại ưu trở về nước, vợ chồng tôi muốn tặng cháu một chiếc xe ô tô 4 chỗ để chúc mừng. Đúng dịp tháng 7 Âm lịch cháu về nước, hãng xe lại giới thiệu gói cho vay ưu đãi hấp dẫn của ngân hàng, chúng tôi cũng đã ngần ngại chuyện kiêng cữ tháng Cô hồn. Song cuối cùng vẫn quyết định vay ngân hàng mua xe luôn trong tháng Ngâu để con về có quà ngay”.
Đến nay, con chị Hương vẫn dùng chiếc xe bố mẹ tặng. Suốt bốn năm qua, chiếc xe đã chuyên chở an toàn mọi thành viên trong nhà và tham gia vào mọi sự kiện của gia đình. Còn công việc của con trai chị vẫn thuận lợi và thăng tiến đều đặn nhờ năng lực và trình độ được đào tạo tốt của anh.
Thực tế, việc kiêng kỵ thì ở dân tộc nào cũng có, đất nước nào cũng có, dù là nước tiên tiến văn minh nhất. Kiêng ở một góc độ hay mức độ nào đó đã giúp tâm lý con người được vững tâm tuy nhiên cũng chỉ mang tính chất tương đối. Mọi người có thể có được đức tin song không nên sa đà vào mê tín, nhiều khi sẽ khiến họ vuột mất cơ hội tốt để đầu tư hay được hưởng các chương trình ưu đãi mua sắm.
Thực ra ngày nào, tháng nào cũng như nhau, nếu chúng ta sống bằng tâm đức, không lừa lọc dối trá thì không cần thiết phải lo lắng sợ hãi tháng 7 hay bất kỳ thời điểm nào khác. Mọi người, đặc biệt là người trẻ, cần sáng suốt nhìn nhận mọi vấn đề, không nên vì quá kỹ tính kiêng khem mà thiếu đi sự suy xét hợp lý.
Nguồn: SeABank
Vì kiêng tháng Cô hồn, nên dù sắp bắt đầu hay đang thực hiện dở dang một kế hoạch, mọi người đều có tâm lý trì hoãn, án binh bất động, làm cầm chừng, chờ cho tháng 7 âm lịch qua đi. Các mong muốn đi chơi, mua sắm, đầu tư hay sửa chữa nhà đều bị tạm gác lại.
Sở dĩ có sự kiêng kỵ như vậy là do người Việt Nam coi tháng 7 Âm lịch là tháng dành riêng cho người cõi âm – đặc biệt là những vong hồn lang thang cơ nhỡ không có người thờ cúng. Trong tháng này, Hỏa ngục sẽ được mở để những vong hồn này được về lại Dương gian, và các âm hồn sẽ được xá mọi tội lỗi vào ngày Rằm tháng 7. Có không ít người quan niệm đây là tháng đen đủi, không nên dựng nhà, sửa cửa, đám cưới…
Tuy nhiên, tháng 7 Âm lịch thực ra không đáng sợ như vậy. Còn những sợ hãi kiêng kỵ mà mọi người vẫn lan truyền hay chịu ảnh hưởng của đám đông đã khiến nhiều công việc quan trọng hay kế hoạch lớn phải đình lại, gây ra những thiệt hại không nhỏ. Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, GS TS Phạm Đức Dương, chuyên gia ngôn ngữ dân tộc và Đông Nam Á học, đã giải thích về nguồn gốc tháng cô hồn và gợi ý cách giải thoát nỗi lo âu thiếu căn cứ bị gắn với tháng 7 hàng năm.
Nhiều người vẫn tự tin vay tiền ngân hàng để tiêu dùng hoặc kinh doanh trong tháng Ngâu |
Theo GS Phạm Đức Dương, truyền thuyết có kể lại rằng, vào tháng này Bồ Tát Mục Kiền Liên - một vị cao tăng vô cùng hiếu nghĩa đã cứu mẹ ra khỏi kiếp quỷ đói. Khi còn sống mẹ ông gây nhiều nghiệp ác nên khi chết bà phải làm quỷ đói và bị hành hạ rất thương tâm. Ông rất thương và nhớ mẹ da diết nên cố gắng đi tìm và thấy mẹ ở Địa ngục. Thương mẹ, ông đem cơm đến dâng, tuy nhiên cứ khi nào đồ ăn được dâng tới miệng thì chúng lại hóa thành than lửa, mẹ ông không tài nào ăn được. Bồ Tát khẩn thiết van xin Phật tìm cách cứu mẹ. Đức Phật đã đồng ý chọn ngày Rằm tháng 7 là ngày thích hợp mang đồ ăn cho các vong, nên Bồ Tát đã cứu mẹ thành công.
