(VTC News) – Liên quan tới cái chết do cây đè của lái xe taxi Mai Linh, ngoài nguyên nhân thiên tai, cơ quan chức năng đang xem xét tới trách nhiệm của con người.
Chiều ngày 21/8, ông Nguyễn Thế Hùng - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: “Một trong số những nguyên nhân dẫn tới cái chết thương tâm của Phạm Tuấn Anh (lái xe của hãng taxi Mai Linh) là do thiên tai, nhưng các cơ quan chức năng cũng đang xem xét tới nguyên nhân do con người".
Theo ông Hùng, nếu các tổ chức được giao nhiệm vụ tại khu vực xảy ra tai nạn chưa làm hết trách nhiệm, dẫn đến sự việc đau lòng trên thì đơn vị được giao nhiệm vụ sẽ phải chịu trách nhiệm.
Đã 3 ngày kể từ khi anh Phạm Tuấn Anh qua đời vì cây đổ, vẫn chưa có đơn vị nào đứng ra chịu trách nhiệm về vụ việc trên.
Theo ông Hùng, nếu các tổ chức được giao nhiệm vụ tại khu vực xảy ra tai nạn chưa làm hết trách nhiệm, dẫn đến sự việc đau lòng trên thì đơn vị được giao nhiệm vụ sẽ phải chịu trách nhiệm.
Đã 3 ngày kể từ khi anh Phạm Tuấn Anh qua đời vì cây đổ, vẫn chưa có đơn vị nào đứng ra chịu trách nhiệm về vụ việc trên.
Trong cơn bão số 5 vừa qua, Hà Nội có một lượng cây đổ khá lớn |
Ông Hùng cho biết thêm, trong cơn bão số 5 vừa qua, Hà Nội có một lượng cây đổ khá lớn. Trong 30 phút đầu tiên khi thiên tai xảy ra, lượng mưa lên tới gần 50mm kèm theo đó là gió giật rất mạnh.
Trước tình hình này, TP Hà Nội đã tập trung lực lượng suốt đêm để thực hiện chống úng ngập và tắc nghẽn giao thông. Ảnh hưởng của mưa bão khiến 1 người thiệt mạng, có 2 trường hợp nữa bị thương nhẹ, 9 ô tô bị đè, 30 xe máy bị hư hại.
Cũng theo ông Hùng, hiện nay cũng có những ý kiến trái chiều liên quan tới vấn đề cây trồng ở Hà Nội. Trong cơn bão vừa qua, loại cây bị đổ chủ yếu liên quan tới 2 rặng cây, một là cây xà cừ, hai là cây muồng. Cây xà cừ có rễ chùm, kích thước lớn, tồn tại từ rất nhiều năm nay ở Hà Nội, cây muồng lại có thân khá giòn.
Mới đây, TP Hà Nội cũng chỉ đạo, kể cả cây to, nhưng nếu không đủ điều kiện về mặt an toàn thì cũng sẽ được đề xuất thay thế.
Được biết, Hà Nội cũng đã chỉ đạo Sở xây dựng phối hợp với các ban bộ ngành từng bước đổi mới cây xanh đô thị, tập trung tại các trục giao thông, những khu vực đông dân, nhưng vẫn đảm bảo được cảnh quan môi trường cũng như an toàn giao thông, tính mạng của con người.
Về những cây xanh bị đổ, ông Hùng cho hay: “Những cây xanh hiện nay đã bị đổ, chúng tôi sẽ giao cho đơn vị tiếp tục trồng cây tại đó. Chắc chắn là chỉ từ giờ cho tới cuối tháng 8 hoặc muộn nhất là giữa tháng 9 là chúng ta hoàn chỉnh hệ thống cây xanh ở những khu vực cây bị đổ”.
Minh Quân
Trước tình hình này, TP Hà Nội đã tập trung lực lượng suốt đêm để thực hiện chống úng ngập và tắc nghẽn giao thông. Ảnh hưởng của mưa bão khiến 1 người thiệt mạng, có 2 trường hợp nữa bị thương nhẹ, 9 ô tô bị đè, 30 xe máy bị hư hại.
Cũng theo ông Hùng, hiện nay cũng có những ý kiến trái chiều liên quan tới vấn đề cây trồng ở Hà Nội. Trong cơn bão vừa qua, loại cây bị đổ chủ yếu liên quan tới 2 rặng cây, một là cây xà cừ, hai là cây muồng. Cây xà cừ có rễ chùm, kích thước lớn, tồn tại từ rất nhiều năm nay ở Hà Nội, cây muồng lại có thân khá giòn.
Mới đây, TP Hà Nội cũng chỉ đạo, kể cả cây to, nhưng nếu không đủ điều kiện về mặt an toàn thì cũng sẽ được đề xuất thay thế.
Được biết, Hà Nội cũng đã chỉ đạo Sở xây dựng phối hợp với các ban bộ ngành từng bước đổi mới cây xanh đô thị, tập trung tại các trục giao thông, những khu vực đông dân, nhưng vẫn đảm bảo được cảnh quan môi trường cũng như an toàn giao thông, tính mạng của con người.
Về những cây xanh bị đổ, ông Hùng cho hay: “Những cây xanh hiện nay đã bị đổ, chúng tôi sẽ giao cho đơn vị tiếp tục trồng cây tại đó. Chắc chắn là chỉ từ giờ cho tới cuối tháng 8 hoặc muộn nhất là giữa tháng 9 là chúng ta hoàn chỉnh hệ thống cây xanh ở những khu vực cây bị đổ”.
Minh Quân
Bình luận