• Zalo

Tham vọng thâu tóm của bầu Hiển

Kinh tếThứ Hai, 09/02/2015 07:51:00 +07:00Google News

Ông Đỗ Quang Hiển - thường được gọi là bầu Hiển trong bóng đá - đang chứng tỏ một chiến lược mua bán DN đầy tham vọng.

Ông Đỗ Quang Hiển - thường được gọi là bầu Hiển trong bóng đá - đang chứng tỏ một chiến lược mua bán DN đầy tham vọng.

Mỗi bước đi đều táo bạo gây bất ngờ cho thị trường nhưng cũng khiến cổ đông yên lòng. Ông Đỗ Quang Hiển - thường được gọi là bầu Hiển trong bóng đá - đang chứng tỏ một chiến lược mua bán DN đầy tham vọng. Tuy vậy, trong mọi thương vụ vừa qua, ông vẫn giữ được phong cách trầm tĩnh và rất ít xuất hiện.

Những thương vụ khủng


Trong những ngày đầu năm mới, giới đầu tư chứng xôn xao bàn luận về ông Đỗ Quang Hiển, nhưng lần này không liên quan gì tới ngân hàng, tới chứng khoán mà là về một kế hoạch lấn sang một lĩnh vực mới đầy táo bạo.

Với tiềm lực và thành công trong nhiều dự án M&A hay tái cơ cấu DN không mấy ai nghi ngờ dự định bỏ 500 tỷ đồng mua gần 100% cổ phần Cảng Quảng Ninh từ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa được Tập đoàn T&T của ông Đỗ Quang Hiển. Tuy vậy, cũng có không ít lo ngại.

Ông Đỗ Quang Hiển
Ông Đỗ Quang Hiển 
Lĩnh vực đầu tư vào cảng biển chứa đựng rất nhiều rủi ro, đầu tư ban đầu lớn, trong khi đó hàng hóa vào ra chưa nhiều, nhất hàng container còn ít, thay vào đó phần nhiều là hàng rời, hàng tổng hợp. Đây là lĩnh vực mà không ít đại gia đã phải từ bỏ ý định ngàn tỷ từ trên giấy.


Tập đoàn T&T của ông Đỗ Quang Hiển dự định bỏ 500 tỷ đồng mua gần 100% cổ phần Cảng Quảng Ninh

Gần đây, nhiều phiên đấu giá cảng biển diễn ra buồn tẻ, thất bại. Cảng Đà Nẵng đã thất bại trong cuộc đấu giá lần đầu và đang tìm mọi cách để khởi động lại.

Cho tới giờ này, việc mua Cảng Quảng Ninh mới chỉ là kế hoạch, T&T là DN đầu tiên tỏ ý mua lại toàn bộ cổ phần tại đây. Việc thành bại ra sao vẫn cần thời gian nhưng nó cho thấy những quyết định luôn mang tính táo bạo của đại gia có xuất thân từ nhà khoa học và đang nằm trong tốp những người giàu nhất trên TTCK.

Bầu Hiển nổi tiếng với thương vụ sáp nhập để giải cứu Habubank khi ngập trong khó khăn với gánh nặng nợ xấu và những năm qua ông đã phải hao tốn sức lực tiền để để thực hiện vụ tái cơ cấu theo mô hình hợp nhất SHB và HBB.

"SHB bị Moody's hạ tín nhiệm là đương nhiên và cũng phù hợp vì Habubank thua lỗ. SHB là một ngân hàng tốt, 5 năm liền loại A nhưng tiếp nhận Habubank thua lỗ thì bị hạ bậc là không tránh khỏi. Tuy nhiên, sự chuyên nghiệp của SHB thì việc khắc phục đã có 1 phương án rất chi tiết và cụ thể cho từng DN, cho từng đối tượng khách hàng", ông Đỗ Quang Hiển chia sẻ trong lễ công bố hợp nhất Habubank vào Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) hồi tháng 8/2012.

