Nhà bị mất điện, bé N.T.N (11 tuổi, Hà Nội) châm nến thắp sáng; không ngờ cây nến phát nổ, lửa bùng lên bám vào quần áo cháu bé và bùng cháy.
Vụ hỏa hoạn hy hữu xảy ra vào tối 30.5. Tối đó bé N. được người nhà đưa đến khoa Bỏng Bệnh viện Xanh Pôn trong tình trạng bỏng toàn thân, nặng nhất là khuôn mặt; nhiều vùng da bỏng bị “lột” đỏ rực.
BS.Ths Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, qua thăm khám đánh giá tình trạng bệnh nhi rất nặng, bị bỏng rộng với diện tích bỏng chiếm 40% diện tích cơ thể.
Theo BS Thống, điều đáng tiếc nhất của ca bệnh này là xử lý sau bỏng kém khiến bé bị tình trạng nặng hơn. Bởi khi thấy lửa bén vào quần áo gây cháy bùng, người nhà quá hoảng hốt, dập lửa xong vội vàng lột quần áo cháu ra khiến nhiều vùng da bị lột theo quần áo. Vùng da bị lột khiến bé vô cùng đau rát. Chưa kể, gia đình còn đổ mỡ trăn vào vùng da bỏng khiến khi vào viện các bác sĩ rất khó khăn trong việc xử lý sạch vết bỏng và xác định mức độ bỏng của bé.
Đến nay, sau hơn một tuần điều trị, bé N. đã qua giai đoạn sốc nhưng vẫn đau đớn. Việc điều trị cần một thời gian tương đối dài.
Người nhà bệnh nhi N. cho biết, tai nạn xảy ra khi nhà bị mất điện, gia đình đốt loại nến to của Trung Quốc để thắp sáng. Bé N mang sách ra ngồi sát cây nến để đọc. Bất ngờ cây nến phát nổ, bé N. bị lửa bén gây bỏng nặng.
BS Thống khuyến cáo, sơ cứu ban đầu khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định độ bỏng sâu hay nông của trẻ. Nếu để quần áo nóng bám lấy da thịt, bỏng sẽ càng sâu hơn. Nhưng cũng tuyệt nhiên không được lột quần áo một cách bình thường mà cần lấy kéo cắt nhẹ nhàng để bỏ phần quần áo cháy rồi nhanh chóng ngâm toàn bộ vùng da bị bỏng vào nước mát. Thậm chí những trường hợp quần áo bám rít lấy da thì cần sơ cứu nhanh, ngâm cả người cùng quần áo trong nước mát để nhanh chóng hạ nhiệt độ vùng bị bỏng.
Sau khi ngâm vết bỏng trong nước, cần che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch rồi khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Vụ hỏa hoạn hy hữu xảy ra vào tối 30.5. Tối đó bé N. được người nhà đưa đến khoa Bỏng Bệnh viện Xanh Pôn trong tình trạng bỏng toàn thân, nặng nhất là khuôn mặt; nhiều vùng da bỏng bị “lột” đỏ rực.
bé N.T.N (11 tuổi, Hà Nội) bị bỏng nặng do nến |
BS.Ths Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, qua thăm khám đánh giá tình trạng bệnh nhi rất nặng, bị bỏng rộng với diện tích bỏng chiếm 40% diện tích cơ thể.
Theo BS Thống, điều đáng tiếc nhất của ca bệnh này là xử lý sau bỏng kém khiến bé bị tình trạng nặng hơn. Bởi khi thấy lửa bén vào quần áo gây cháy bùng, người nhà quá hoảng hốt, dập lửa xong vội vàng lột quần áo cháu ra khiến nhiều vùng da bị lột theo quần áo. Vùng da bị lột khiến bé vô cùng đau rát. Chưa kể, gia đình còn đổ mỡ trăn vào vùng da bỏng khiến khi vào viện các bác sĩ rất khó khăn trong việc xử lý sạch vết bỏng và xác định mức độ bỏng của bé.
Đến nay, sau hơn một tuần điều trị, bé N. đã qua giai đoạn sốc nhưng vẫn đau đớn. Việc điều trị cần một thời gian tương đối dài.
Người nhà bệnh nhi N. cho biết, tai nạn xảy ra khi nhà bị mất điện, gia đình đốt loại nến to của Trung Quốc để thắp sáng. Bé N mang sách ra ngồi sát cây nến để đọc. Bất ngờ cây nến phát nổ, bé N. bị lửa bén gây bỏng nặng.
BS Thống khuyến cáo, sơ cứu ban đầu khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định độ bỏng sâu hay nông của trẻ. Nếu để quần áo nóng bám lấy da thịt, bỏng sẽ càng sâu hơn. Nhưng cũng tuyệt nhiên không được lột quần áo một cách bình thường mà cần lấy kéo cắt nhẹ nhàng để bỏ phần quần áo cháy rồi nhanh chóng ngâm toàn bộ vùng da bị bỏng vào nước mát. Thậm chí những trường hợp quần áo bám rít lấy da thì cần sơ cứu nhanh, ngâm cả người cùng quần áo trong nước mát để nhanh chóng hạ nhiệt độ vùng bị bỏng.
Sau khi ngâm vết bỏng trong nước, cần che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch rồi khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Theo Dân trí
Bình luận