Chính nhờ truyền thuyết cứu mẹ này mà ngày lễ Vu Lan cũng được sinh ra và trở thành ngày để tưởng nhớ công ơn sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ đồng thời là một trong những ngày trọng đại và thiêng liêng nhất của Phật giáo.
Hiểu được ý nghĩa của lễ Vu Lan, nhiều người không ngần ngại tìm những món quà có ý nghĩa nhất gửi tới cha mẹ như một cách thể hiện sự hiếu thảo của mình.
Chị Nguyễn Kim Oanh (Quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết: “Để gây bất ngờ cho cha mẹ, mỗi năm tôi đều nghĩ ra một món quà khác nhau. Năm nay, tôi quyết định tặng cha mẹ sổ tiết kiệm gửi góp “Bảo an tích lũy” của SeABank. Các cụ cũng có tuổi rồi nên tôi muốn tặng món quà này để cha mẹ tôi có thể an hưởng tuổi già và an tâm trước mọi rủi ro.”
Cũng theo chị Oanh, những hình thức tiết kiệm gửi góp hoặc tiết kiệm bảo hiểm khá thiết thực đối với phần đông khách hàng lớn tuổi như cha mẹ chị. Tiết kiệm “Bảo an tích lũy” của SeABank là một sản phẩm linh hoạt “2 trong 1”, vừa là tiết kiệm vừa là bảo hiểm giúp tôi vừa gửi tiền tặng bố mẹ vừa bảo vệ bản thân và gia đình trước những rủi ro, chưa kể đến lãi suất gửi rất cạnh tranh so với các hình thức tiết kiệm khác.
Như vậy bản chất của ngày Rằm tháng 7 rất nhân văn, là lòng yêu thương con người với con người. Ngoài ý nghĩa lễ Vu Lan, những người con hướng về cha mẹ, Rằm tháng 7 còn có thêm ý nghĩa nhân văn thể hiện qua việc thắp hương cúng cô hồn, cầu nguyện cho những vong linh sa cơ nhỡ vận, những vong linh ẩn dật thân cô thế cô không nơi nương tựa, được xá tội và siêu thoát. Do đó không thể nói đây là thời điểm đen đủi xui xẻo như nhiều người tâm niệm và hoàn toàn không có cơ sở.
Chị Phạm Thanh Hương ở Trương Định, Hà Nội chia sẻ: “Bốn năm trước con trai tôi du học ở Mỹ tốt nghiệp loại ưu trở về nước, vợ chồng tôi muốn tặng cháu một chiếc xe ô tô 4 chỗ để chúc mừng. Đúng dịp tháng 7 Âm lịch cháu về nước, hãng xe lại giới thiệu gói cho vay ưu đãi hấp dẫn của ngân hàng, chúng tôi cũng đã ngần ngại chuyện kiêng cữ tháng Cô hồn. Song cuối cùng vẫn quyết định vay ngân hàng mua xe luôn trong tháng Ngâu để con về có quà ngay”.
Đến nay, con chị Hương vẫn dùng chiếc xe bố mẹ tặng. Suốt bốn năm qua, chiếc xe đã chuyên chở an toàn mọi thành viên trong nhà và tham gia vào mọi sự kiện của gia đình. Còn công việc của con trai chị vẫn thuận lợi và thăng tiến đều đặn nhờ năng lực và trình độ được đào tạo tốt của anh.
Thực tế, việc kiêng kỵ thì ở dân tộc nào cũng có, đất nước nào cũng có, dù là nước tiên tiến văn minh nhất. Kiêng ở một góc độ hay mức độ nào đó đã giúp tâm lý con người được vững tâm tuy nhiên cũng chỉ mang tính chất tương đối. Mọi người có thể có được đức tin song không nên sa đà vào mê tín, nhiều khi sẽ khiến họ vuột mất cơ hội tốt để đầu tư hay được hưởng các chương trình ưu đãi mua sắm.
Nguồn: SeABank
Bình luận