Sau đó, thương vụ tái cơ cấu lại DN thủy sản đứng trên bờ vực phá sản Bianfishco của đại gia Diệu Hiền cũng khiến nhiều NĐT thót tim bởi khoản nợ quá lớn và phải giải quyết việc làm cho 5.000 công nhân cũng như liên quan đến sinh kế hàng ngàn nông dân. Tuy nhiên, sau hai năm, dưới tay của ông Hiển và cộng sự, Bianfishco đần lấy lại được thăng bằng để tiêp tục kinh doanh trả nợ.

Với tham vọng lấn sân sang đầu tư cảng biển ông Hiển lại cho thấy những bước đi âm thầm và đầy táo bạo.

Và bây giờ, với tham vọng lấn sân sang đầu tư cảng biển ông Hiển lại cho thấy những bước đi âm thầm và đầy táo bạo. Và nhìn lại sự nghiệp kinh doanh của Bầu Hiển đã cho thấy đây dường như là một phong cách rất riêng của đại gia này.

Ông luôn tấn công vào các lĩnh vực mới mẻ với chính mình từ kinh doanh điện tử, điện lạnh hồi đầu những năm 90, lắp ráp xe máy đầu những năm 2000 và rồi tấn công vào lĩnh vực ngân hàng với Ngân hàng Nông thôn Nhơn Ái hoạt động tại Cần Thơ, rồi chứng khoán, quản lý quỹ, bảo hiểm, BĐS, khoáng sản và thể thao... Nhờ đó, ông biến Tập đoàn T&T thành một đế chế trong nhiều lĩnh vực, từ BĐS, tài chính, công nghiệp cho đến thể thao.


Mạnh tay

Chia sẻ vào thời điểm công bố sáp nhập Habubank, ông Hiển cho biết: "Ngay sau khi có chấp nhập nguyên tắc, lãnh đạo đã tổ chức họp đã thành lập ban quản lý nợ. Làm việc với từng chi nhánh và từng doanh nghiệp của Habubank, với 50 khách hàng lớn nhất (60% dư nợ cho vay), họp tới 12h đêm. Có DN cơ cấu nợ, có DN tái cấu trúc, phù hợp với mục tiêu của Chính phủ, để duy trì sản xuất...".

Sự quyết liệt trong công việc là có thừa. Ông Hiển đã từng giáng chức nguyên TGĐ Habubank xuống làm nhân viên thu hồi nợ như một lời tuyên bố cho thấy trách nhiệm của nhân viên cũng như lãnh đạo trong công việc phải rõ ràng.

Giờ đây SHB đã ổn định, lợi nhuận tăng, nhân viên tăng. Vụ sáp nhập Habubank đầy khó khăn nhưng cũng giúp SHB lớn mạnh về quy mô, về mạng lưới và nhất là thanh danh khi đã góp phần vào quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Bianfishco thoát khỏi bờ vực phá sản. Câu lạc bộ Bóng đá T&T Hà Nội cũng chỉ cần 3 năm đã lên 3 hạng từ hạng 3 lên hạng chuyên nghiệp và giành quyền thi đấu ở V-League từ năm 2009.

"Ngành thủy sản là một ngành tốt của Việt Nam. Bianfishco là một công ty lớn, máy móc thiết bị hiện đại nhất, có đầu ra tốt, có giấy phép xuất khẩu vào Mỹ - vốn rất khắt khao. Đây là lợi thế mà SHB muốn đầu tư vào để tái cấu trúc", ông Hiển chia sẻ.

Có thể thấy, DN tốt hay yếu kém phần lớn do quản trị. Bianfishco vỡ nợ do thiếu thanh khoản, đầu tư dàn trải, không đảm bảo dòng tiền trong quá trình hoạt động ở một thời điểm. Nhưng đây từng là DN hàng đầu trong một lĩnh vực thế mạnh của nền kinh tế. Habubank vướng mắc vào nhiều khoản cho vay khó đòi nhưng lại là cơ hội cho SHB tỏa sáng.

Với ngành cảng biển, đây cũng là một ngành đầy tiềm năng của Việt Nam. Không ít cảng tư nhân, cảng cổ phần hoạt động rất tốt, cổ tức chia cao vòi vọi. Vấn đề của ngành này là vốn đầu tư lớn và cần khả năng quản trị tốt.

Theo Vietnamnet
Bình luận
vtcnews.vn