Hai sinh viên của Đại học Washington, Mỹ vừa phát minh ra một cách mới để giao tiếp.
Với phát minh này, Navid Azodi và Thomas Pryor vừa giành được Giải thưởng Sinh viên Lemelson-MIT trị giá 10.000 đô – một cuộc thi tìm kiếm sinh viên có những phát minh xuất sắc nhất trên toàn nước Mỹ.
Phát minh của họ có tên là “Găng tay SignAloud” – công cụ dịch ngôn ngữ ký hiệu Mỹ sang lời nói hoặc văn bản.
“Mục đích của chúng tôi khi phát triển đôi găng tay này là xây dựng một cầu nối dễ sử dụng giữa những người sử dụng ngôn ngữ ký hiệu và những người bình thường” – Azodi chia sẻ với UW Today.
“Ban đầu ý tưởng xuất phát từ việc chúng tôi đều quan tâm tới những phát minh và việc đưa ra các giải pháp. Cộng với niềm tin rằng giao tiếp là một quyền cơ bản của con người, chúng tôi đã thực hiện nó để quyền cơ bản này đến được với nhiều người hơn”.
Mỗi chiếc găng tay SignAloud đều có cảm biến chuyển động ghi lại các cử chỉ, động tác, sau đó truyền tải thông tin vào một máy tính trung tâm qua thiết bị không dây. Máy tính sau đó kiểm tra dữ liệu, và nếu nó khớp với một cử chỉ, một từ hoặc cụm từ có liên quan sẽ được phát ra qua loa.
Việc chuyển từ ngôn ngữ ký hiệu sang lời nói bằng tiếng Anh cũng phức tạp giống như là dịch từ một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia.
Theo Liên đoàn người khiếm thính thế giới, mỗi ngôn ngữ ký hiệu đều có hệ thống ngữ pháp riêng và cũng có những ký hiệu dùng trong ngữ cảnh thân mật hoặc trang trọng.
ASL – trang web dạy ngôn ngữ ký hiệu Mỹ cũng cho biết ASL không phải là ngôn ngữ toàn cầu. Ngay cả Anh và Mỹ - 2 quốc gia đều sử dụng tiếng Anh – nhưng cũng có những ngôn ngữ ký hiệu khác nhau. Ví dụ, theo trang này, người dùng ngôn ngữ ký hiệu của Mỹ sử dụng một tay để mô tả bảng chữ cái, nhưng người Anh thì phải dùng cả hai tay.
“Nhiều thiết bị dịch ngôn ngữ ký hiệu hiện nay không khả thi cho việc sử dụng hằng ngày. Một số sử dụng đầu vào là video, một số khác dùng cảm biến bao phủ toàn bộ cánh tay hoặc cơ thể người dùng” – Pryor nhận xét. “Găng tay của chúng tôi được thiết kế nhẹ nhàng, nhỏ gọn và có thể đeo vào tay, nhưng đủ công năng để phục vụ giao tiếp hằng ngày, giống như những dụng cụ hỗ trợ thính giác hay kính áp tròng”.
Nguồn: Vietnamnet
Với phát minh này, Navid Azodi và Thomas Pryor vừa giành được Giải thưởng Sinh viên Lemelson-MIT trị giá 10.000 đô – một cuộc thi tìm kiếm sinh viên có những phát minh xuất sắc nhất trên toàn nước Mỹ.
Phát minh của họ có tên là “Găng tay SignAloud” – công cụ dịch ngôn ngữ ký hiệu Mỹ sang lời nói hoặc văn bản.
Phát minh Găng tay SignAloud có khả năng dịch ngôn ngữ ký hiệu sang lời nói |
“Ban đầu ý tưởng xuất phát từ việc chúng tôi đều quan tâm tới những phát minh và việc đưa ra các giải pháp. Cộng với niềm tin rằng giao tiếp là một quyền cơ bản của con người, chúng tôi đã thực hiện nó để quyền cơ bản này đến được với nhiều người hơn”.
Mỗi chiếc găng tay SignAloud đều có cảm biến chuyển động ghi lại các cử chỉ, động tác, sau đó truyền tải thông tin vào một máy tính trung tâm qua thiết bị không dây. Máy tính sau đó kiểm tra dữ liệu, và nếu nó khớp với một cử chỉ, một từ hoặc cụm từ có liên quan sẽ được phát ra qua loa.
Việc chuyển từ ngôn ngữ ký hiệu sang lời nói bằng tiếng Anh cũng phức tạp giống như là dịch từ một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia.
Theo Liên đoàn người khiếm thính thế giới, mỗi ngôn ngữ ký hiệu đều có hệ thống ngữ pháp riêng và cũng có những ký hiệu dùng trong ngữ cảnh thân mật hoặc trang trọng.
ASL – trang web dạy ngôn ngữ ký hiệu Mỹ cũng cho biết ASL không phải là ngôn ngữ toàn cầu. Ngay cả Anh và Mỹ - 2 quốc gia đều sử dụng tiếng Anh – nhưng cũng có những ngôn ngữ ký hiệu khác nhau. Ví dụ, theo trang này, người dùng ngôn ngữ ký hiệu của Mỹ sử dụng một tay để mô tả bảng chữ cái, nhưng người Anh thì phải dùng cả hai tay.
“Nhiều thiết bị dịch ngôn ngữ ký hiệu hiện nay không khả thi cho việc sử dụng hằng ngày. Một số sử dụng đầu vào là video, một số khác dùng cảm biến bao phủ toàn bộ cánh tay hoặc cơ thể người dùng” – Pryor nhận xét. “Găng tay của chúng tôi được thiết kế nhẹ nhàng, nhỏ gọn và có thể đeo vào tay, nhưng đủ công năng để phục vụ giao tiếp hằng ngày, giống như những dụng cụ hỗ trợ thính giác hay kính áp tròng”.
Nguồn: Vietnamnet
Bình luận