Sau bài viết của TS kinh tế Lương Hoài Nam góp ý việc Việt Nam nên chọn lựa mô hình giáo dục Anh để học tập, tòa soạn tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của PGS-TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đề xuất giáo dục phổ thông chỉ nên kéo dài 11 năm.
TS Lê Trường Tùng đề xuất sẽ gộp trường Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông thành trường Trung học, gộp trường Trung cấp vào trường Cao đẳng để hệ thống giáo dục mới linh hoạt hơn.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết sẽ lắng nghe mọi đề xuất cải cách hệ thống giáo dục một cách cầu thị.
Xung quanh chuyên đề thiết kế hệ thống giáo dục Việt Nam, chuyên gia Trần Đức Cảnh đã gửi tới VTC News sơ đồ cấu trúc lại hệ thống giáo dục. Chuyên gia giáo dục từ Mỹ cho rằng trong hệ thống mới, hệ trung cấp chuyên nghiệp hiện nay nên chuyển sang hệ thống trường nghề do bộ LĐ-TB-XH quản lý.
Thạc sĩ Đào Tuấn Đạt - Giảng viên ĐH Bách Khoa Hà Nội |
Theo thầy Đạt, mô hình giáo dục phải theo hướng chuẩn quốc tế để giúp các em học sinh có nhiều cơ hội có thể học tập được ở nước ngoài.
Tất cả các chuyên gia gửi ý kiến đến báo điện tử VTC News đều cho rằng đã tới lúc Bộ GD-ĐT phải đặt ra vấn đề thiết kế lại hệ thống giáo dục Việt Nam trở nên gọn nhẹ và linh hoạt hơn.
Việt Nam cần phải lựa chọn được một mô hình giáo dục phù hợp, tránh việc chắp vá, vay mượn và thiếu tính liên kết giữa các cấp học như hiện nay.
Mô hình giáo dục do thầy Đào Tuấn Đạt đề xuất:
Hệ thống giáo dục được thầy Đào Tuấn Đạt đề xuất |
2) Trường Trung học cơ bản: Thay cho tên gọi cũ “Trung học cơ sở” để nhấn mạnh tính chất cơ bản của bậc học. Tăng tính tích hợp các môn học ở bậc học này đồng thời với học tự chọn.
Bạn có đồng ý với sơ đồ đề xuất hệ thống giáo dục mới của Việt Nam
|
3) Trung học chuyên ban: Hướng vào đại học nghiên cứu. Phân ban sâu, chẳng hạn ban toán, ban lý, ban hóa - sinh, ban văn, ban sử - địa, ban kinh tế, ban triết… để giảm thời gian học đại học. Các môn chính ban học sách nâng cao, các môn chéo ban học sách cơ bản.
4) Trung học nghề: Vừa học chương trình rút gọn của trung học chuyên ban vừa học nghề. Các trung tâm giáo dục thường xuyên và các trường nghề hiện nay chuyển thành trung học nghề.
5) Ở bậc đại học, chia làm các đại học vùng, đại học cộng đồng và đại học ở trung ương. Chương trình học phải phân biệt rõ theo hướng nghiên cứu hay ứng dụng. Các đại học ở trung ương có thể chia theo hướng nghiên cứu hay ứng dụng hoặc cả hai.
6) Chỉ đại học trung ương mới đào tạo bậc tiến sĩ. Xóa bỏ đại học trong đại học.
7) Các trường cao đẳng chuyển thành đại học vùng, đại học cộng đồng hoặc trung học nghề.
8) Kỳ thi tú tài quốc gia gồm nhiều môn, học sinh được chọn môn thi từ các nhóm môn bắt buộc. Học sinh thi tú tài với 2 môn thi và một đề tài cá nhân, khuyến khích làm các đề tài về lịch sử, địa lý, văn hóa… Các trường đại học có thể tổ chức thi tuyển sinh thêm 1-2 môn, không tổ chức cả kỳ thi như hiện nay.
9) Thay đổi khái niệm giáo dục toàn diện. Toàn diện là học sâu một vài môn, hiểu biết thêm nhiều lĩnh vực. Giỏi toán, biết văn, chơi thể thao, nghệ thuật tốt mới là toàn diện. Toàn diện không phải là học tất cả các môn.
Độc giả có đồng ý với quan điểm của tác giả? Hãy gửi ý kiến bình luận cho chúng tôi theo ô thảo luận cuối bài viết để làm sáng tỏ vấn đề rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai đất nước này.
Phạm Thịnh
Bình luận